BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn HỒI ỨC. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn HỒI ỨC. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2025

VIẾT SÁCH NHƯ “TRÒ ĐÙA" CỦA SỐ PHẬN – Đặng Xuân Xuyến



Tôi bắt đầu viết sách để kiếm tiền từ năm 1994 cũng thật tình cờ, do sự “xúi giục” của tác gia Trần Hữu Thực, hệt như một “trò đùa” của số phận.
 
Đầu năm 1993, Viện Sử Học nhận tôi về làm Hợp đồng ở phòng Tư Liệu với mức lương khởi điểm là 90.000/tháng nhưng chưa được 30 ngày, Viện Sử Học đã điều tôi sang làm bảo vệ kiêm bán sách cũ của Viện Sử Học vì “ông bảo vệ già yếu xin nghỉ việc mà cơ quan chưa tìm được người”. Lương thì Viện Sử Học chỉ trả cho một người nhưng công việc tôi phải đảm nhận phần việc của 2 người. Lúc đó, tôi đã định bỏ việc về quê nhưng nghĩ tới số nợ gần 100 triệu, (tính theo lương khởi điểm lúc bấy giờ thì số nợ đó bằng tiền lương của khoảng 1.075 tháng), do bị đối tác lừa đảo, khách hàng bùng nợ (ngày học Đại học tôi vừa học vừa buôn hàng chuyến), và do tin người mà đứng ra vay hộ tiền rồi trở thành “con nợ” vì không đòi được tiền... nên ngậm ngùi tiếp tục công việc để dùng danh nghĩa là người của Viện Sử Học mà từ từ kiếm tiền trả nợ.
 

Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2025

LÍNH ĐÓN XUÂN TRÊN ĐỈNH CAO – Đinh Hoa Lư


          

Mời anh mời chị, mùa xuân lên đây thăm tôi
Nơi đây xa xôi khuất nẻo thưa người
Núi rừng mịt mù sương...
Mời em một lần rời xa
Nơi đang yên vui
Lên đây thăm lính ở trên rừng
Để cùng ngọt bùi sớt chia...
(Thư Xuân Trên Rừng Cao/ Trịnh Lâm Ngân)

 Tất cả đều thiếu, chúng tôi phải mò đi "ký sổ" tại chốt đại đội rồi đến tháng xem như hết tiền. Họ nói chẳng ngoa "Tiền Lính là Tính Liền"
 
Mười ngày có một chuyến xe GMC tiếp tế từ Diên Sanh lên. Xe phải leo tới đỉnh Ông Do, nơi BCH Tiểu Đoàn 105 đóng. Hàng sẽ bỏ xuống cái bãi trống trước mặt căn cứ Ông Do. Các đại đội sẽ tới nhận hàng do chiếc xe không thể bò tới chốt của từng đại đội được. Trung đội sẽ men theo đường tranh tới chốt đại đội đem hàng tiếp tế về chốt mình.
 

Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2025

NHỚ CỔ THÀNH QUẢNG TRỊ VÀ PHƯỜNG ĐỆ TỨ NĂM XƯA – Đinh Hoa Lư


Bản đồ của Pháp Thành Quảng Trị năm 1883 tỷ lệ xích 1/4000 có ghi chú từng nơi đánh dấu Alphabet chữ in hoa (nguồn: Võ Hương An. Tự Điển Nhà Nguyễn)
 
Vài lời thưa trước với bạn đọc
 
CỔ THÀNH HAY THÀNH CỔ
 
Trước 1975 danh từ CỔ THÀNH từng được gọi cho tên Thành Quảng Trị một kiến trúc có từ thời Nhà Nguyễn.
 
Theo cuốn Từ Điển Nhà Nguyễn của nhà Biên Khảo Võ Hương An
 
Thành Quảng Trị (Cổ Thành) đầu đời Gia Long thành là lỵ sở dinh Quảng Trị, đặt tại Phường Tiền Kiên Huyện Thuận Xương. Qua năm Gia Long thứ 8 (1809) mới dời về xã Thạch Hãn, huyện Hải Lăng. Năm Minh Mạng thứ 4 (1823) chỉ mới đắp bằng đất, qua năm Minh Mạng thứ 18 (1837) mới xây gạch. Thành Quảng Trị có chu vi 481 trượng  6 thước (1926.40 mét), cao 1 trượng (4m), dày 3 trượng (12m), có 4 cửa, chung quanh có hào rộng 4 trượng 6 thước (18.40m), sâu 8 thước (2.40m). Thành này hoàn toàn bị phá trong chiến trận năm 1972. (trích)
 
Ngoài ra chúng ta nên phân biệt Cổ Thành với Làng Cổ Thành (hình dưới).
 
