Tác giả Nguyễn Bàng
NHÀ
THƠ VÀ NGHIỆP THƠ QUA MẤY BÀI
THƠ THIỀN CỦA CHU VƯƠNG MIỆN
THƠ THIỀN CỦA CHU VƯƠNG MIỆN
Từ ngày 03 tháng 9 năm 2018 đến nay, mới vừa đầy hai tháng, nhà thơ Chu Vương Miện đã liên tiếp trình làng 23 chùm Thơ Thiền trên
nhiều chiếu thơ mạng ở trong nước và ở ngoài nước. Mỗi chùm thơ có từ 2 đến 5
bài, vị chi đã có cả non 100 bài Thơ Thiền Chu Vương Miện đến với bạn đọc. Chữ
Thiền, Thiền học vốn từ chữ Thiền tông mà ra, thường được dịch là suy tưởng,
suy ngẫm. Xem vậy thật đáng nể sự suy tưởng, suy ngẫm một nhà thơ không phải là thiền sư.
Thơ Thiền không phải bây giờ mới có. Nó xuất phát từ
Trung Hoa và phát triển mạnh từ thời nhà Đường. Ở Việt Nam, Thơ Thiền phát triển
vào thời Lý Trần với các tác giả - các thiền sư của các thiền phái như Tỳ Ni Đa
Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường, Trúc Lâm Yên Tử mà đỉnh cao có thể kể là Tuệ
Trung Thượng Sĩ.
Từ đời Lê đến Nguyễn, hơn năm thế kỷ, một số ít tác phẩm
của các danh nhân Việt Nam như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm,
Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ…cũng được coi là thơ thiền
Thơ Thiền Việt Nam hiện đại tiếp tục phát triển trên
cơ sở hào quang của Thơ Thiền trung đại và môi trường văn hóa hiện đại . Ngay
trong Thơ Mới cũng có một số tứ thơ phảng phất hương vị Thiền.
Đến những năm
60 ở miền Nam, thơ Thiền Việt Nam đã dần dần tiếp cận sinh khí phương Tây và hiện
đại hóa thể hiện trong những ca từ nhạc Trịnh Công Sơn, thơ Bùi Giáng, Phạm
Thiên Thư, Phạm Công Thiện…
Trên dòng chảy lịch sử ấy của Thơ thiền Việt Nam, bạn
đọc thấy cả trăm bài Thơ Thiền của Chu Vương Miện ở đầu thế kỷ 21 này là điều dễ
hiểu.
Không đủ sức và đủ tầm để viết về cảm nhận cả non 100
bài Thơ Thiền của Chu Vương Miện, bài viết nhỏ này chỉ xin nêu mấy cảm nhận cá
nhân về NHÀ THƠ VÀ NGHIỆP THƠ qua mấy bài Thơ Thiền trong khjoois thơ phong phú
ấy.
Vậy, nhà thơ trong thơ thiền Chu Vương Miện là những
con người như thế nào?
Trước hết là chính tác giả, một con người cũng như mấy
tỷ người khác trên cõi trần này đều đang sống trong bể khổ trầm luân:
ta
sinh trong bể khổ
phía
nào cũng trầm luân
nay
chiếc thuyền bào ảnh
mốt
giọt lệ phù vân
từng
bước trong cố kiếp
từ
hạt cát hoá thân
Sự suy tưởng này không có gì mới mà chỉ là diễn luận lời
Đức Phật nói với ngài A Nan: “Ta thấy vạn vật trong trời đất đều có nhân duyên
của kiếp trước”. Chu Vương Miện chỉ dẫn thêm về sự trầm luân của chính đời
mình:
chập
chờn bao nhiêu chặng
chặng
nào của chúng sinh
ta
đi bao nhiêu đoạn
vô
tận và vô cùng
Để rồi nhận ra một quy luật tự nhiên:
mặt
trời soi trước mặt
trăng
sao dõi sau lưng
Không giải thích gì nhưng phải chăng nhà thơ đã ngộ ra
người sống trên đời, cũng như mọi việc trên thế gian này đều thuận theo quy luật
nhân quả, đều có căn nguyên của nó. Bởi vậy, hãy học cách thuận theo tự nhiên,
buông bỏ chấp nhất, vướng bận
Như vậy, nhà thơ sống hoàn toàn như mọi người khác và
cũng làm bất cứ việc gì như mọi người khác. Nhưng trong bể khổ trầm luân chung
của kiếp người, con người không phải là một thể đồng nhất mà có những nhân
duyên khác nhau bởi vậy có những số phận khác nhau. Vì thế, con người của nhà
thơ sẽ có những nét khác biệt với những con người ở các nhà khác.
