BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2022

CHỮ XUÂN 春 - Phiếm luận của Đỗ Chiêu Đức


Thiên hữu tứ thời XUÂN tại thủ
               
Thiên hữu tứ thời XUÂN tại thủ 天有四時春在首, là "Trời có bốn mùa, XUÂN là mùa đứng đầu". XUÂN là chữ Hội Ý trong Lục Thư là một trong 6 cách hình thành chữ Nho, theo diễn tiến của chữ viết như sau:

     Giáp Cốt Văn        Đại Triện     Tiểu Triện    Lệ Thư   Chữ Dị Thể 

Ta thấy:
           
Từ Giáp Cốt Văn cho đến Đại Tiểu Triện đều là hình tượng của bộ Thảo là Cỏ ở phía trên và chữ Đồn bên dưới tượng trưng cho các mầm non của cây cỏ nức đất vươn lên, bên cạnh là  hình tượng của chữ Nhật là mặt trời là ánh nắng của mùa xuân giúp cho cỏ cây phát triển sau những ngày đông tháng giá; nên XUÂN là mùa Xuân, mùa đầu tiên trong năm khi tiết trời trở lại ấm áp. Chưa có chữ NHO nào có diễn tiến phức tạp và thay đổi kiểu viết nhiều như chữ Xuân vậy. Có thể là do những ngày đông rét mướt vạn vật cỏ cây đều héo úa tàn tạ, vào xuân lại được dịp tái sinh, nên các mầm sống thi nhau phát triển, vì thế mà chữ viết cũng phát triển đa dạng theo như vạn vật đang hồi sinh chăng  ?! Mời xem diễn tiến chữ viết của chữ XUÂN qua các hình thức sau đây:
 

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2022

THƠ 1-2-3 CỦA TRẦN MAI NGÂN


   

 
THƠ 1-2-3
 
1
**Khuyến dụ đêm ở lại đừng đi
 
Để nối dài thêm thăm thẳm
Giọt sương rơi đẫm trên cánh hồng nhung
 
Nước mắt nào nóng hổi
Lăn, lăn… xuống má, môi… ướt khuôn ngực đàn bà
Ngoài kia một ngôi sao vừa bỏ bầu trời!
 
2
**Trên cánh môi hồng
 
Thì thầm… thì thầm
Lời an vui hạnh phúc
 
Ấm nồng gửi về nhau
Em chia đôi giọt mật
Anh ngậm cả mùa Xuân…
 
             Trần Mai Ngân
 

CHIỀU 28 THÁNG MƯỜI HAI – Thơ Lê Phước Sinh


   
                          Nhà thơ Lê Phước Sinh
 

CHIỀU 28 THÁNG MƯỜI HAI 
 
Còn ba hôm, năm cũ
thếp lịch muốn rời trang
Trời dường như đọng tuyết
xuýt xoa người ôm người.
 
Năm nay có vẽ sớm
nhiều nơi đổ về quê
Công nhân thời khốn đốn
lo xe pháo bộn bề.
 
Cả năm xoay chật vật
như chiếu manh thụt lồi...
&
Mùa Xuân phải tươi rói
cho nhựa chuyển rần rần
để Gái Trai rạo rực
mới đúng: - Nhật Nhật tân !!!
 
                  Lê Phước Sinh

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2022

BÀI THƠ “THƯƠNG HỮU NHÂN ĐIẾU XUY TIÊU KỸ” CỦA ĐỖ MỤC – Đỗ Chiêu Đức


Đỗ Mục  杜牧
 
ĐỖ MỤC (803-852) tự là Mục Chi 牧之, người đất Vạn Niên Kinh Triệu, thuộc Tây An ngày nay. Ông là cháu của Tể Tướng Đỗ Hựu, đậu Tiến sĩ năm Đại Hòa thứ 2 đời vua Đường Văn Tông (828), từng giữ chức Hoằng Văn Quán Hiệu Thư Lang, lần lừa qua các nơi như Giang Tây, Hoài Nam, Tuyên Hợp. Sau lại giữ các chức như Tả Bổ Khuyết, Thiện Bộ, Tỉ Bộ Viên Ngoại Lang, Mục Châu Thứ Sử, Hồ Châu Thứ Sử, cuối cùng giữ chức Trung Thư Xá Nhân. Thơ của ông thanh thoát phóng khoáng, lời hay ý đẹp chuyên về Thất ngôn Tứ tuyệt và Thất ngôn Luật thi. Đỗ Mục và Lý Thương Ẩn là cặp "LÝ ĐỖ" của buổi Tàn Đường. Sau đây là bài thơ "thương vay khóc mướn" của ông làm thay một người bạn để khóc cho một cô Kỹ nữ thổi tiêu trong Phàn Xuyên Văn Tập 樊川文集.
 