Trước 1972 người thành phố QT gọi tắt Cổ Thành là "THÀNH". Nói "Thành" nhưng ai cũng hiểu đó là Cổ Thành QT
 
Vd:
- Khi hôm có pháo kích trong Thành
- Ba hắn làm lính trong Thành
- Đi vô Cửa Hữu, Cổng Thành Đinh Công Tráng

Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2025

TIẾNG CHUÔNG GIAO THỪA CHÙA THIÊN MỤ - Trần Kiêm Đoàn



Có những hồi chuông chùa nghe một đời chưa dứt tiếng ngân.
Tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân trong tâm tôi gần tới 80 năm vẫn còn vang vọng.
Đây chẳng phải là hồi chuông chùa Thiếu Lâm tự trong chuyện võ hiệp Kim Dung hay tiếng hát "chẳng phải là hoa, chẳng phải sương" của nhân vật Gia Gia trong tiểu thuyết ngôn tình của Quỳnh Dao vừa mới mất mà là tiếng chuông ngân sống thực đời thường.
 

Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2025

THOÁNG HƯƠNG XƯA – Đinh Hoa Lư

       
            

Người ơi, còn nhớ mãi trưa nào thời nào vàng bướm bên ao
Người ơi, còn nghe mãi tiếng ru êm êm buồn trong ca dao...
                                                    (Hương Xưa – Cung Tiến)
 
***
 
 Có môt loài cây tôi chưa bao giờ thấy được tại xứ người đó là cây sầu đông. Hôm nay chợt thấy lại hình ảnh những lùm hoa này trên mạng Internet làm tôi nhớ về những cây sầu đông năm cũ.
 
Hình ảnh cây sầu đông chẳng lạ gì trong một thời bé bỏng cho đến lúc lớn lên độ tuổi thanh niên và bước đầu xa rời Quảng Trị. Ngày đó, tôi đã có những lúc gần gũi với loài cây này cho đến lúc cùng nhau giã biệt xóm xưa, thành cũ; tất cả đều ra đi cho đến bây giờ.
 

Tôi muốn viết hay giản dị hơn là nhắc lại đến sầu đông tức là lúc bầu trời thành phố Quảng Trị không còn u ám hay nặng chình chịch hơi nước, những ngày cuối đông. Tháng Giêng vội vả 'bỏ đi' rồi những cánh mai vàng thực sự rụng hết. Thời gian này là lúc những khóm lá xanh lục của sầu đông bắt đầu thi nhau che khuất những cành cây khẳng khiu của chúng.
 

Thứ Tư, 8 tháng 1, 2025

LỚP TÔI VỀ THĂM CĂN CỨ HẢI QUÂN CỬA VIỆT – Đinh Hoa Lư


Hình: Căn Cứ Hải quân Cửa Việt VNCH 1972 trong hình lục giác màu đỏ

Tỉnh Quảng Trị cho đến thời điểm 1972 muốn về Căn Cứ Hải Quân Cửa Việt ai cũng theo con đường tỉnh lộ Quảng Trị - Bồ Bản cặp theo sông Thạch Hãn để về. Thời gian này có một phương tiện đó là mấy chiếc xe lambretta 3 bánh chở khách làng quê từ Q.T về Bồ Bản (trong bản đồ trên đề là Bồ Bảng) nhưng người QT chỉ gọi là Bồ Bản. Từ Bồ Bản đi bộ không bao xa thì đến Cửa Việt.

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2025

PHỐ XƯA QUẢNG TRỊ MỘT THỜI COI "BÁO CỌP" – Đinh Hoa Lư



Chào bạn đọc
 
Thật sự mà nói, nhóm chữ "coi báo cọp" là từ khá xưa, trước 1975 miền nam hay nói. Thời này bên quê nhà chúng ta có thể hiểu đại khái đó là "coi báo ké" chứ không có gì khác. Nói rõ ra, chữ "coi báo cọp" dành cho khách ghiền đọc tin tức mà chẳng hề bỏ tiền ra mua cho tiệm sách một tờ báo nào hầu giúp cho tiệm khá thêm "chút chút". Xin bạn đọc thông cảm cho người khách ngày xưa đó, lý do chính yếu là khách chẳng có tiền. Con mắt thì muốn coi nhưng cái túi không chẳng hề "cho phép"? "Nghèo là cái tội" - nói như nhà văn hay triết gia nào đó.

Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2024

CHUYỆN LẠ VỀ ĐẶT TÊN – Đặng Xuân Xuyến



                                   (Chuyện của nhà mình)
 
Mẹ đặt tên chị cả là Dung, bác (anh ruột của bố) đổi tên là Dỡ vì: "Bố nó tên là Dực thì nó tên là Dỡ". Sợ bố buồn nên mẹ không trái ý bác.
 
