BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyên Lạc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyên Lạc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 8 tháng 2, 2024

LỮ THỨ ĐÓN XUÂN, XUÂN THA HƯƠNG, DẤU YÊU XƯA – Thơ Nguyên Lạc




 
LỮ THỨ ĐÓN XUÂN
 
Lữ thứ đón xuân pha ấm trà
Tìm mùi hương cũ thuở xưa xa
Mơ về cố quận đoài phương đó
Tuyết lạnh ngoài song cắt thịt da!
 
Lữ thứ đón xuân nhắp tách trà
Ngậm ngùi ngấn lệ nhớ thời qua
Nghìn trùng xa cách còn đâu nữa?
Xuân đến người xưa có nhớ ta?
 
Lữ thứ đón xuân độc ẩm trà
Tri âm tri kỷ đã rồi xa!
Tìm đâu hương sắc ngày xưa ấy?
Còn chút dư âm có gọi là?
 
Lữ thứ đón xuân đắng vị trà
Đâu mùi hương cũ? Chỉ phôi pha!
Bao năm rồi đó xuân xa xứ
Xuân của người ta, riêng xót xa!
 

Thứ Sáu, 2 tháng 2, 2024

"ÔNG ĐỒ MỚI", CẢM TÁC VỀ BÀI THƠ “BÓNG ÔNG ĐỒ” CỦA VŨ ĐÌNH LIÊN – Thơ Nguyên Lạc


Bức ảnh chụp nhà thơ Vũ Đình Liên và bút tích của ông. Ảnh: Nguyễn Bình Phương

 
ÔNG ĐỒ MỚI
 
"Ông đồ vẫn ngồi đấy
Khăn áo bạc màu dưa
Nhắc cho người qua thấy
Lẽ nhân đạo, thiên cơ
Cách mạng là nhân nghĩa
Ông đồ là thi thư
Chữ tuôn dòng thiện mỹ
Từ ngón tay ông đồ"
 
(Vũ Đình Liên 1/1982) [*]
______
 
"Cách mạng là nhân nghĩa
Ông đồ là thi thư"
Ông kiêm luôn họa sư
Tô hồng cái "bánh vẽ"
Ngón tay ông "thiện mỹ"
Bút lông ông tuyệt vời
Một nét tiêu chữ Sĩ
Khen ông biết nắm thời
 
Từ đó hoa đào nở
Mỗi năm lại thấy ông
Trên tay ly vang đỏ
Trên thân bộ Veston
Trên môi điếu "thuốc cán"
Lòng ông vui phải không?
 
Ông đồ mới ngồi đấy
Giấy đỏ, ngọn bút lông
Cạnh bên chai vang đỏ
Khề khà với đám đông
Nhắc người qua kẻ lại
"Cách mạng là nghĩa nhân"
 
Mỗi năm hoa đào nở
Hình như... bút ông cong
Sao lòng tôi hụt hẫng?
Mắt buồn nhìn xa xăm
Ông đồ ngày xưa ấy
Còn đâu nữa mà mong!
 
Chữ tuôn dòng dối trá
Bút lông xưa đã cong
"Những người muôn năm cũ"
Hồn có sầu hay không?
 
Nguyên Lạc

---
[*] Lời thơ trong bài "Bóng Ông Đồ" của Vũ Đình Liên - ông làm vào tháng 1/1982

Thứ Ba, 23 tháng 1, 2024

ĐÊM TRẮNG TUYẾT – Thơ Nguyên Lạc


  
                Nhà thơ Nguyên Lạc

 
ĐÊM TRẮNG TUYẾT
 
Đêm buốt giá nỗi niềm cố lý
Bông tuyết rơi trắng xóa não nùng!
Chạm ký ức mùi hương ngày cũ?
Cố nhân ơi xa cách nghìn trùng!
 
