Hình ảnh Khánh Ly và chị Lệ Thu chụp cùng bà Thái Thanh tại Sài Gòn 1969
BÂNG KHUÂNG
Hiển thị các bài đăng có nhãn Khánh Ly. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Khánh Ly. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 9 tháng 7, 2024
CA SĨ THÁI THANH, NGỌN HẢI ĐĂNG ĐÃ TẮT - Khánh Ly
Thứ Bảy, 24 tháng 2, 2024
CHẠM MẶT TỬ THẦN - Hồi ký của Hoàng Xuân Sơn về việc nổ súng tại trường Đại Học Văn Khoa Saigon trong đêm văn nghệ Trịnh Công Sơn
Tác giả còn được nhiều người biết đến tức là nhà thơ Hoàng xuân Sơn hiện đang định cư tại Montreal, Canada. Những điều mà Hoàng Xuân Sơn đề cập trong bài “Chạm Mặt Tử Thần” (được trích trong phóng bút “Cũng Cần Có Nhau – Những Kinh Nghiệm Hãi Hùng) hoàn toàn là sự thật 100%.
Thứ Sáu, 23 tháng 2, 2024
MỘT GÓC ĐỜI TƯ CỦA CA SĨ NỮ HOÀNG CHÂN ĐẤT KHÁNH LY
Trong
hơn 60 năm hoạt động nghệ thuật, ngoài những lời ca tụng về giọng hát thì khán
giả còn luôn dành sự tò mò cho đời tư của ca sĩ Khánh Ly.
Cùng với Thái Thanh và Lệ Thu, Khánh Ly từng được đánh giá là 1 trong 3 nữ danh ca tiêu biểu của dòng nhạc trữ tình. Đến giờ, bà vẫn là thần tượng của nhiều người, trong đó có cả những nghệ sĩ thuộc thế hệ sau. Nhắc tới Khánh Ly, ngoài những lời ca tụng về giọng hát, khán giả còn dành cảm xúc tò mò cho đời tư của bà. Ở tuổi xế chiều, Khánh Ly sống lủi thủi, cô độc ở Mỹ khi chồng đã sớm ra đi.
Trong sự nghiệp hơn 60 năm đứng trên sân khấu, khán giả yêu mến, biết nhiều hơn đến giọng ca của Khánh Ly qua những ca khúc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Báo chí từng viết về giai đoạn rực rỡ nhất trong sự nghiệp của nữ ca sĩ sinh năm 1945 rằng bà là người hát nhạc Trịnh hay nhất từ trước đến nay.
Cùng với Thái Thanh và Lệ Thu, Khánh Ly từng được đánh giá là 1 trong 3 nữ danh ca tiêu biểu của dòng nhạc trữ tình. Đến giờ, bà vẫn là thần tượng của nhiều người, trong đó có cả những nghệ sĩ thuộc thế hệ sau. Nhắc tới Khánh Ly, ngoài những lời ca tụng về giọng hát, khán giả còn dành cảm xúc tò mò cho đời tư của bà. Ở tuổi xế chiều, Khánh Ly sống lủi thủi, cô độc ở Mỹ khi chồng đã sớm ra đi.
Trong sự nghiệp hơn 60 năm đứng trên sân khấu, khán giả yêu mến, biết nhiều hơn đến giọng ca của Khánh Ly qua những ca khúc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Báo chí từng viết về giai đoạn rực rỡ nhất trong sự nghiệp của nữ ca sĩ sinh năm 1945 rằng bà là người hát nhạc Trịnh hay nhất từ trước đến nay.
Với Khánh Ly, Trịnh Công Sơn là “người ơn” khi từ năm 1964 đã thấy được tiềm năng trong giọng hát của bà. Năm 1967, nhờ cố nhạc sĩ mà Khánh Ly trở thành “hiện tượng”, giúp nền âm nhạc Việt Nam có sức sống mới. Lúc ấy, khán giả “gọi yêu” bà bằng biệt danh “nữ hoàng chân đất”. Danh xưng này xuất phát từ kỷ niệm theo nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đi diễn. Lần đầu tiên bước lên sân khấu, Khánh Ly không giữ được bình tĩnh khi đứng trước đám đông hơn nghìn người nên đã cởi bỏ đôi giày cao gót và đi chân đất để hát.
Thứ Ba, 21 tháng 6, 2022
CA SĨ KHÁNH LY BẤT BÌNH VÌ NHIỀU ĐOẠN TRONG PHIM “EM VÀ TRỊNH” - Nguyễn Mạnh Hà
Nguồn:
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-61861650
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-61861650
Các
thành viên gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong "Em và Trịnh". Ảnh:
ĐPCC.