ĐÔI LỜI VỀ BÀI THƠ "EM" CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN – Linh Nguyên



Có những bài thơ tôi đọc không chớp mắt, như bài Em của Đặng Xuân Xuyến:
 
Ta gạ em cạn chén
Thế là em cạn ta
Nửa đời ta trễ hẹn
Em nồng nàn đốt ta.
 
Run rẩy, em ghì ta
Quấn vào ta hoang dại
Thẫn người, ta ngây dại
Uống em từng giọt say.
 
Trời đất như cuồng say
Ngả nghiêng theo nhịp phách
Nửa đời trai trinh bạch
Em nhuộm ta ngả màu.
 
Người ta cho rằng trai gái yêu nhau là do phải lòng nhau, do có duyên mà gặp, hoặc do tiếng sét ái tình. Đó là họ đẹp hóa chuyện làm quen trong tình yêu mà thôi. Nói trắng ra là họ xạo!
 
Thằng đàn ông nào cũng là một thằng thợ bẫy tình! Thằng đàn ông trong bài thơ đang bẫy “em”:
 
Ta gạ em cạn chén
Thế là em cạn ta
 
Hiểu “cạn chén” theo nghĩa đen cũng được nhưng e thô thiển quá. Tôi thấy gã trai không thô thiển, gã tuy phóng đãng nhưng có tâm hồn. Từ “gạ” nói lên bản chất bẫy tình bẩm sinh của gã. Từ “cạn” thể hiện những vùng nghĩa mù mờ của cho-nhận, được-mất, nhiều-ít… trong tình yêu.
 

ĐÊM CUỐI NĂM TUYẾT ĐỔ THẤY GÌ? – Thơ Nguyên Lạc


   

 
ĐÊM CUỐI NĂM TUYẾT ĐỔ
THẤY GÌ?
 
Bâng khuâng cô lữ niềm cố xứ
Đêm nay bông tuyết trắng một màu
Màu trắng tang thương màu lệ tuyết
Tuyết lệ rơi rơi khóc bạc đầu
Cuối năm tuyết chạm miền ký ức
Ly khách thấy gì mà nhói đau?
 
*
Đêm tuyết đổ thấy đời cô lữ
Một nỗi sầu rất đỗi mênh mông
Thấy một thời oan nghiệt xa xăm
Cùng nỗi lạnh xuyên vào ngăn nhớ!
 
Đêm tuyết đổ thấy bao tan vỡ
Ẩn mình trong tiềm thức khói sương
Thấy lụi tàn lứa tuổi thanh xuân
Thấy ly biệt khốn cùng dâu bể!
 
Đêm tuyết đổ thấy dòng lệ khổ
Tiễn người anh cơ khổ ngục tù
Rồi khói mây... vượt trại hận thù
40 năm vợ con ngóng đợi!
40 năm con thơ vẫn đợi
Vẫn đợi chờ... chờ đợi không thôi
Người vọng phu đêm ra nằm nghĩa địa
Ôm bóng trăng... điên. Thê thảm một đời!
 
Đêm tuyết đổ thấy gì tôi hỡi?
Thấy. con đường khập khiễng cha đi
Mặt thống trầm trên đôi nạng sầu bi
Vào tử ngục...
Rồi mạng vong vì niềm tin tôn giáo!
 
Đêm tuyết đổ thấy tôi trở về vùng quê ảo não
Tiếng kêu chiều chim vịt bên nương
Hoài niệm phố xưa... đưa đón con đường
Nhớ tình khúc "Uống ly chanh đường, uống môi em ngọt" [*]
 
Đêm tuyết đổ thấy. trước ngày vượt thoát
Căn chòi hoang đêm thân xác ân cần
- Ôm em đi anh ơi!
ngoài trời mưa lạnh lắm!
- Siết chắc em thêm anh ơi!
Cho bùng vỡ tình này
- Yêu em thêm anh ơi!
Ta tan nhau lần cuối
Mai sẽ rồi "xa cách nghìn trùng"!
Đêm nay cho nhau, cho cả não nùng
Rồi vĩnh biệt mai này ta sẽ...!
 