Đêm trắng mắt rơi rơi lệ tuyết!
Lệ khóc ai hay khóc riêng mình?
Quên sao được thanh xuân mắt biếc?
Hiến dâng tình men ngọt môi trinh!
 
Đêm giá băng có người cô lữ
Nghe trong tim nhức nhối một thời
Thời để yêu một thời để nhớ
Thời chia xa nát mộng đôi mươi
 
Thời khóc ngất quê hương tan vỡ
Thời bể dâu tan tác muôn phương
Đêm đất khách ngoài song tuyết đổ
Ngấn lệ đau gõ nhịp Hồ trường
 
"Hồ trường, hồ trường,
ta biết rót về đâu?
Rót về Nam phương
trời Nam mù mịt,
có người quá chén như điên như cuồng" [*]
 
Xứ đoài xa cách đại dương
Song ngoài trắng tuyết tang thương một trời!
Còn gì đâu cố nhân ơi?
Đành thôi, thôi nhé, kiếp đời lưu vong!
Mắt đầy tuyết lệ căm căm
Rót sầu độc ẩm thống ngâm Hồ trường
 
                                         Nguyên Lạc
..........

[*] Lời thơ Hồ trường của Nguyễn Bá Trác

Thứ Tư, 13 tháng 12, 2023

ĐỌC “BẾN ĐÒ CHIỀU” THƠ NGUYÊN LẠC, VẺ ĐẸP CỔ ĐIỂN - Châu Thạch


   
                            Nhà thơ Nguyên Lạc

 
BẾN ĐÒ CHIỀU
 
Chiều ru tím dòng sông rầu đứt ruột
Phiêu lưng trời mây trắng thiết thê!
"Hạc bay xa, hạc chẳng quay về"
Người xa bến mang theo trời xuân mộng
 
Chiều ru tím nỗi niềm thăm thẳm
Ước mơ xưa? Ngấn lệ trong lòng!
Bến đợi chờ biếc cả dòng sông
Và một bóng hồn nghìn trùng sóng vỗ!
 
Chiều đất khách tha hương buồn thiên cổ
Bến đò đây, nhân ảnh ở phương nao?
"Ngày tàn cố lý nơi đâu?
Trên sông khói tỏa gợi sầu lòng ai" [*]
 
                                         Nguyên Lạc
.............

[*] Ý thơ Thôi Hiệu
 

Thứ Sáu, 8 tháng 12, 2023

VỀ THĂM CỐ XỨ - Thơ Nguyên Lạc


    
                   Nhà thơ Nguyên Lạc

 
VỀ THĂM CỐ XỨ
 
Không biết mai này thăm cố xứ
Có còn gặp lại chốn ta xưa?
Quê hương ngày ấy cơn dâu bể
Vĩnh biệt lệ ngân rặng cây mờ!
 
Không biết mai này thăm cố xứ
Có còn gặp lại dấu yêu xưa?
Phố thân quán cũ tình ta đó
Âu yếm môi ngoan những hẹn hò
 
Không biết mai này thăm cố xứ
Có còn gặp lại những quen xưa?
Ta hết ta xưa người chắc thế
Phôi pha năm tháng tóc sương mù!
 
Thống hận nghìn năm chương bại sử
Thất chí còn gì ước với mơ!
Quê hương xua đuổi ta lữ thứ
Đất khách tìm đâu bóng nguyệt xưa?
 
Ta biết mai này về chốn cũ
Mình ta hiu quạnh khóc hoang vu
Không lẽ không về thăm cố xứ
Một lần... rồi miên viễn thiên thu!
 
                                Nguyên Lạc

Thứ Ba, 7 tháng 11, 2023

TÌNH KHÚC THU – Thơ Nguyên Lạc


  

 
TÌNH KHÚC THU
 
Tình đã qua rồi, thôi nhớ thương chi?
Người đã xa rồi, thôi hãy quên đi!
Như áng mây trời như sương như khói
Vương vấn tim người lệ lá thu rơi!
 