Bài thơ NGÀY 24 GIỜ đã vẽ nên khá chân thực chân dung
một con người của thơ ca chữ nghĩa:
ngủ
rất ít
ở
không làm thơ
làm
đã đời
rồi
vo tròn bài thơ quăng thùng rác
Tưởng đã quăng thơ vào thùng rác thì thôi, ai hay:
nằm
xuống giường lim dim đôi mắt
nghĩ
chuyện xưa chuyện nay
vẫn
chưa ngủ đuợc
lại
ngồi dậy mần thơ
hết
bài này qua bài khác
Rồi kết cục ngộ ra “chuyện xưa chuyện nay” là những
chuyện gì:
đọc
đi rồi đọc lại
toàn
chuyện ruồi bu
Bài thơ TRÁI TIM là một minh chứng cụ thể về chuyện ruồi
bu đó. Nguyên uỷ câu chuyện là thế này:
một
con gà chết
một
con gà nuốt dây thun
xe
quét rác đi qua phố
hốt
luôn gã thất tình
con
quạ đậu trên cành
con
gái ngồi trên ghế
chiều
thứ bảy lặng thinh
con
quạ kêu thảm lạ
Một con gà chết vì nuốt phải dây thun chẳng làm động
lòng ai. Xe rác vẫn đi qua phố. Cô gái chiều thứ bảy nghỉ ngơi ngồi trên ghế lặng
thinh. Chỉ mỗi một gã thất tình đang sầu loạn tâm can cảm thấy mình như bị hốt
lên xe rác. Và một con quạ kêu thảm lạ.
Quạ kêu xác chết là một lẽ thường của tạo hoá. Vì thức
ăn của quạ là xác động vật. Khi thấy thức ăn chúng thường kêu để báo cho cả đàn
biết. Nay có con gà chết vì nuốt phải dây thun nên quạ kêu là lẽ tự nhiên nhưng
người ta thường liền liên tưởng đến những điểm gở mà quạ mang lại nên nghe tiếng
kêu của nó thành thảm lạ.
Nếu chỉ có thế thì
câu chuyện cũng đã hàm ý: Người đời chỉ quan tâm đến những gì có ảnh hưởng
đến họ và đặc biệt là mang lại lợi ích cho họ. Nhưng không, chuyện còn có một
nhân vật nữa:
có
một gã làm thơ
thường
viết về con quạ
Nếu bài thơ chỉ đến câu này thì đúng là gã làm thơ viết
về chuyện ruồi bu thật. Nhưng không, trong chuyện con gà chết vì nuốt phải dây
thun không ai thèm động lòng, không ai thèm để ý, thì riêng gã làm thơ đã động
tâm và đã viết về con quạ vì gã nhận ra:
Con
quạ đen cả đầu
đâu
thua gì thân gã
buổi
chiều tan nhè nhẹ
trái
tim không tiếng gõ
Trong cõi đời đầy vô cảm, nhiều chuyện không ai thèm bận
lòng, coi là chuyện ruồi bu thì nhà thơ tự làm con ruồi bu vào chuyện đó. Làm
ruồi cũng có sao miễn là có được những tiếng thơ khắc khoải trước những mảnh đời
khổ lụy mà trái tim người đời không có tiếng gõ, chỉ có những người có trái tim
đồng cảm mới có những tiếng gõ thấu cảm mà thôi.
Nhà thơ Lê Đạt đã quá cố sau bao nhiêu năm trầm luân bởi
ngòi bút đã gọi nhà thơ là một tên phu
chữ bị trời đày khổ sai vào công trường lao động chữ. Chu Vương Miện cũng diễn
tả cái sự trời đày ấy của mình:
ngồi
không mang giấy bút mần thơ
luẩn
quẩn loanh quanh chỉ hết giờ
câu
đầu câu giữa và câu cuối
Nhưng Chu Vương Miện không không dùng lại hình ảnh
“phu chữ” của Lê Đạt để nói về việc mần thơ luẩn quẩn loanh quanh ấy mà dùng một
hình ảnh ví von khác:
giống
y con nhái nhẩy xuống hồ
(MẦN THƠ)
Làm thân con nhái sao không chịu, hoặc là yên lặng bơi
rong chơi trong hồ hoặc là nằm lặng chơi dưới một tàu lá xanh mát mà sao đang
trên bờ lại nhảy xuống hồ chỉ để làm kêu
lên một tiếng tõm? Một tiếng kêu nhỏ bé thôi nhưng cú nhảy đâu phải là không
đau rát. Con nhái nhẩy xuống hồ gợi ta nhớ tới ngọn Cỏ May cũng muốn được nghe
giảng về Phật khiến thiền sư phải nói: “Này Cỏ May, điều tối thượng ông hãy yên
lặng tự cảm nhận. Ta mà giảng thì chư Phật sẽ kêu: Đau!...”