Như tên gọi, Em và Trịnh kể lại chuyện đời của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thông qua các bóng hồng trong đời ông. Đây được xem là một hướng tiếp cận an toàn, hứa hẹn ăn khách. Nhưng bộ phim ra rạp khiến không ít khán giả thất vọng vì cho rằng phim khắc họa một Trịnh Công Sơn si tình, có phần lăng nhăng, để rồi nhận quả đắng cuối đời…
Thứ Năm, 20 tháng 1, 2022
TÙY BÚT KHÁNH LY
Tôi không bao giờ nghĩ rằng có một lúc nào đó như lúc này, cuộc sống của ca sĩ hải ngoại và VN lại được mang ra mổ xẻ rạch ròi, tới tấp như thế. Có lẽ, trong đầu óc đơn giản của tôi, ca sĩ ở đâu cũng là ca sĩ… Âm nhạc là một thứ ngôn ngữ đặc biệt chung cho mọi người, ở mọi nơi, mọi phía. Không có biên giới… Nhạc đã được khẳng định như vậy, lẽ nào người hát lại bị loại ra ngoài. Tôi không hề phân biệt ca sĩ trong hay ngoài nước. Có chăng, điều bị chỉ trích là cách sống của những người cùng chung một nghiệp dĩ ở hai bờ đại dương.
Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2020
DANH CA KHÁNH LY TỰ CHO LÀ MÌNH NGU - Tùng Ninh
“Ca
sĩ Ngọc Minh còn hay nói tôi ‘mày ngu lắm’. Đúng, tôi ngu thật, và tôi hưởng
thái bình vì tôi ngu” – Khánh Ly nói.
Một cảnh trong phim về Khánh Ly
DANH CA KHÁNH LY TỰ CHO LÀ MÌNH NGU
Vừa qua, tại phần tiếp theo của chương trình The Jimmy
Show, danh ca Khánh Ly đã nhắc lại một số kỷ niệm đáng nhớ trong sự nghiệp của
mình. Trong đó, bà khiêm tốn tự nhận mình là người may mắn.
Thứ Tư, 8 tháng 4, 2020
KHÁNH LY: BỊ ÔNG CHỦ PHÒNG TRÀ GỌI LÀ CA SĨ VỚ VẨN, TỪ CHỐI KHÔNG CHO LÊN HÁT - Tùng Ninh
“Ông
chủ vừa nhìn thấy tôi đã từ chối: Nhà hàng của tôi là nhà hàng lịch sự, sang trọng,
không cho ca sĩ vớ vẩn lên hát” – danh ca Khánh Ly kể lại.
Tùng Ninh
KHÁNH
LY: BỊ ÔNG CHỦ PHÒNG TRÀ GỌI LÀ CA SĨ VỚ VẨN, TỪ CHỐI KHÔNG CHO LÊN HÁT
Mới đây, tại chương trình The Jimmy Show, danh ca
Khánh Ly đã bồi hồi kể lại thời gian đi hát tại các phòng trà ở Sài Gòn ngày
trước và sống cùng dân giang hồ, vũ nữ tại Đà Lạt.
Bị
mẹ đuổi khỏi nhà, chấp nhận tìm chỗ ở riêng để được đi hát
Thời còn trẻ, tôi đâu được hát ở các phòng trà. Lúc
đó, ở Sài Gòn đếm được chưa tới 10 ca sĩ, ai cũng nổi tiếng. Bởi vậy, một con
bé vô danh như tôi không ai để ý, không được gọi là ca sĩ.
Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2020
EM THEO ĐOÀN LƯU DÂN - Thơ Phạm Hòa Việt, nhạc Trần Quang Lộc, tiếng hát Khánh Ly, Hương Lan, Hoài Nam
Tưởng
niệm nhà thơ Phạm Hòa Việt vừa đi về cõi miên viễn. Xin giới thiệu với bạn bè
bài thơ EM THEO ĐOÀN LƯU DÂN rút ra từ tập thơ DÁNG HOA RỪNG của anh đã xuất bản.
Bài thơ được làm từ năm 1973 trong chuyến đi thăm Bình Tuy và đã được nhạc sĩ
Nguyễn Phú Yên và Trần Quang Lộc phổ nhạc!
Nhà thơ Phạm Hòa Việt
EM
THEO ĐOÀN LƯU DÂN
I.
Ta theo đoàn lưu dân
Khi mùa xuân vừa ngủ
Khi mùa mưa lại về
Trên môi người góa phụ
Ta ngóng đợi tiều phu
Như niềm khao khát nhỏ
Chân em vẫn ngập ngừng
Trên miền hoang đá cỏ
Trên miền hoang Động Đền
Trên miền hoang biển cả
Ngả bóng chiều không quên
Giữa hai bờ sông Thạch
Ta còn lại sau lưng
Mùi hương quen của đất…
Em theo đoàn lưu dân
Vai son sờn cẩm tú
Ôi tiếng hát xa xưa
Môi thơm bông bí nụ
Ta bên trờ tuổi nhỏ
Lá đông vàng biệt ly…
Em theo đoàn lưu dân
Tóc nghiêng nghiêng sợi đổ
Bàn tay gầy ngón khổ
Ngập ngừng chân bước chân
Em theo đoàn lưu dân
Ta bên trời sóng dạt
Đường chông gai cách mặt
Rừng mưa lạnh đá ghềnh
Em theo đoàn lưu dân
Bỏ ruộng nương hương lúa
Sắn khoai ngày nghèo khó
Cà xanh rau lá đỏ
Miếng ngọt chiều phai
hương
Miếng chua chiều lá cọ…
II.