Sầu khúc rã rời từng nốt chơi vơi
Thu đã đến rồi, người hỡi có hay?
Êm nhung tóc nào vườn thu hoa nắng
Mi khép môi nào dâng hiến thơ ngây
 
Người đã xa rồi, ôi những đắm say
Viễn xứ thu về hiu hắt heo may
Chao bay lá vàng tiếng thu thê thiết
Lay thế nhân sầu niệm khúc phôi phai!
 
                                         Nguyên Lạc
 

Chủ Nhật, 15 tháng 10, 2023

SAO TÌNH HƯ VÔ, CHIỀU THU XƯA – Thơ Nguyên Lạc


   \
                 Nhà thơ Nguyên Lạc


SAO TÌNH HƯ VÔ?
 
Nhớ không đêm ấy gió lùa?
Áo em hở vạt cho vừa nụ hôn
Và rồi từ đó trăm năm
Trong ta ngất mộng trăng rằm ngực em
 
Liêu trai mơ dáng em nằm
Đêm xanh huyễn mộng ôm nhầm hư không!
Vuột tay thân quế môi trầm
Còn gì đâu nữa mà mong túy quỳnh?
 
Moi tim xem thử riêng mình
Vẫn màu máu đỏ sao tình hư vô?
Đêm say huyễn mộng giấc hồ
Nguyệt rằm vẫn rạng bến bờ tử sinh
 
Thiên hương vẫn mãi bóng hình
Áo ai hở vạt dâng tình đêm nao
Ngực thơm môi ngọt hồng đào
Nghe như ngăn nhớ vỡ trào mùi hương
 
Thôi em lạc mất thiên đường
Nghìn xa cố quận miên trường mộng đau!

Thứ Hai, 2 tháng 10, 2023

ĐỌC LẠI Ý THỨC MỚI TRONG VĂN NGHỆ VÀ TRIẾT HỌC CỦA PHẠM CÔNG THIỆN (7 – Phụ đính) - Nguyên Lạc



CÁC TÁC PHẨM CỦA PHẠM CÔNG THIỆN

Phạm Công Thiện (1941-2011), sinh quán Mỹ Tho. Sống ở ngoại quốc nhiều hơn ở Việt Nam
 
Tác phẩm đã xuất bản:
 
Tiểu luận về Bồ Ðề Ðạt Ma, tổ sư Thiền tông (1964)
Ý thức mới trong văn nghệ và triết học (1965)
Trời tháng Tư (1966)
Ngày sinh của rắn (1967)
Im lặng hố thẳm (1967)
Hố thẳm của tư tưởng (1967)
Mặt Trời không bao giờ có thực (1967)
Bay đi những cơn mưa phùn (1970)
Ý thức bùng vỡ (1970)
Ði cho hết một đêm hoang vu trên mặt đất (1988)
Sự chuyển động toàn diện của tâm thức trong tư tưởng Phật Giáo (1994)
Những bước chân nhẹ nhàng trở về sự im lặng
Triết lý Việt Nam về sự vượt biên (1995)
Làm thế nào để trở thành một bậc Bồ Tát sáng rực khắp bốn phương Trời (1998)
Tinh tuý trong sáng của đạo lý Phật Giáo (1998)
Trên tất cả đỉnh cao là Im Lặng
Một đêm siêu hình với Hàn Mặc Tử
Khai ngôn cho một câu hỏi dễ hiểu: Triết học là gì?
Ðối mặt với 1000 năm cô đơn của Nietzche.
Jiddu Krishnamurti, Tự do đầu tiên và cuối cùng (1968)
Martin Heidegger, Triết lý là gì? (1969)
Friedrich Nietzsche, Tôi là ai? Đây là người mà chúng ta mong đợi! (1969)
Nikos Kazantzakis, Rèn luyện tâm thuật huyền linh (1991)

Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2023

ĐỌC LẠI Ý THỨC MỚI TRONG VĂN NGHỆ VÀ TRIẾT HỌC CỦA PHẠM CÔNG THIỆN (6) - Nguyên Lạc


Phạm Công Thiện

VỀ PHẠM CÔNG THIỆN
Những điều Phạm Công Thiện đã viết:
 
1. Văn
 
– Bi tráng là gì?
Bi tráng không phải là bi đát và bi thảm. Bi tráng là chuyển hoá nỗi đau khổ kinh hoàng thành ra niềm cực lạc ngất trời. Bi tráng là nhảy múa ca hát bên hố thẳm. Bi tráng là cuồng say ngây ngất trong sự đau đớn quằn quại. Nietzsche, Nikos Kazantzakis, Ulysse, Alexis Zorba là hình ảnh trung thực của con người bi tráng. Tóm lại, bi tráng (tragique) là đội vương miện trên nỗi đau đớn khôn cùng của cuộc đời.
Dù bên ngoài là nghịch cảnh tai hoạ khủng khiếp, nhưng bên trong vẫn là niềm kiêu hãnh vô biên và vô tận.
Đó là ý thức bi tráng. (Ý thức mới trong văn nghệ và triết học – Phạm Công Thiện)
 
– Đừng bao giờ tìm ý nghĩa của cuộc đời; cuộc đời không bao giờ có ý nghĩa. Không ai có thể hiểu được bất cứ cái gì trên đời này: không gian, thời gian, thế gian, một chiếc lá khô, một vết mực đen, tất cả đều bí mật và huyền ảo. Tất cả những triết gia, tất cả những hiền nhân, tất cả những nhà thông thái, những nhà toán học, những nhà khoa học đều là những kẻ tự đánh lừa và đánh lừa người khác rằng họ có thể đi vào được hang tối của sự vật. Không. Không bao giờ sự vật hé ra một tý cho họ thấy. Sự vật vẫn đen tối như đêm ba mươi, dù nhân loại có trường tồn đến một tỷ triệu năm nữa thì sự vật vẫn đen tối như đêm hai mươi chín Tết vào mỗi năm nước không chảy.
Hơi thở, chỉ có hơi thở là quan trọng nhất. Biết thở mới là khó nhất. Hơi thở, tìm ý nghĩa cho hơi thở có khác gì tìm mặt trời trong bảo tàng viện đóng kín đầy bụi. (Mặt Trời Không Bao Giờ Có Thực – Phạm Công Thiện).

Thứ Năm, 14 tháng 9, 2023

ĐỌC LẠI Ý THỨC MỚI TRONG VĂN NGHỆ VÀ TRIẾT HỌC CỦA PHẠM CÔNG THIỆN (5) - Nguyên Lạc


Phạm Công Thiện
 
VỀ PHẠM CÔNG THIỆN
1. Viết về Phạm Công Thiện
 
– Phạm Công Thiện là một hiện tượng xảy ra trong văn học và triết học. Một thứ hiện tượng phủ nhận của phủ nhận, phủ nhận tuyệt đối, khước từ mọi giá trị đến từ xã hội.
(Đã Một Thời Như Thế: Hiện Tượng Phạm Công Thiện – Nguyễn Văn Lục)
 