Rồi sinh anh trưởng, mẹ đặt tên là Tuấn, bác (anh ruột của bố) lại đổi tên vì: "Rực Rỡ thì phải Sao" (quê mình phát âm lẫn lộn mấy từ này). Vì không muốn bố buồn, mẹ lại lần nữa không cãi bác.
 
Đến đận sinh mình, Mẹ đặt tên là Xuân, bác (anh ruột của bố) dứt khoát quan điểm: "Đã Rực Rỡ Sao rồi thì phải là Vàng". Mẹ không nhất trí vì "tên đó xấu, lớn lên cháu nó dễ bị bạn bè trêu chọc, tổn thương". Bố cười với bác: "Hai cháu lớn bác đã đặt tên rồi. Thằng cu này, bác để mẹ cháu đặt tên cho cháu". Bác dỗi, không nói chuyện với bố đến mấy tháng.
 
Tưởng tên Xuân sẽ thành tên gọi chính thức của mình nhưng đến năm lên 5 tuổi, bà mợ (mợ của mẹ) thấy mẹ nhắc: "Xuân chào bà đi con!" thì mắng mẹ “dám lấy tên cụ của cậu đặt tên cho con”. Mẹ xin lỗi bà vì không biết có kỵ tên là Xuân nên "nhờ bà thay tên cho cháu". Bà chốt: "Anh nó tên là Xao thì nó tên là Xuyến". Thế là tên Xuyến theo mình đến giờ.
 
Rồi, sau khi mẹ sinh mình 2 năm, mẹ sinh thêm em gái, đặt tên là Nhung, không có ai ý kiến này kia về tên của em cả. Bố yêu em lắm, vì em đẹp nhất trong 4 đứa con. Tiếc là năm em 3 tuổi đã bỏ bố mẹ mà đi. Mẹ ngất lên ngất xuống ngày em mất. Bố đấm ngực kêu trời khi mất em. Có lẽ em mất là để đổi mạng sống cho mình vì cũng vào năm đấy, mình bị nhiễm trùng rồi "chết lâm sàng". Lúc hạ huyệt, mẹ nhất quyết không cho hạ huyệt, cứ một hai: "Con tôi còn sống! Con tôi còn sống!". Để xác thực với mẹ là "cu Xuân đã chết", mọi người "mở linh cữu" và giật mình khi thấy "cu Xuân" thoi thóp thở.
 
Chuyện lạ không chỉ ở chuyện mình sống lại vì tình yêu của Mẹ, mà lạ thêm ở chuyện đặt tên: 3 đứa lớn, khi mẹ đặt tên đều bị họ hàng phản đối, rồi buộc phải thay tên thì cứ "phởn phơ" sống, mặc giông bão cuộc đời xô đập, còn đứa út khi mẹ đặt tên, họ hàng không ai phản đối thì mới 3 tuổi đã bỏ bố mẹ mà đi.
 
Chỉ là kể lại chuyện lạ về đặt tên của nhà mình mà khóe mắt thấy cay cay.
 
                                                          Hà Nội, 29 tháng 04 năm 2020
                                                                    Đặng Xuân Xuyến

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2024

CAO HUY THUẦN BIẾT BAO GIỜ CÓ LẠI – Trần Kiêm Đoàn



 Tin anh Cao Huy Thuần vừa ra đi, đột ngột và xót xa quá!
 Nhớ mới tuần trước, chia sẻ tin thầy Thích Chân Trí, trụ trì chùa Phước Điền vừa tạ thế ở Huế, anh Cao Huy Thuần viết email chia sẻ:

"CHT thăm và rất nhớ TKĐ. Tôi cũng xúc động. Hồi Đệ ngũ hay Đệ lục gì đó, tôi sinh hoạt GĐPT với thầy Thiên Ân ở chùa Quan Âm gần Phước Điền. Còn thầy Đức Tâm, ôi thầy Đức Tâm thương quý, năm 1980 tôi về gặp thầy sau 16 năm biệt xứ, hai thầy trò ôm nhau, tưởng chừng 16 năm chỉ là hôm qua. Những ông Thầy… những ông Thầy… mất đi, mất dần, cả một thế hệ mất dần, mất đi, chúng ta cũng thế, một thế hệ trong sáng, nhiệm mầu, biết bao giờ có lại. "

                                                                                Cao Huy Thuần
 

Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2024

LIÊN TƯỞNG TỪ “Ổ MÌ XÍU” TUỔI THƠ ĐẾN “THỊT XÁ XÍU” BÂY GIỞ - La Thụy



Mấy hôm nay, ăn sáng tôi hay dùng bánh mì kẹp thịt, dù cũng khá ngon, nhưng sao tôi vẫn cảm thấy không bằng“ổ mì xíu” của quê hương Quảng Trị mà tôi đã từng ăn từ thời còn nhỏ.
  