Đêm tuyết đổ thấy muôn trùng sóng dữ
Thấy sự thét gầm khủng khiếp của trùng dương
Thấy sự nhỏ bé cùng nỗi vô vọng của con người trước sóng cả nộ cuồng
Thấy đói khát. chết chóc. đau thương
thấy những dòng lệ ứa
Mẹ ngất con
Chồng khóc vợ
Thấy uất hận lũ hải tặc hung tàn
Bao trinh nguyên đời đã nát tan!
Gây chi cảnh đoạn trường sinh ly tử biệt?
 
Đêm tuyết đổ. tiếng thời gian thê thiết
Tích tắc. tích tắc. điệp khúc buồn như lời kinh tụng!
Nhớ quê hương. nhớ dòng sông. nhớ tiếng chiều đồng vọng
Nhớ bóng hình tóc rũ bên bến vời trông!
 
Đêm tuyết đổ. có một người đối bóng
Nến lụn. tim tàn. nỗi nhớ mênh mang!
Thấy một thời cùng bao nỗi tang thương
Đêm tuyết đổ cuối năm! Người ơi có biết?
 
*
Đâu đó tri âm người có biết?
Có kẻ đông nay hận bạc đầu
Khóc tuổi thanh xuân đời phi lý
Cuối năm thất chí độc ẩm sầu!
 
Còn đâu! còn gì đâu?
Ly khách sầu tha hương
Một thế hệ nhiễu nhương
Ôi nghiệt oan lịch sử!
 
                      Nguyên Lạc
 
[*] Lời nhạc Trả Lại Em Yêu - Phạm Duy
 

HƯƠNG THU – Thơ Nhật Quang


   
 
 
HƯƠNG THU 
                                 
Rồi có một ngày ta yêu em
Thu ơi!  xin đừng lỗi hẹn
Cho những chiếc lá vàng hong miền nhớ
Phơi ngày dài, đếm từng phút chờ mong
 
Nụ hôn... nhẹ trao em hương nồng
Nhánh cỏ hoa ngát mùa xanh thầm lặng
Như những cánh bướm rong chơi phiêu lãng
Lả lơi hương tình vui ân ái... ngất ngây
 
Ta sẽ níu hương Thu trong vòng tay
Ôm thật chặt, lỡ đông về giá lạnh
Để cỏ hoa  không nhạt màu theo nắng
Tay nâng niu ủ ấp… chiều cô đơn
 
Ta sẽ yêu Thu tha thiết hơn
Nhưng chẳng bao giờ giữ được
Hương Thu sẽ lãng đãng theo mây hồng mơ ước…
Chỉ còn ta, chiều buồn tay với níu hư không.
                             
                                                   Nhật Quang

VIẾT TẶNG NGÀY CUỐI NĂM – Thơ Khaly Chàm


   


viết tặng ngày cuối năm
 
1. thuộc về quá khứ
giũ áo bụi của những ngày tháng cũ
nhiễu nhương hề. sầu rụng nhẹ như không
ngất ngưởng ta một đời như gió hú
hồn lửng lơ theo khói nhập vô cùng
 
ngày thống khổ. khát tình bên vực tối
nhục thể cuồng lời ngọt nhọn như dao
tim loạn nhịp tràn khuya thoi thóp thở
em thuở nào… trầm mộng đắng lòng nhau
 
2. yêu thương tặng Hoàng Vũ Nữ.
cát bụi khóc hình người ta rỗng trắng
xin quy hàng ẩn nghiệp mãi thanh tân
chợt rơi xuống chạm nụ cười sâu thẳm
rực cháy em. ta chết chỉ một lần!
 
tình nồng nhiệt. bổng. trầm hay chỏi ngược
tinh trùng thơm cõi lặng biến thiên rồi
lửa trần trụi tìm môi hồng trú ngụ
tuyệt nhiên nào dìu dục tính lên ngôi
 
                                           tptayninh 2022
                                              khaly cham
 

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2022

BÀI THƠ “KÝ XUÂN” CỦA VƯƠNG BỘT - Đỗ Chiêu Đức


Vương Bột  王勃
 
Vương Bột650676) tự là Tử An 子安, quê quán miền bắc (Sơn Tây), con nhà gia thế, tuổi trẻ tài cao, ông là người đứng đầu trong TỨ KIỆT ở buổi Sơ Đường, được Bái Vương Lý Hiền vời vào phủ cho giữ việc tu soạn và rất tin dùng. Vì một bài thơ trách đùa con gà chọi của Anh Vương, vua Cao Tông nổi giận, sai trục xuất ông khỏi phủ. Ông đi chu du nhiều nơi ở phương nam, cuối cùng chết đuối trên đường đi Giao Chỉ thăm cha, lúc mới 26 tuổi…

THƠ TRẦN ĐỨC TÍN: VÀI TRAO ĐỔI VỚI VŨ THỊ HƯƠNG MAI – Đặng Xuân Xuyến


Nhà thơ trẻ Khét – Trần Đức Tín 
 
Trần Đức Tín là nhà thơ trẻ, sinh ngày 17 tháng 8 năm 1989, gốc người Cà Mau, vào hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021. Thơ của anh xuất hiện khá nhiều trên các diễn đàn, các trang báo trực thuộc các hội văn nghệ do nhà nước quản lý. Anh viết theo kiểu thơ hình thức diễn giải (hậu hiện đại), lối thơ mà các nhà thơ trung thành với lối thơ truyền thống như Trần Mạnh Hảo, Đỗ Hoàng, Nguyễn Khôi, Triệu Lam Châu... gọi là "thứ giặc thơ", thứ “thơ vô lối", “thơ tân con cóc”, thơ phá tiếng Việt. Anh tham gia khá tích cực vào các cuộc thi thơ do các hội văn nghệ trong nước tổ chức, đã giành được vài giải và cũng gặp phải đôi ba ì xèo, kiện tụng quanh chuyện thơ dự thi của Trần Đức Tín có "những nét hao hao giống với con cái nhà người ta.".
 

TƯỞNG, ĐÊM - Thơ Lê Phước Sinh


    
                    Nhà thơ Lê Phước Sinh

 
TƯỞNG
 
TRĂNG non thì chấm Muối Tiêu 
Chín giòn ngọt lịm lại nhiều Tương tư...
 
 
ĐÊM 
 
Phương Nam ươm nụ Tháng Mười Hai
Sương lạnh se se thoảng Hoa Nhài...
 
                                       Lê Phước Sinh

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2022

DĨ CUỒNG, VĨ VĂN - Chu Vương Miện




DĨ CUỒNG

                       Vĩ Văn của Chu Vương Miện
 
Họ hàng nhà này gồm có Vĩ Cuồng, Vỹ Cuồng và Dĩ Cuồng, chúng tôi đề cập từ từ từng dạng loại, không ai nói chung chung mà lại kèm theo một chủ từ đi đằng trước là Bệnh. Bệnh Vĩ Cuồng, mà đã là bệnh hay con Bệnh thì xin bà con cô bác rộng lòng tha thứ, y như Con Nghiện, Con Bạc vậy? xin vào đề ngay kẻo mất thì giờ.
 
DĨ CUỒNG:
 
Là người có bệnh Cuồng sẵn trong người, nhưng không phát tác ra ngoài, phải chờ có cơ hội "hay cơ duyên" hay bất đắc dĩ mới lộ ra nguyên hình, ví dụ:

1- Trong một đơn vị Quân đội, có nhiều binh sĩ bị bắt đi quân dịch trước năm 1963 có một số là nhà giáo, là công chức chính nghạch chỉ số 250 -270, lương sai biệt cao hơn Hạ Sĩ Quan "Trung sĩ" vào lính thì chỉ là binh nhì, công việc rất là khiêm nhường, lính gác ngày, đầu bếp hay làm "cỏ vê" tạp dịch linh tinh như quét nhà, quét lau rửa cầu tiêu, quét kho... Ông Thượng sĩ thấy một anh Binh Bét quét sân trại lôi thôi quá, ông không vừa ý, kêu anh ta lại gần rồi hỏi:
- Vậy anh hồi làm công chức, ngữ như anh thì làm được cái gì?
Anh Binh Bét trả lời: "Dạ làm thư ký soạn văn thư, công văn"
- Vậy ai là người quét nhà? nấu nước?
- Dạ có mấy ông thượng sĩ già không có bằng cấp giải ngũ quét nhà và nấu nước ạ?
 

BÀI THƠ “TÂN NIÊN TÁC” CỦA LƯU TRƯỜNG KHANH – Đỗ Chiêu Đức


LƯU TRƯỜNG KHANH
 
LƯU TRƯỜNG KHANH 劉長卿 (726-786) tự là Văn Phòng, người huyện Tuyên Thành (thuộc tỉnh An Huy ngày nay) giỏi về thơ ngũ ngôn và ngũ ngôn luật. Ông làm quan đến chức Giám Sát Ngự Sử, có giao tình rất hậu với Thi tiên Lý Bạch.        
Mùa xuân năm Chí Đức thứ 3 (758), vì chính kiến bất đồng, từ chức Trưởng Châu Úy của Tô Châu, ông bị biếm đến Phan Châu tỉnh Quảng Đông lãnh chức Nam Ba Úy. Tết năm đó ông làm bài thơ dưới đây để bày tỏ nỗi lòng của mình.
 
新年作               TÂN NIÊN TÁC

鄉心新歲切,    Hương tâm tân tuế thiết,
天畔獨潸然。    Thiên bạn độc san nhiên.
老至居人下,    Lão chí cư nhân hạ,
春歸在客先。    Xuân quy tại khách tiên.
嶺猿同旦暮,    Lãnh viên đồng đán mộ,
江柳共風煙。    Giang liễu cộng phong yên.
已似長沙傅,    Dĩ tự Trường Sa Phó,
從今又幾年 ?    Tòng kim hựu kỷ niên ?
        
    劉長卿                    Lưu Trường Khanh

NGÀY HẮC ĐẠO: CÁCH TÍNH VÀ Ý NGHĨA – Đặng Xuân Xuyến

(Trích từ: 1001 KIÊNG KỴ TRONG TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN của Đặng Xuân Xuyến; Nhà xuất bản Thanh Hóa ; 2010.)
 


Ngày Hắc đạo là những ngày xấu, trăm việc nên kỵ. Cụ thể là những ngày: Bạch Hổ, Chu Tước, Câu Trần, Thiên Lao, Thiên Hình và Nguyên Vu.
 
Cách tính và ý nghĩa của các ngày Hắc đạo như sau:
 
1. NGÀY BẠCH HỔ
 
Theo tín ngưỡng dân gian thì ngày Bạch Hổ là ngày xấu thường gắn liền với tính chất sát phạt, ôn dịch, giết chóc, tai họa nên với những người có phúc đức kém hoặc hay làm điều xấu sẽ dễ gặp những chuyện rủi ro, tai họa.
 
Ngày Bạch Hổ hắc đạo là ngày hung nên làm việc gì cũng xấu, nhất là việc mai táng thì tối kỵ, nếu mai táng vào ngày này thì con cháu ở chốn dương gian sẽ gặp phải rất nhiều rắc rối, hiểm họa.
 
Cách tính ngày Bạch Hổ hắc đạo
 
Ngày Bạch Hổ hắc đạo được quy định cụ thể theo địa chi ngày của từng tháng. Cụ thể là những ngày sau:
- Tháng 1 và tháng 7: ngày Ngọ
- Tháng 2 và tháng 8: ngày Thân
- Tháng 3 và tháng 9: ngày Tuất
- Tháng 4 và tháng 10: ngày Tý
- Tháng 5 và tháng 11: ngày Dần
- Tháng 6 và tháng 12 là ngày Thìn
 

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2022

CÙNG NGẮM TRĂNG THƯỞNG NGUYỆT – Thơ Quách Như Nguyệt, nhạc Trần Chương Lương, ca sĩ Phát Đạt trình bày.


   
                               Nhà thơ Quách Như Nguyệt


CÙNG NGẮM TRĂNG THƯỞNG NGUYỆT
 
Không thể là tình nhân
Mình là bạn nha em
Cùng lân la chữ nhẫn
Mặc tạo hóa xoay vần
Ta ý hợp tâm đầu
Mình tri kỷ thương nhau
 
Tình bạn chẳng thương đau
Đời sống này an lạc
Được, mất chẳng nề hà
Ta sống đời đạm bạc
Yêu chẳng được thì thương
Gặp nhau cười hễ hả
 
Hai ta cùng dạo sông
Lấp lánh nước đen tuyền
Mỗi người một con thuyền
Chòng chành thuyền lướt sóng
Hai con thuyền song song
 
Anh đàn, hát em nghe
Em đọc thơ thưởng nguyệt
Nhạc réo rắt trên sông
Mình tri kỷ tri âm
Tình bạn quá ấm nồng!
 
Ta nhìn nhau, hiểu nhau
Chẳng cần phải nói nhiều
Thương thôi chẳng cần yêu
Ôi tình thương tuyệt diệu!
Trăng sáng đẹp yêu kiều!
 
Biển long lanh ánh nguyệt
Cùng nâng tách uống trà
Đời nhàn du quá tuyệt
Trăng ngọc ngà kiêu sa
 
         Quách Như Nguyệt


     

MỪNG CHÚA GIÁNG SINH CỨU CHUỘC NHÂN THẾ - Đức Hạnh cùng Quý Thi Hữu


  

 
MỪNG CHÚA GIÁNG SINH CỨU CHUỘC NHÂN THẾ
[Noel-25 12 2022]
 
MỪNG vui đại lễ cảnh an bình
CHÚA cả nhơn lành - Vị cứu tinh
GIÁNG hạ trần gian ngời bản tính [1]
SINH khai Sứ điệp ngát ân tình [2]
CỨU nguồn tội Tổ ban hồng phúc [3]
CHUỘC lỗi nhân loài tỏa ánh minh
NHÂN nghĩa Ngôi Lời trao sự sống
THẾ nhân cảm tạ Đấng quên mình…[4]
 
Đức Hạnh
Giáng Sinh - 2022
 
[1] "Ðấng Thiên Chúa hóa thân làm người ấy lại tự đồng hóa với mỗi một con người sinh ra trên cõi đời này, nhất là những con người bé mọn nhất trong xã hội. Ngài đã nói: tất cả những gì các người làm cho một trong những kẻ bé mọn nhất là các người làm cho chính Ta. Từ đây, người ta chỉ có thể gặp gỡ được Ngài qua tha nhân. Tất cả những gì người ta làm cho tha nhân là làm cho chính Ngài. Lễ dâng làm đẹp lòng Ngài nhất chính là những gì người ta trao tặng cho tha nhân, nhất là những người nghèo hèn túng thiếu hay bất cứ ai cần sự giúp đỡ".
[2] "Hài Nhi được Đức Trinh Nữ Maria sinh ra cho chúng ta, là Sứ điệp cao cả của Giáng Sinh. Đó là Thiên Chúa là Người Cha tốt lành và tất cả chúng ta là anh em của nhau.
Sự thật này là nền tảng của cái nhìn Ki-tô giáo về con người. Tình huynh đệ mà Đức Giêsu Kitô đã ban: Chân lý yêu thương - nếu không có tình yêu thương thì những nỗ lực của chúng ta - cũng sẽ trở thành vô ích.."
[3] Tội Tổ Tông, hay còn gọi là Tội Nguyên Tổ, Tội Tổ Tông truyền, hoặc nguyên tội là một tín điều của Hội thánh Công giáo, ám chỉ đến tình trạng mắc tội ngay từ khi sinh ra của tất cả mọi người, xuất phát từ sự sa ngã của Adam do ăn trái cấm trong Vườn Địa Đàng.
[4] Đức Giêsu, Con Thiên Chúa “thí mạng mình” đã thể hiện tính cao độ nhất của tình yêu Thiên Chúa dành cho con người.
“Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Jn 15,13)
 
 
THƠ HỌA:
 
 
ÂN SỦNG CHÚA TRỜI
 
MỪNG đón Nô En cảnh thái bình
CHÚA ban hạnh phúc khắp hành tinh
GIÁNG thăng đời sống luôn tròn lý
SINH tử dương gian mãi hợp tình
CỨU những mảnh đời xa bóng tối
CHUỘC bao thân phận đến bình minh
NHÂN quần thân ái, buông thù hận
THẾ giới xem nhau bạn với mình.
 
Sông Thu
(Mùa Giáng Sinh 2022)