Nhưng tận cùng, Phạm Công Thiện là một nhà thơ và là một thiền sư – và đó là những phẩm chất rất khó hình dung, vì mỗi nhà thơ và mỗi thiền sư đều có những độc đáo riêng. Và tôi tin rằng, khi nào thân xác anh rời khỏi thế giới đời thường này, rất nhiều người sẽ gọi Phạm Công Thiện là một vị Bồ tát, một danh hiệu tôn quý trong Phật giáo và là một hạnh nguyện để chỉ một người tái sinh từ kiếp này sang kiếp khác để giúp cho mọi người hiểu được thật nghĩa của vũ trụ. Trong những năm qua, rất nhiều tăng ni Phật tử đã gọi nhà thơ Bùi Giáng là một vị Bồ tát, và tôi tin là sau này, Phạm Công Thiện cũng sẽ được tôn vinh như thế, bất chấp những đời thường bất toàn mà chúng ta đôi khi gặp nơi anh.
Thực sự, tôi đã nhìn anh như một vị Bồ tát từ những ngày tôi mới lớn, và ngay khi lần đầu đọc cuốn “Ý thức mới trong văn nghệ và triết học”. Lúc đó, tôi đang học lớp đệ tứ, hay đệ tam ở Chu Văn An, Sài Gòn. Bây giờ gọi là lớp 9 hay lớp 10. Ðâu đó, khoảng giữa thập niên 1960. Dù là đọc ngấu nghiến, nhưng một ngày không đủ, và đọc một tuần cũng không đủ. Vì có những dòng tôi phải đọc đi đọc lại, không hoàn toàn vì tính bí hiểm triết lý, mà chỉ vì tính thơ mộng dị thường trong ngòi bút của anh. “Ði cho hết những đêm hoang vu trên mặt đất…” Thế đấy, tôi đã đi như thế từ bốn thập niên trước trên các trang sách của anh.
Tôi đã ngồi ở sân Chùa Xá Lợi, dưới các tàng cây ngọc lan và bông sứ lần giở từng trang sách đó. Và rồi lại ngồi trong một quán cà phê cách trường Chu Văn An vài mươi bước, ngay lối vào ký túc xá Minh Mạng của các anh chị sinh viên lớn. Không phải chuyện ngồi đọc cho ra vẻ triết gia, mà thực sự vì có những đoạn văn trong cuốn Ý thức mới làm tôi run rẩy cả người. Từng trang một, giữa các dòng chữ của Phạm Công Thiện toát ra một hơi lạnh của vũ trụ vô cùng vô tận. Và tuy là văn xuôi, hầu hết, nhưng thi tính vẫn dày đặc kinh ngạc.
(Nghĩ về nhà thơ Phạm Công Thiện – Phan Tấn Hải)

Thứ Tư, 23 tháng 8, 2023

ĐỌC LẠI Ý THỨC MỚI TRONG VĂN NGHỆ VÀ TRIẾT HỌC CỦA PHẠM CÔNG THIỆN (4) - Nguyên Lạc


Phạm Công Thiện

Những điều Phạm Công Thiện đã viết:

Mặc dù trần gian này đầy đau khổ, nhưng trần gian này vẫn luôn luôn là một trần gian tươi đẹp. Nếu sự đau khổ không còn ở trần gian này thì trần gian không còn tươi đẹp nữa. Thế giới này phải được thoát thai trong sự đau khổ để làm trần gian này trở thành một toàn thể (une totalité). Trần gian này, cuộc đời này, sự sống này là một cái gì trọn vẹn mà chúng ta không bao giờ nhìn thấy đủ hết tầm vóc. Bất cứ một hệ thống triết lý nào, bất cứ một ý thức hệ nào, bất cứ một chính trị nào cũng thất bại…
– Con người ấy phải là một đám mây trắng lênh đênh trên trời, bềnh bồng trong sự sống không vô hạn, bay trên những ti tiện và cao siêu của nhân thế. Bay trên tất cả những chiều hướng xung khắc đối chọi nhau của cuộc đời. Đám mây trắng phiêu bạt ấy không thuộc về một bầu trời nào, không thuộc về một lũng đồi nào, không thuộc một giải đất nào, không thuộc về một đại dương nào; đám mây trắng ấy không thuộc về riêng một cái gì và đám mây trắng ấy thuộc về tất cả. Con người hãy ngước nhìn mây trắng, con người không cần phải thuộc về đâu cả, không cần phải thuộc một nhóm nào, một đảng phái nào, một tôn giáo nào hoặc một chủ nghĩa nào…
(Ý thức mới trong văn nghệ và triết học – Ý thức sinh tồn – Phạm Công Thiện)
 

Chủ Nhật, 6 tháng 8, 2023

ĐỌC LẠI Ý THỨC MỚI TRONG VĂN NGHỆ VÀ TRIẾT HỌC CỦA PHẠM CÔNG THIỆN (3) - Nguyên Lạc


Phạm Công Thiện

 
VỀ PHẠM CÔNG THIỆN
 
Những điều Phạm Công Thiện đã viết:
 
1.
“Xã hội gồm có hai hạng người chính: hạng người có đầu óc bình thường (normal) và hạng người có đầu óc thác loạn, điên loạn, bất quân bình (neurotic).
 
Trong một cuộc chạm mặt giữa hai hạng người trên, thường thường người bình thường hay có thái độ chiếu cố từ trên nhìn xuống hoặc tỏ lòng thương hại hoặc tỏ lòng khinh bỉ: “anh chỉ là thằng điên”. Tất nhiên dù thương hại hay khinh bỉ, người có trí óc bình thường đều tỏ thái độ rõ rệt rằng người bình thường cao hơn người điên, giá trị hơn người điên.
 
Đó là một sự lầm lẫn lớn lao mà hầu hết mọi người đều không ý thức. Chúng ta không được quyền thương hại hoặc khinh bỉ người điên, trái lại, chúng ta bị bắt buộc phải kính trọng người điên vì người điên cao hơn người bình thường trong bảng giá trị nhân bản. Hầu hết những nhà y sĩ thần kinh hay những nhà phân tâm học đều không nghĩ như trên. Hầu hết những y sĩ thần kinh hay những nhà phân tâm học hay nhiều người đều bênh vực cơ cấu xã hội và cho rằng bất cứ người nào không thể thích nghi, thích ứng với xã hội thì không đáng sống ở đời, tức là không còn giữ được giá trị con người nữa. Con người bình thường là con người có thể thích nghi, thích ứng với xã hội; còn con người điên loạn không thể nào sống thích nghi thích ứng với xã hội được.
 
Xét cho tận cùng, ta thấy con người thích ứng chỉ có thể thích ứng được là vì họ đã chối bỏ bản ngã, họ đã hy sinh bán mất tâm hồn họ để đổi lấy sự thích ứng trên; vì vậy, cái tính chất thực thụ và lòng hồn nhiên tự nhiên của họ đã bị đánh mất.
 
Họ không còn là họ; họ mang mặt nạ. Họ đầu hàng trước những công thức; vì thế họ không còn hồn nhiên bỡ ngỡ trước cuộc đời; họ không khác gì một lưỡi dao cùn; họ có những phản ứng giả tạo hoặc máy móc; họ dễ bị lôi đi; họ không còn tinh thần sáng tạo; chính những người như họ đã đưa nhân loại đến những thảm trạng hãi hùng nhất hiện nay.
 
Trái lại, người điên loạn là con người không chịu đầu hàng; họ điên là vì họ không chịu chấp nhận công thức xã hội; họ muốn cứu giữ bản ngã nhưng họ thất bại; và họ tìm giải thoát trong điên loạn, rút lui vào một thế giới ảo hoặc kỳ lạ. Vì thế đứng trên quan điểm giá trị nhân bản, người điên ít bại hoại hơn là hạng người đánh mất trọn cả tính tình.
 
Hiển nhiên, ngoài hạng người (điên loạn và bình thường), cũng có một hạng người khác rất ít thấy, đó là hạng người không điên loạn mà vẫn có thể giữ được cá tính mình trong khi thích ứng thích nghi với những đòi hỏi của xã hội.”
(Ý thức khước từ – Con người chạy trốn và phân tâm học nhân bản của Erich Fromm – Phạm Công Thiện)

Thứ Hai, 31 tháng 7, 2023

ĐỌC LẠI "Ý THỨC MỚI TRONG VĂN NGHỆ VÀ TRIẾT HỌC" CỦA PHẠM CÔNG THIỆN (2) - Nguyên Lạc


Phạm Công Thiện
 
VỀ PHẠM CÔNG THIỆN

1. Viết về Phạm Công Thiện
 
– Nguyễn Hưng Quốc
 
“… Mà cảm hứng của Phạm Công Thiện thì hình như bao giờ cũng dào dạt. Nó cuồn cuộn. Nó tràn bờ; nó vượt ra ngoài mọi khuôn khổ quen thuộc. Nó tạo nên đặc điểm đầu tiên và rất dễ nhận thấy trong văn phong Phạm Công Thiện: nồng nhiệt. Trong văn như có lửa. Lúc nào ông cũng ném hết tâm hồn và nhiệt huyết vào câu chữ. Không cần dè dặt. Đã tin, tin hết lòng. Đã thích, thích hết mực. Khen ai, ông khen không tiếc lời. Những từ ngữ như “đại thi hào”, “đại văn hào” “hay nhất”, “lớn nhất”… được dùng một cách thật hào sảng. Năm 1967, trong cuốn Im lặng hố thẳm, ông xem Nguyễn Du là một trong năm nhà thơ vĩ đại nhất của phương Đông; năm 1996, trong cuốn Nguyễn Du, đại thi hào dân tộc, ông đi xa hơn một chút nữa, cho Nguyễn Du là một trong ba nhà thơ vĩ đại nhất của nhân loại, bên cạnh Hoelderlin và Walt Whitman. Ngoài ba nhà thơ ấy, có còn ai đáng kể nữa không? Hình như là không. Đó là “ba thiên tài lớn nhất của nền thi ca nhân loại trong hai ngàn năm hoang vu trên mặt đất.” Với Nguyễn Du, viết thế, dù sao, cũng được: Ở Việt Nam, Nguyễn Du là một biểu tượng; mà đối với một biểu tượng, người ta không cần đặt ra những giới hạn. Nhưng với nhiều nhà thơ khác, Phạm Công Thiện cũng hào sảng như thế. Trong cuốn Hố thẳm của tư tưởng, xuất bản năm 1967, Phạm Công Thiện viết về Quách Tấn: “Quách Tấn là thi sĩ vĩ đại nhất của Việt Nam hiện giờ; Quách Tấn là người đã đánh dấu thi ca tiền chiến và thành tựu thi ca hậu chiến qua hai tập thơ

ĐỌC LẠI "Ý THỨC MỚI TRONG VĂN NGHỆ VÀ TRIẾT HỌC" CỦA PHẠM CÔNG THIỆN (1) - Nguyên Lạc


 Phạm Công Thiện
 
VỀ PHẠM CÔNG THIỆN

1. Tiểu sử Phạm Công Thiện:
Phạm Công Thiện ra đời (01/6/1941) bên dòng Cửu Long thơ mộng, khởi đi từ cao nguyên Tây Tạng ngút ngàn chảy xuống dọc ven bờ phố thị Mỹ Tho, một thị xã nhỏ nhắn, lặng lẽ hiền hòa ở miền Nam.
Ông xuất hiện trên văn đàn Việt Nam như một thần đồng, một thiên tài lỗi lạc biết nhiều thứ tiếng Anh, Pháp, Đức, Nhật, Hán, Phạn, Pali, Tây Tạng, Tây Ban Nha…
 

Thứ Năm, 27 tháng 7, 2023

TÌM LẠI MỘT DÒNG SÔNG – Thơ Nguyên Lạc


   
                            Nhà thơ Nguyên Lạc


TÌM LẠI MỘT DÒNG SÔNG
 
Tôi về tìm lại một dòng sông
Chảy suốt tâm tư tuổi xuân hồng
Chỉ thấy đục ngầu bờ bồi lở
Lạnh lùng hoa tím biếc mênh mông
 
Tôi về tìm lại một dòng sông
Chảy suốt trong tôi ký ức hồng
Lau lách hắt hiu chiều nắng quái
Thiết thê điệp khúc vọng muôn trùng!
 
Ngậm ngùi sông nước nỗi mông lung
Đỏ mắt tà dương rụng muộn phiền
Cổ độ nhấp nhô mờ khói sóng
Tìm đâu nhân ảnh thuở hồn nhiên?
 
Tôi về tìm lại một dòng sông
Tìm lại ngây thơ tuổi mơ mòng
Buốt lạnh gió luồn lau lách nhớ
Dòng đời sao níu được mà mong?
 
Tôi về tìm lại một dòng sông
Tìm lại tôi xưa thuở mộng cuồng
Cổ độ chiều nay hồn mơ thấy
Bóng người trầm mặc sóng mờ sương
 
Siddhartha - "Câu chuyện dòng sông" [*]
Thanh xuân cùng ý nghĩ lên đường
Thênh thang rộn bước trời muôn hướng
Luân lạc điêu tàn quy cố hương!
 
Tìm lại làm chi dòng sông cũ?
Để khóc tàn phai cổ độ chiều
Để thấy điêu linh đời dâu bể
Tà huy nghiêng bóng nỗi cô liêu!
 
Nguyên Lạc

.................

[*] Siddhartha: tiểu thuyết của Hermann Hesse (Nobel Prize 1946)

Thứ Bảy, 15 tháng 7, 2023

CỐ NHÂN HỀ HUYỄN MỘNG THÔI! – Chùm thơ của Nguyên Lạc


    
                       Nhà thơ Nguyên Lạc


DẤU YÊU XƯA
 
Nửa trăm năm người ơi rồi ly biệt!
Mỗi độ hè về buồn theo nỗi mơ
Ngôi trường cũ phượng hồng đôi mắt biếc
Bỗng thấy mình khóc ngất dấu yêu xưa!
 
 
ĐÊM SAY
 
Nhấp môi đắng chén rượu sầu
Mùi hương lõa thể thân nào quỳnh hoa
Thôi em tình đó mù lòa
Đêm say huyễn mộng xót xa bóng hình!
 
 
MƠ NGƯỜI LIÊU TRAI
 
Giấc hồ điệp mộng quỳnh mơ
Lật trang Tình sử rực tờ cảo thơm
Liêu trai lộ dáng nguyệt rằm
Sắc hương thiên cổ trói lòng thế nhân
 
 
HUYỄN MỘNG
 
Huơ tay ôm cuộc phù trầm
Soi gương bóng nguyệt buồn căm mặt người
Cố nhân hề huyễn mộng thôi!
Nâng ly ngấn lệ ta đời điêu linh!
 
 
MƯỜI NĂM CHỜ ĐỢI
 
Có gì đâu cuộc trăm năm?
Mà người mộng huyễn hồng trần phù hoa
Mười năm chờ đợi xót xa
Mười năm đủ để phôi pha bóng hình?
 
                                        Nguyên Lạc

Thứ Sáu, 7 tháng 7, 2023

NUỐI TIẾC, ĐÊM CÔ LỮ, TÌM ĐÂU THƠ? – Nguyên Lạc


   
                     Nhà thơ Nguyên Lạc

 
NUỐI TIẾC
 
Người đã đến đã đi như định mệnh!
Ta bên trời nuối tiếc mộng thời gian
Chiều cổ độ mây trắng bay thăm thẳm
Cố nhân ơi bi thiết nỗi điêu tàn!
 
 
ĐÊM CÔ LỮ
 
Trăng ơi! Lạnh lắm trăng ơi!
Phải trăng là Nguyệt mà tôi truy tầm?
Còn đâu! Thôi đã hư không!
Bên trời viễn mộng ngất lòng cố hương