Chu Vương Miện tự ví mình giống như con nhái nhảy xuống
hồ nghĩa là muốn được làm thơ, được sống với thơ, được cùng thơ thỏa khát vọng
phiêu lưu cùng chữ và nghĩa, thế là đã đủ mãn nguyện, đủ sung sướng được sinh
ra đời làm một người sáng tạo.
Cái khác biệt giữa nhà thơ với người đời là ở đấy.
Ở một bài Thơ Thiền khác, bài SẦU, Chu Vương Miện nói
rõ hơn sự khác biệt này:
cảnh
nào cũng chỉ bình thường
chẳng
qua tâm cảnh mà điên cái đầu
nhìn
hoài cảnh có chi đâu?
chẳng
qua người nặng mối sầu đó thôi
Nhà thơ khác biệt người đời thường ở chỗ mang trong
mình một tâm cảnh. Và vì cái tâm cảnh ấy
nên nhà thơ vướng vào nghiệp thơ. Mà nghiệp thì theo ta như bóng với hình từ đời
này sang kiếp nọ, đến khi hết nợ nần với nhau mới thôi.
Để làm rõ hơn suy tưởng đó, Chu Vương Miện ôn lại mấy nghiệp thơ của mấy nhà thơ lớn tiền bối bằng
bài cả thơ NGHIỆP THƠ.
Người
thì cả đời nghèo nàn:
cụ
Tú Xương làm thơ được
cả
đời sống trong nghèo nàn
vợ
và nhiều con
sầu
đời rồi thác
Người thì được coi như thi bá trời Nam nhưng Văn
chương hạ giới rẻ như bèo nên phải gánh lên bán chợ giời mà mấy mươi năm cuộc đời
vẫn túng thiếu:
cụ
Tản Đà làm thơ hay hơn
thi
bá cõi trời na
tài
ngang với ăn
làm
thơ bán cho trời
không
bán cho người
mấy
mươi năm toàn túng thiếu
Người thì không biết nên gọi là tiên hay là điên đây:
cụ Bùi Giáng xêm xêm hai người trên
vừa
dạy học vừa điên
thơ
đọc ngang phè không ai hiểu cả
guốc
dép xoong chảo đeo đầy vai
vừa
lang thang vừa thở dài
qua
trọn thế kỷ 20
Nhà thơ Việt Nam là thế và nghiệp thơ của họ như thế.
Nhưng xem ra đức Thích Ca Mâu Ni và các bậc hiền triết có học vấn, có hiểu biết
sâu rộng, được người đời tôn sùng như Thánh nhân cũng đâu có hơn gì:
thầy
Thích Ca Mâu Ni
không
cũng như có
có
cũng như không
thầy
Lão Tử
hoàn
toàn số khôn
thầy
Trang Tử
lúc
tưởng mình là điệp
lúc
tưởng mình là hoa
lúc
tưởng mình là triết gia
thầy
Liệt Tử nằm thẳng cẳng
không
cục cựa thở hắt thở ra
thầy
Dương Tử đi cù bất cù bơ
không
cửa chẳng nhà
(LÀ TA)
Nên thật đáng thương cho một lứa đôi khi cả hai đang ở
hai phương trời Phật và cả hai đều cùng làm thơ
chim
bay trên trời còn chỗ đến
thuyền
lênh đênh lại chẳng bến bờ
hai
đứa vẫn hai phương trời Phật
nhảm
vô cùng vì hai đứa mần thơ
(BAY)
Nhưng không phải cứ ai mần thơ đều là nhà thơ. Bên cạnh
các nhà thơ chính danh như Tú Xương, Tản Đà hay Bùi Giáng đã kể trên còn có một
loại nhà thơ nữa. Trong bài SẦU, sau khi
suy ngẫm về tiền, có tiền và thiếu tiền không tiền:
thiếu
cơm thiếu thuốc khật khờ
thiếu
tiền thiếu bạc nằm trơ mé chòi
có tiền mới mạnh đường tu
không
tiền chỉ có bú dù viếng thăm
tiền
đông trông giống trăng tròn
tiền
vơi toàn những mẩu trăng lưỡi liềm
tình
đời bạc trắng than đen
mắt
xanh trắng dã người quen lạ rồi?
