BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Năm, 15 tháng 7, 2021

MỘT THOÁNG HƯƠNG ĐỒNG GIÓ NỘI – Nhật Quang

                       (Thân tặng bạn Trường Xuân)
 
Ảnh minh hoạ: Dòng kênh Rivera (Tân Hiệp- Kiên Giang)
 
                                                         
Đã lâu lắm rồi tôi mới có dịp về thăm lại người thân, bạn bè ở một vùng quê miền Tây, nơi đây với những cánh đồng lúa bát ngát, mênh mông, có lũy tre xanh nghiêng nghiêng soi bóng bên dòng sông thơ mộng… mỗi khi hoàng hôn  buông xuống, cảnh chiều quê thật yên bình, lưng trời văng vẳng tiếng sáo diều vi vu và từ giáo đường tiếng chuông vang vọng ngân nga gợi cho người viễn xứ nỗi man mác nhớ về quê hương.
   

DỌC ĐƯỜNG GIÓ BỤI, ĐOẢN KHÚC 76 - 80 (TRONG 100 ĐOẢN KHÚC) – Thơ Khaly Chàm


   
                        Nhà thơ Khaly Chàm


trích đoản khúc: dọc đường gió bụi
 
76.
nụ cười đốm lửa ma trơi
luồn xuyên mạch máu rã rời tứ chi
chơi trò cởi áo, nhu mì
này em, cuồng vọng a tỳ là đâu ?
 
77.
máu loang biển mặn pha màu
ướp hương lý tưởng van cầu xin chưa
từng giờ cái chết cù cưa
kính thưa: trời đất cũng vừa vô minh
 
78.
với em, giọt lệ nhân tình
ta mang vào đất tỏa nghìn hào quang
môi hôn cho cạn nồng nàn
tan theo bọt rượu đẫm càn khôn xanh
 
79.
khói rơm níu bóng độc hành
câu thơ tạ lỗi dỗ dành hồn quê
thèm nghe tiếng mẹ vọng về
hời ru nước mắt não nề âm xưa
 
80.
oằn thân cò chạm sông mưa
khẳng khiu tay với sao vừa mừng vui
mẹ ơi. tro bụi ngậm ngùi!
lung linh ký ức thơm mùi tóc mây
 
khaly chàm
 

VỀ CHI TÌM LẠI THỜI QUA? – Thơ Nguyên Lạc

 
   
                        Nhà thơ Nguyên Lạc
 

VỀ CHI TÌM LẠI THỜI QUA?
 
Về đây chỉ những tàn phai!
Hắt hiu chốn cũ đâu rồi thân quen?
 
Phố xưa giờ của người dưng
Đường xưa hụt hẫng lạ từng bước chân
Công viên ghế đá căm căm
Cô đơn thân mỏi… thôi nằm ôm đêm!
 
Ôm luôn mộng vỡ xuân hồng
Ôm luôn nhức nhối vết thương chưa lành
Mười năm đời mãi loanh quanh
Về đây chỉ thấy hư không một trời
 
Về chi? Ôm bóng trăng côi
Chốn xưa lạ lẫm đâu người tôi yêu?
Công viên ghế đá lạnh nhiều
Đâu bằng nỗi lạnh cô liêu hồn người!
 
Về chi? Để khóc tôi ơi!
Trong lòng phố cũ thấy đời quạnh hiu
Mười năm tìm lại dấu yêu
Góc xưa hò hẹn nghiêng xiêu nguyệt hàn!
 
Về chi? Khóc mộng xuân tan!
Tìm chi? rồi khóc thời gian lạnh lùng!
Chắc gì nhân thế tình chung
"Làm sao níu lại được dòng nước xuôi?"
 
Đủ chưa để lãng quên đời?
 
                                           Nguyên Lạc
 

Thứ Ba, 13 tháng 7, 2021

UỐNG CHẬM LY CHIỀU – Thơ Tịnh Bình

 
    
                Nhà thơ Tịnh Bình


UỐNG CHẬM LY CHIỀU
 
Không hối hả
Nhịp xe chầm chậm
Thấp thỏm mặt người sau lớp chắn khẩu trang
Những lối phố dư thừa gió nắng
Thèm một chuyến xe quen...
 
Phố nhớ hơi người
Đâu rồi hỗn độn thanh âm
Những sáng trưa chiều trôi đi lằng lặng
Ngày nối ngày mong Covid tan...
 
Chiều bảng lảng
Chiếc lá rơi không biết về đâu
Ngọn đèn đường thắp nỗi ưu tư
Phố trầm lặng chưa tan mùa giãn cách
Uống chậm ly chiều
Sóng sánh bóng hoàng hôn...
 
                                       TỊNH BÌNH
                                         (Tây Ninh)

 

GIÃ MÙA, PHÍA KHÔNG EM – Thơ Đặng Xuân Xuyến


   
                               Nhà thơ Đặng Xuân Xuyến
  
 
GIÃ MÙA
(tặng Vân)
 
Đã rằng,
thì cứ giả vờ
Mà không lặng lẽ như tờ giấy than
Giật mình
nửa giấc mơ tan
Thoảng cơn gió lạnh khẽ tràn qua khe
Vẳng nghe xa
Quốc gọi hè
Nhành Xuân
ờ đã
loe hoe giã mùa.
 
Hà Nội, đêm 14 tháng 6-2021
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
 

KHẨU TRANG – Thơ Lê Phước Sinh


   
 

KHẨU TRANG
 
Anh đưa cái Khẩu trang
Cười cười chẳng thèm nói
lặng lẽ mở cái túi
của Em, Em đeo vào.
 
Ờ sợ mê, chứ sao
biết đâu rồi thấm thuốc
dẫn đi theo chân mãi
phố thị trố mắt nhìn.
 
Giấu đâu ửng cái tình
làm sao che đôi mắt
thương nhau thì thú thật
khẩu hiệu phá khẩu trang.
 
Để Anh hôn, ờ ngoan...
 
LÊ PHƯỚC SINH
Sài gòn 8 tháng 7.
 

Thứ Bảy, 10 tháng 7, 2021

ĐƯA EM VỀ LẦN CUỐI – Thơ Quách Như Nguyệt


    
                               Nhà thơ Quách Như Nguyệt

 
ĐƯA EM VỀ LẦN CUỐI
 
Em về nhé, dẫu trời mưa nặng hột
Muốn giữ em, níu kéo chẳng cho về
Chiều hôm nay, ngàn đời không mai một
Đưa em về, anh gìn giữ cho em
 
Em về nhé mặc dầu anh chẳng muốn
Còn gì bằng cùng nghe tiếng mưa rơi
Mưa lớn quá, mỗi lúc mưa một lớn
Cơ hội này mấy thuở có em ơi
 
Tuổi mười bốn, em ngây thơ trong trắng
Tình yêu đầu, em ngơ ngác thương anh
Anh trưởng thành, hơn hai mươi mốt tuổi
Tuy yêu bé nhưng không là tình cuối
 
Yêu bé nhiều nhưng cố không mê muội
Bé ngoan hiền, dễ thương quá bé ơi!
Chẳng dám nói… dẫu yêu thương quá đỗi
Bé yêu à, ta ngừng lại ngay thôi!
 
Bé về nhé… dẫu trời mưa tầm tả
Sau lần này, ta tránh gặp, bé nha
Còn nhỏ quá, làm sao mà bé hiểu?
Tình cảm anh rắc rối, lắm phong ba…
 
Không muốn dính đời anh vào đời bé
Không muốn em phải khổ sở, đoạn trường
Đưa em về lần cuối, thấy đau thương!
Hiểu cho anh, sau này em sẽ hiểu...
 
                                               Như Nguyệt
 

HAI CÁI KHÙNG ĐẸP GẶP NHAU! - Tản mạn của Châu Thạch


Lê Thiên Minh Khoa và To Doan
 

Thơ là gì nhỉ? Có rất nhiều định nghĩa về thơ nhưng chưa có ai định nghĩa thật đúng về thơ. Châu Thạch cũng học đòi định nghĩa thơ theo ý riêng của mình. Thơ đối với tôi là cái đẹp. Những bài viết ra có vần có điệu thực chất nó không phải là thơ, nó chỉ diễn tả cái đẹp và chính cái đẹp mà nó diễn tả mới là thơ.  Như vậy thơ là bông hoa, là cánh bướm, là bầu trời, là tâm hồn con người, là tất cả cái gì trên thế gian nầy làm cho con người cảm động và khen ngợi, kể cả thứ tầm thường, nhỏ nhất như tấm ảnh của một ai kía, được chụp trong một cơ duyên nào đó.
 

PHẠM NGỌC THÁI VÀ TUYỆT TÁC THI CA HIỆN ĐẠI VN - Nguyễn Thị Xuân


                                                                 
Nguyễn Thị Xuân
GV Trường THPT Ba Đình Hà Nội
 
                    
Tôi đã bình bài này từ mấy năm trước, sau đó được nhà thơ đưa vào xuất bản trong tập: "Cánh đại bàng của thi ca đương đại VN", Nxb Thanh niên 2019 - Nay thu gọn bài bình lại một chút, xin đăng để bạn đọc cùng thưởng lãm một tuyệt tác thơ tinh của anh.
 
                 
ANH VẪN VỀ      
THEO DÒNG LỆ EM TIẾC NUỐI
 
Em nói với tôi rằng: "Muốn có một đứa con…"
Dù xa cách nhớ nhau trong hoài niệm
Năm tháng dáng hình em hiển hiện
Phía chân trời thắp sáng lửa tim tôi.
 
Người thục nữ tôi yêu, những năm cuối cuộc đời
Cho tới lúc nấm mồ anh xanh cỏ
Em hãy thắp nén hương lòng tưởng nhớ
Để hồn anh siêu thoát dưới trời âm.
 
Gặp em muộn rồi, bóng xế hoàng hôn
Tóc cũng bạc đôi phần dẫu tim còn khao khát
Ngày anh khuất chắc làm em thổn thức
Nước mắt tràn trên nấm mộ thương yêu.
 
Thì đời này, em ạ! có trớ trêu
Nhưng ta đã bên nhau sưởi ấm mùa đông rét
Anh hôn lên đôi môi em, như một vầng trăng khuyết
Thấy cả bầu trời du ngoạn cõi hồn xanh.
 
Lại bùng cháy trong thơ ngọn lửa trái tim
Ngọn lửa của tình yêu vĩnh diệt
Em đừng khóc cho lòng anh thêm tan nát
Có rời chốn dương trần, anh không chết đâu em.
 
Chỉ hóa kiếp mình tiếp cuộc trường sinh
Cùng thi ca, anh sẽ sống muôn đời trong nhân thế
Vẫn khắc khoải quanh nàng vào nỗi nhớ
Với mối tình nồng thắm của em yêu.
 
Nếu giây phút nào em lạc bến cô liêu!
Giọt lệ thơ rơi nhòa trang giấy trắng
Hãy tìm đến nấm mồ anh, miền xa vắng
Rồi âm thầm một chút khóc cho nhau.
 
Anh thương em đời gặp cảnh bèo dâu
Em nhớ về anh sống kiếp chàng du mục
Thời trai trẻ phong trần qua chiến tranh loạn lạc
Cả cuộc đời chỉ ham thích thơ văn (*)
 
Anh tìm đến em, lúc đã tàn úa mái đầu xanh
Yêu tha thiết mà cách ngăn thế giới
Anh vẫn về theo dòng lệ em tiếc nuối
Và yên lòng nơi nấm mộ ngàn thu...
                  
                                                Phạm Ngọc Thái
 
(*) Câu thơ trên do chính tác giả sửa lại, so với bản in trong các tác phẩm trước.
               
 
Nhà thơ Phạm Ngọc Thái        
 
  

RU TÌNH, HƯƠNG SEN – Thơ Nhật Quang


   

     
RU TÌNH
 
Ru tình… tôi gửi hồn thơ
Về bên cánh võng êm mơ… giấc nồng
Dịu dàng áo lụa Hà đông
Môi cười, má lúm thêm hồng nét duyên
 
Ru tình… tôi với ước nguyền
Men đời ngọt, đắng vẫn nguyên ý lòng
Nồng nàn em - ấm tay hong
Lời yêu trong mắt đã đong đầy tình
 
Ru tình… tôi gửi chuyện mình
Giấu vào tim một bóng hình quen xưa
Nhớ thương rồi cũng như mưa
Tan theo bọt nước cho vừa… xót xa!
 

TIẾNG DIỀU BAY, CÁNH THƯ CUỐI HẠ - Thơ Tịnh Bình


    

 
TIẾNG DIỀU BAY
 
Thổn thức mùa gió cũ
Thổi qua miền tuổi thơ
Triền đê hoa cỏ dại
Thầm thương nhớ vô bờ
 
Nhặt ngày xưa xa lắc
Hồn nhiên cọng cỏ gà
Ngây thơ trò trận giả
Sáo diều còn ngân nga
 
Thương những chiều xa ngái
Mùa ấu thơ xanh ngời
Buông mình trên vạt cỏ
Ngắm cánh diều lặng trôi
 
Ngày về nghe man mác
Khoảng trời quê trong ngần
Kéo từng sợi gió mềm
Tiếng diều bay thinh lặng...
 

Thứ Năm, 8 tháng 7, 2021

BA CHIÊU THