BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn Biển. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn Biển. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2018

CHÚ KHỈ CỘC ĐUÔI – Truyện ngắn của Văn Biển

Nguồn: 
https://vnthuquan.net/mobil/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n3nvnmnqn31n343tq83a3q3m3237nvn



Nhà văn Văn Biển tên thật là Phạm Văn Biển, sinh ngày 15/12/1930. Nguyên quán xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Nhà văn Văn Biển cũng là một trong những người sáng lập HNV Việt Nam.



Những tác phẩm chính viết cho thiếu nhi:
- Cô bê 20 xuất bản 1968
- Mười ngày làm khách xuất bản 1972
- Chú bé vô hình xuất bản 1996
- Từ không đến có xuất bản 1998
- Tập truyện ngắn Bé tuyết xuất bản 2001

Truyện CHÚ KHỈ CỘC ĐUÔI này trích trong tập truyện cùng tên "Chú khỉ cộc đuôi" được chọn lọc từ những truyện ngắn hay nhất của nhà văn Văn Biển, người được nhiều thế hệ thiếu nhi yêu mến nhờ những tác phẩm về kịch bản phim hoạt hình trong trẻo, hấp dẫn. Tập truyện gồm 5 câu chuyện nhỏ: Sự tích hoa nhài, Cuộc truy tìm thủ phạm, Chú khỉ cộc đuôi, ... Với lối viết giản dị, tập truyện mang lại cho người đọc những bài học nhẹ nhàng sâu sắc

            

                           CHÚ KHỈ CỘC ĐUÔI         
                                                           Văn Biển

Chú bé nổi bật trong đàn không phải chỉ nhờ cái đuôi cộc mà còn do sự nhanh trí, can đảm và nhất là tài bắt chước. Chính điều sau này đã gây nên nỗi bất hạnh trong đời chú.
Chú có cô bạn. Cô bé nhỏ nhắn xinh xinh, giải yếm trắng ở ngực. Khi cô bé ở trong đàn thì không lẫn vào đâu được. Đôi bạn như hình với bóng. Dầu là lúc họ dưới đất hay đu chuyền trên cành cao.
Các nương ngô đang mùa kết hạt. Suốt ngày bầy khỉ kéo tới phá phách. Chúng ăn một phá mười. Cộc đuôi thường dẫn đầu cả bọn. Cạnh chú lúc nào cũng có cô bé yếm trắng. Ăn chán chúng lại bày trò vui. Lúc thì Cộc đuôi giả làm bác gấu, đi hai chân, bước những bước lặc lè khệnh khạng, lúc chú đóng vai ông lão chống gậy khập khễnh từng bước một. Thật là vui nhộn.