Lưu dân! Đoàn lưu dân!
Mưa vẫn nằm đất lạ
Hai bàn tay trống không
Bới gì trong sỏi đá
Cho ngày tháng đom bông
Cho môi em thêm hồng…
Em theo đoàn lưu dân
Cũng nhọc nhằn tuổi mộng
Bới gì trong đất xanh
Uống gì trong thác xanh
Tay em còn mềm mại
Làm sao ươm trái xanh…
Ta cầu xin, cầu xin
Buổi mai và Đá Dựng
Chuông giáo đường vẫn
rung
Có em tìm đất đứng!
Tiếng hát vẫn nhọc nhằn
Đôi làn môi bé nhỏ
Trái rừng là lương khô
Cho những ngày khai phá
Hoa rừng là tinh hương
Cho tuổi hoang Động Đền
Cây rừng là sườn chái
Ta kết lá kè tươi
Trong ngôi vườn trú ngụ
Còn em và biển khơi
Tụ về cơn bão tố…
Mưa rừng là mắt em
Khi đàn chim xa mẹ
Cỏ rừng là tên cha
Khi bỏ quên đồi lá
Giữa bầu trời bao la…
III.
Bàn tay em đã lì
Củi tươi từng đống một
Đốt gì cho chuyến đi!
Bàn tay em đã gầy
Đoàn lưu dân còn đó
Ta cũng nghe sầu cay…
Nhớ quê hương tuổi nhỏ
Nhớ Huế và mưa râm
Ta nhớ cả hoa tràm
Thương con đường nắng mới
Nhớ cát mùa Gio Linh
Sim phơi rừng Cam Lộ
Bàu Đá và Đông Xuân
Giếng trong mùa lá đổ…
Xin góp cả hai tay
Tóc úp đều cổ áo
Đốt lửa cho vườn cây…
Xin hôn em một lần
Để ngày mai còn thấy
Nụ cười em rất xinh
Nụ cười em rất tình…
Phạm Hòa Việt
Thứ Tư, 12 tháng 2, 2020
CA SĨ KHÁNH LY: “VỚI 10 BÀI HÁT CỦA TRỊNH CÔNG SƠN, TÔI NUÔI ĐƯỢC CẢ GIA ĐÌNH” - Yến Anh
Với ca sĩ Khánh Ly, tình yêu nếu giữ kín của riêng mình thì lúc nào cũng đẹp
CA
SĨ KHÁNH LY: “VỚI 10 BÀI HÁT CỦA TRỊNH CÔNG SƠN, TÔI NUÔI ĐƯỢC CẢ GIA ĐÌNH”
Yến
Anh
- Phóng viên: Chuyện
tình trong âm nhạc của Khánh Ly – Trịnh Công Sơn, báo chí đã khai thác quá nhiều.
Nhưng liệu có còn điều gì hạnh phúc giữa Khánh Ly và Trịnh Công Sơn mà bà chưa
từng kể, đến giờ có thể bật mí?
+ Ca sĩ Khánh Ly: Tình yêu nếu giữ kín của riêng mình
thì lúc nào cũng đẹp, khi nói ra nó không đẹp nữa. Cũng như chuyện vợ chồng
phai nhạt theo thời gian cũng là vì vậy.
Người ta nói không bao giờ có tình bạn giữa người đàn
ông với người đàn bà, điều đó cũng đúng. Khó lắm. Với ông Trịnh Công Sơn, hỏi
tôi có yêu không Sơn không à? Có yêu chứ, nói không yêu là không có lý đâu, bởi
vì với người tài hoa như thế, rất đẹp trai, nho nhã, dáng cao gầy, cặp mắt
kính, mũi dọc dừa, mắt bồ câu, răng khểnh, tóc bồng bềnh, rất đáng yêu… Nhưng
mình biết một điều, anh không phải của mình đâu.
Có thể ông Sơn cũng yêu mình nhưng không nói được.
Không phải lúc nào yêu cũng nói được. Ví dụ ông yêu người đàn bà đã có chồng có
con, mà những người có đạo đức có nhân cách người ta không nói, người ta giữ
tình yêu đó. Ngược lại, người đàn bà khi yêu rồi thì muốn chiếm bằng được người
đàn ông. Cái đó là khác biệt giữa đàn ông và đàn bà.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)