[TRÍCH ĐOẠN TỪ SÁCH]
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Phần thứ nhất:
NHẬP MÔN KINH DỊCH/ ĐẠI CƯƠNG VỀ QUẺ DỊCH
I. Kinh Dịch
II. Thuật ngữ cần nhớ
III. Ý nghĩa các hào
IV. Quy tắc cần nhớ
Phần thứ hai: BÓI QUẺ DỊCH
I. Nghi thức bói và luật cảm ứng
II. Các phương pháp lập quẻ Dịch
III. Giải đoán quẻ
Phần thứ ba: PHỤ CHÚ
I. Phương pháp lập quẻ bằng thẻ tre
II. Bấm độn
Phần thứ tư: ÔN TẬP
I. Nước Việt của Câu Tiễn
II. Lập quẻ Dịch
III. Giải quẻ
IV. Chuyển đổi quẻ
LỜI KẾT
Lời nói đầu:
Bói Dịch không phải là mê tín, nó là khoa học. Có thể
gọi là khoa học huyền bí. Vì vậy, Tiến sĩ Phân tâm học C.G. Jung (ông cùng với
S. Freud là một trong những thủy tổ của khoa Phân Tâm Học, nghiên cứu về tiềm
thức của loài người) năm 1949 đã dùng bói Dịch để biết việc quảng bá và giới
thiệu Dịch (I Ching) từ tiếng Đức sang tiếng Anh có được thuận lợi hay không?.
Bói được rất tốt, ông tiến hành và Dịch đã trở thành kinh điển cho các học giả
và các trường đại học Tây Phương học hỏi.
Có 2 lý do để tôi viết tiểu luận này:
1/ Chúng ta chỉ sợ những gì mình không hiểu: Thí dụ
như sợ Ma, vì chúng ta không biết rõ Ma là gì?. Nếu biết thì sẽ không sợ. Cũng
vậy, chúng ta sợ chết, vì không biết chết ra sao, sau khi chết như thế nào?. Nếu
chúng ta biết rõ thì chắc chúng ta cũng sẽ không sợ. Đó là lý do Phật giáo
khuyên chúng ta nên tìm hiểu về sự chết (Tử)
Tôi viết tiểu luận này mong độc giả tìm hiểu rõ về Bói Dịch, không sợ nó nữa, để các ông thầy Bói toán, Phong thủy (giả), vì tư lợi, không còn “hù” ta được nữa. Bói Dịch mà vì tư lợi sẽ không bao giờ linh ứng.
2/ Kinh Dịch là 1 trong 5 Kinh chính của triết lý Đông
Phương. Các nhà trí thức (Nho gia) xưa phải lào thông nó mới có thể đi thi. Điều
đó chứng tỏ nó rất quan trọng. Bói Dịch rất khó hiểu đối với các người trẻ, người
mới bắt đầu. Ngay cả sách được cho là kinh điển của cụ Ngô Tất Tố, phần giải
thích về bói cũng rất khó hiểu. Tôi mong làm nó đơn giản hơn, dễ hiểu hơn để
giúp các bạn trẻ, ai muốn tìm hiểu sẽ dễ dàng hơn, hầu mong giữ gìn những quý
giá của ông cha không bị mai một!
Lại nữa, ý của Dịch cho rằng: con người tự mình vẫn có
thể sửa đổi được số mạng của mình một phần nào; thế thì tại sao chúng ta không
tự tìm hiểu, tự bói quẻ tìm phương thức đối ứng, mà phải nhờ người khác làm
thay cho mình? Biết chắc họ thật sự là bậc thức giả không? Ở đời, biết đâu hư
biết đâu thực, biết đâu chân biết đâu giả.
II. Thuật ngữ cần nhớ
III. Ý nghĩa các hào
IV. Quy tắc cần nhớ
II. Các phương pháp lập quẻ Dịch
III. Giải đoán quẻ
II. Bấm độn
II. Lập quẻ Dịch
III. Giải quẻ
IV. Chuyển đổi quẻ
Tôi viết tiểu luận này mong độc giả tìm hiểu rõ về Bói Dịch, không sợ nó nữa, để các ông thầy Bói toán, Phong thủy (giả), vì tư lợi, không còn “hù” ta được nữa. Bói Dịch mà vì tư lợi sẽ không bao giờ linh ứng.