Ôi! “ổ mì xíu” nóng giòn, được ăn vào sáng mùa đông lạnh buốt của các xe đẩy bán hàng rong lấy bánh mì từ lò Đắc Lập (gần nhà máy đèn thị xã Quảng Trị) về chế biến, lúc tôi còn học tiểu học, sao mà ngon đến thế!


“Ổ mì xíu” này không hề có rau, dưa leo, đồ chua... như ổ bánh mì kẹp thịt bây giờ. Ổ mì xíu Quảng Trị bình dị, chỉ đơn giản thịt xíu kho, “nước xíu” thật ngon để chan vào giữa ổ bánh mì.“Ổ mì xíu” là cách nói tắt của “Ổ bánh mì xá xíu”
 
Nước thịt xíu kho rim sánh vàng nâu cánh gián, chỉ chan với bánh mì cũng thơm ngon lạ lùng
 
Tìm hiểu “xá xíu” có nghĩa là gì? Tôi biết:
 
Thịt xá xíu người Hoa (Char siu -) được hiểu là thịt heo quay, nướng hoặc kho rim.
 
Xá xíu là món ăn có nguồn gốc từ Quảng Đông, Trung Quốc được làm từ cách quay hoặc nướng thịt heo ở nhiệt độ cao. Thịt heo được chọn để làm xá xíu thường là phần thịt vai, được lạng bỏ phần xương, tẩm ướp gia vị và mang đi quay, nướng trên lửa ở nhiệt độ cao.
 
Theo thời gian, xá xíu theo chân những người Hoa di cư du nhập vào Việt Nam và trở thành món ăn quen thuộc và hấp dẫn đối với người dân nơi đây đặc biệt là ở miền Nam.
 
Ngày nay, xá xíu đã được chế biến và kết hợp với nhiều món ăn khác nhau như: bánh bao xá xíu, hủ tiếu xá xíu, mì xá xíu,...và được khá nhiều người yêu thích và đón nhận.
 
Tìm hiểu thêm (xá xíu) có âm Hán Việt và có nghĩa như thế nào, ta thấy:

có âm Hán Việt là XOA THIÊU

XOA 
1. bắt chéo tay
2. những thứ có đầu toè ra
3. dạng ra, khuỳnh ra
4. cái chĩa, cái nĩa, cái đinh ba
5. Đâm, xiên
 
THIÊU, THIẾU 
Đốt, đun, nấu, quay, xào, nướng
 
Như vậy, có lẽ ban đầu, người Quảng Đông, xiên thịt heo để quay nướng trên ngọn lửa có nhiệt độ cao. Sau này, họ chiên xào, kho rim thành món “xá xíu” như bây giờ.
 
Tìm trên mạng, tôi thấy “bánh mì xá xíu” của Huế, Đà Nẵng,... không giống như “mì xíu” mà tôi từng được ăn thuở còn nhỏ ở quê nhà Quảng Trị.
 

Bánh mì thịt xíu - kiểu Huế (hình lấy từ trên mạng)

Bánh mì thịt xíu Đà Nẵng (hình lấy từ trên mạng)

Thịt xá xíu người Hoa (Char siu -叉烧)

Đi ăn quán, tôi thấy “thịt xá xíu” của tô mì hoành thánh và các món ăn khác không hề giống như “thịt xíu” trong “ổ mì xíu” tuổi thơ của tôi ở Quảng Trị, thập niên 1960s một chút nào cả!

Có lẽ “thịt xá xíu” mà tôi thấy ở trong tô mì hoành thánh, trong tô hủ tiếu là phần thịt vai được người Hoa chế biến bằng cách tẩm ướp, chiên (hoặc nướng) cho vàng đều các mặt, rồi mới đun với chút ít nước sôi cho thịt chín mềm, thấm vị

Thịt xá xíu người Hoa (Char siu -叉烧)

Còn “thịt xíu” trong “ổ mì xíu” mà tôi ăn thời còn nhỏ ở quê nhà, là thịt heo ba chỉ được kho rim một cách đặc biệt nên “thịt xíu”“nước xíu” chan vào bánh mì thật thơm ngon...

          Thịt xíu và nước xíu chan vào ổ bánh mì ở Quảng Trị  trước năm 1972

Kỷ niệm tràn về, cảm xúc dâng trào làm tôi bồi hồi nhớ mãi tuổi thơ hoa mộng một thời ở cố hương! 
                                                                                              La Thụy