Chu Vương Miện đã cảnh báo:
hết
tiền mạnh nấy đi thôi
có
tiền đoàn tụ cứ ngôì mần thơ
Bọn người này là những kẻ có tiền nên không phải lo
toan cuộc sống. Có tiền lại muốn có danh nhà này nhà nọ nên chúng ngồi mần thơ
để được gọi là nhà thơ. Quả thế, chưa
bao giờ ở cường quốc thơ Việt Nam lại nhiều thơ, nhiều nhà thơ như ngày nay. Câu lạc bộ Thơ Việt Nam nở rộ khắp mọi
miền đất nước, người người làm thơ, nhà nhà làm thơ. Thơ xóm thơ làng, thơ phố
thơ phường, thơ quận thơ tỉnh và thành phố…Rồi mỗi năm, cả ngàn tập thơ ra đời,
được in tràn khắp mặt báo chính thống bởi người mần thơ đã có tiền quẳng cho mọi
cửa.
Qua mấy bài Thơ Thiền về nhà thơ và nghiệp thơ của Chu
Vương Miện cho ta thấy những suy ngẫm sâu sắc của tác giả về con người và đời sống
tinh thần cùng vật chất của các nhà thơ chính danh. Dù trong hoàn cảnh, trong
nghiệp sống nào, họ vẫn mang trong mình
tư tưởng “hòa quang đồng trần”, “cư trần lạc đạo”. Thơ của họ giúp cho con người
thức tỉnh trước sự vô thường để nhập thế, giúp đời mặc dù thế tục toàn là chuyện
ruồi bu.
Lời thơ trong mấy bài Thơ thiền kể trên của Chu Vương
Miện đều rất mộc mạc nhưng không nghiêm khắc khô khan như kinh tụng mà ngôn ngữ
thoải mái, không thành ngữ, không điển tích, không thiền ngữ và cũng không Phật
tích nên đã đem đến cho người đọc cảm giác thú vị và nhẹ nhàng . Ta có cảm giác
Chu Vương Miện chỉ mượn câu văn ngắn có vần có điệu dễ nhớ dễ nghe để phác hoạ
hình ảnh con người và thân phận nhà thơ và trình bày những nỗi truân chiên của
cái nghiệp thơ khiến cho người đọc thơ cảm thông và trân quý những nhà thơ
chính danh.
Nhưng có lẽ vì không chú trọng nhiều đến lời thơ nên
các bài thơ thiền nói chung và mấy bài kể trên nói riêng của Chu Vương Miện
không có nhiều câu thơ bay bổng sống động mà gợi cảm như nhiều nhà thơ thiền hiện
đại đã quan tâm, chẳng hạn như Phạm Thiên Thư trong ĐƯA EM TÌM ĐỘNG HOA VÀNG đã
trở thành âm nhạc trong tay Phạm Duy vang danh một thuở:
Ta
về rũ áo mây trôi
Gối
trăng đánh giấc bên đồi dạ lan
Rằng
xưa có gã từ quan
Lên
non tìm động hoa vàng ngủ say
Trong bài LÀ TA, Chu Vương Miện có viết:
ta
soi bóng ta trong kiếng
ồ
đã qua một sát na
Sát na là đơn vị ngắn nhất của thời gian hay nói cách
khác, sát na chỉ thời gian chớp nhoáng của mỗi biến đổi. Chỉ mới soi mình trong
gương đã qua một sát na.
Vậy thì nhà thơ Chu Vương Miện hãy đừng để phí một sát
na nào, hãy viết thơ và mần tiếp thơ thiền đi.
Bạn đọc mong chờ những chùm thơ thiền tiếp sau của Chu
Vương Miện sẽ có nhiều lời hay ý đẹp với nhiều câu thơ phóng khoáng bay bổng
hơn.
NGUYỄN BÀNG
Sài Gòn 03/ 9/ 2018
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét