BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tố Hữu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tố Hữu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2024

"CÂY TÁO ÔNG LÀNH" CỦA HOÀNG CÁT – Sương Nguyệt Minh


Nhà thơ Hoàng Cát
 
Nhà thơ Hoàng Cát mất lúc 16h15 ngày 1/7, sau thời gian dài chống chọi căn bệnh ung thư.
Lễ tang của nhà thơ được tổ chức lúc 10h30 ngày 4/7, tại nhà tang lễ bệnh viện Thanh Nhàn. 12h cùng ngày, gia đình tổ chức truy điệu và đưa tang ông. Nhà thơ được an táng tại nghĩa trang Quán Dền, Hà Nội.

 *
CÂY TÁO ÔNG LÀNH từ nửa thế kỷ trước bị người ta suy diễn cho là viết ám chỉ một ông lớn lãnh đạo văn nghệ.
Nhà thơ Hoàng Cát - tác giả của truyện ngắn này một thời khốn khổ. Nhà thơ Vương Trọng viết: “Mấy anh đồng hương xứ Nghệ  làm câu đối: "Thằng Cát viết điều hung / Ông Lành làm việc dữ", nhưng sau sửa lại để  thay cho một lời phát biểu với cấp trên: "Thằng Cát không viết điều hung / Ông Lành đừng làm việc dữ". Nhưng có lẽ cấp trên không thấu nên "việc dữ" cứ đến với Hoàng Cát, mà cái đòn đầu tiên là nhà máy cho về mất sức”.
 
Chưa hết, sau đó Hoàng Cát bị treo bút, đời sống rất khó khăn... Trước đó, ông là lính trận ở chiến trường, bỏ lại một cái chân ở Mặt trận Quảng Đà, đi viện rồi ra quân. Là thương binh nặng, cụt chân trái phải lắp chân giả, tay cũng bị thương, nhưng chả hiểu sao bị xếp hạng nhẹ nhất trong thứ bậc thương binh, cho nên nỗi nhọc nhằn nhân lên gấp đôi, gấp ba. Khổ! Giá như viết là "Cây táo ông Hiền", hay "Cây táo ông Ngoan" thì chắc chẳng bị lên bờ xuống ruộng.
 
Theo bài viết "Hoàng Cát và cây táo ông Lành" của nhà thơ Đặng Vương Hưng in trên báo An Ninh Thế Giới cuối tháng, số 23 tháng 7.2003 thì: "Một hôm, Xuân Diệu nói với Hoàng Cát rằng ông vừa nghe được một nguồn tin chính xác là có một vị cán bộ ở Viện Nghiên cứu Văn học muốn mở một chiến dịch lớn để phê phán truyện Cây táo ông Lành. Nhà thơ Tố Hữu biết chuyện. Ông đã trực tiếp gọi đến thoại cho anh cán bộ kia: “Thực ra, thằng Cát (cách gọi thân mật của Tố Hữu) nó viết Cây táo ông Lành là để khen mình đấy chứ! Mình đã có ý kiến gì đâu mà các cậu cứ làm ồn lên! Sư việc rất đơn giản, các cậu đừng “đao to búa lớn” làm gì cho phức tạp thêm vấn đề...”
 Hoàng Cát mừng lắm, anh nảy ra ý định xin được gặp Tố Hữu tại nhà riêng. Nhưng hồi ấy, việc gặp đồng chí Tố Hữu đâu phải chuyện dễ, bởi những trọng trách mà ông đang đảm nhiệm." 
 
Gần cuối bài viết này lại là thông tin:
"Phải đợi đến khi không khí văn nghệ đã mở, Phùng Quán in ở báo Tiền Phong Ngày Tết xông đất nhà thơ Tố Hữu... Hoàng Cát mới quyết định đến gặp Tố Hữu. Đó là một ngày đầu xuân, Tố Hữu tiếp đón Hoàng Cát rất thân tình... Hai người gặp nhau chừng hơn một giờ đồng hồ, nói chuyện chân tình. Hoàng Cát nhắc lời một thành ngữ của Pháp: “Hiểu biết hết là tha thứ hết” (Tout comprendre est tout pardonner). Tố Hữu gật đầu cười rồi bảo rằng hồi đó ông bận việc, không hề biết người ta đã ngấm ngầm thành kiến Hoàng Cát nặng nề đến vậy. Rồi họ cùng đàm đạo chuyện văn chương và nhiều chuyện đời lý thú."
 
"Cây táo ông Lành" là truyện viết cho thiếu nhi, ca ngợi người tốt và việc tốt một cách chân thật, dung dị và xúc động. Nó chẳng ám chỉ ai, và nội dung tốt đẹp, nhân văn quá.
 
Dạo anh Min còn làm ở Tạp chí VNQĐ, thỉnh thoảng ngồi chầu rìa xem nhà thơ Hoàng Cát đánh cờ với nhà thơ Vương Trọng. Kỉ niệm về ông nay vẫn còn tươi mới.
 
                                                                           Sương Nguyệt Minh
*
Xin trân trọng giới thiệu truyện ngắn "Cây táo ông Lành" với bạn đọc. Ai chưa đọc thì nên đọc để biết một thời văn nghệ nước nhà có cách hiểu văn chương bất thường ngoài văn chương như thế, và cũng thêm một lần tưởng nhớ nhà thơ Hoàng Cát vừa mới đi vào cõi vĩnh hằng.
 
TRUYỆN NGẮN “CÂY TÁO ÔNG LÀNH” - Hoàng Cát
 
https://phudoanlagi.blogspot.com/2019/12/truyen-ngan-cay-tao-ong-lanh-hoang-cat.html

Thứ Tư, 25 tháng 11, 2020

NHÀ THƠ HOÀNG CẦM TRONG “HỒI KÝ NGUYỄN ĐĂNG MẠNH”


Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh

Nguồn:
https://www.vinadia.org/hoi-ky-nguyen-dang-manh/hoang-cam/

Những tư liệu riêng của tôi về Hoàng Cầm, tôi đã đưa cả vào bài chân dung: “Hoàng Cầm người và thơ”.
Giờ tôi chỉ chép lại hai câu chuyện Hoàng Cầm kể tôi nghe mà tôi chưa có dịp viết ra:

 1. Chuyện tiết mục quan họ bị đả đảo

Năm 1954, chiến thắng Điện Biên Phủ. Hoàng Cầm lúc đó phụ trách đoàn văn nghệ quân đội thuộc Tổng cục chính trị. Ông được giao tổ chức một cuộc liên hoan văn nghệ mừng chiến thắng trong rừng Việt Bắc. Trong chương trình biểu diễn hôm ấy, Hoàng Cầm bố trí xen vào một tiết mục hát giao duyên quan họ.
 
Đang diễn thì ở một góc hội trường, bỗng có một đám bộ đội đứng dậy hô đả đảo. Chỉ huy đám bộ đội này là một sĩ quan nổi tiếng anh hùng lúc bấy giờ tên là Thái Dũng. Tây rất nể nhân vật này, gọi anh là Capitaine manchot (đại uý cụt tay). Thái Dũng hô lớn: “Trong quân đội không được hát hỏng trai gái nhảm nhí. Đi xuống!”.
 

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2020

TỐ HỮU TRONG “HỒI KÝ NGUYỄN ĐĂNG MẠNH”


             
                                            Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh

Nguồn:
https://www.vinadia.org/hoi-ky-nguyen-dang-manh/to-huu/

Nguyễn Đăng Mạnh sinh năm 1930, là nhà giáo, giáo sư văn chương, nhà phê bình văn học Việt Nam.
Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh không ngừng hoạt động trên hai lãnh vực đào tạo sinh viên và nghiên cứu văn học trong hơn nửa thế kỷ qua. Ngay từ những năm 1987-1990, trong thời kỳ đổi mới văn học, ông đã đưa ra những biện pháp giáo dục và nghiên cứu mới, tách rời chính trị ra khỏi văn học, về Hồ Chí Minh, về Nguyễn Tuân, v.v…, đồng thời ông cũng nhấn mạnh đến việc cần phải nhận định lại các giai đoạn văn học sử, định vị lại giá trị tác phẩm theo tiêu chuẩn văn học chứ không theo đòi hỏi chính trị nữa. Những công trình nghiên cứu của ông về Hồ Chí Minh, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, v.v… nói lên phong cách phê bình độc đáo của Nguyễn Đăng Mạnh.
Một đời sống với văn học và thế giới nhà văn như thế, đã được ông ghi lại trên những trang hồi ký.


Nhà thơ Tố Hữu


TỐ HỮU TRONG “HỒI KÝ NGUYỄN ĐĂNG MẠNH”
 
Nhớ lại ba, bốn chục năm về trước, vào những năm 60, 70 của thế kỷ vừa qua, biết bao thế hệ đã từng mê thơ Tố Hữu. Mê thật sự. Đọc những bài như Bài ca mùa xuân 61 mà chảy nước mắt. Hồi ấy ông rất xứng đáng với danh hiệu “Lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam”. Để phục vụ cách mạng và kháng chiến, thơ ca hồi ấy bám rất sát từng nhiệm vụ chính trị, nên thường viết chung một số đề tài: anh bộ đội, anh giải phóng quân, Bác Hồ, anh Trỗi, mẹ Suốt, chị Trần Thị Lý, miền Nam thành đồng Tổ Quốc, miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội… Ngẫu nhiên mà thành ra những cuộc thi thơ toàn quốc. Trong những “cuộc thi” như thế, Tố Hữu hầu như đều chiếm giải nhất.

 

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2019

TRUYỆN NGẮN “CÂY TÁO ÔNG LÀNH” - Hoàng Cát

Có nhiều người nghe câu chuyện về “Cây táo ông Lành” của Hoàng Cát nhưng chưa đọc được nguyên văn… Xin post lại truyện ngắn này với lời kết án của Tạp chí Cộng sản vào thời gian tác phẩm ra đời. Có lời bình ngắn gọn của Nguyễn Trọng Tạo sau này…


             
                 Nhà thơ Hoàng Cát (bên trái) cùng nhà thơ Xuân Diệu.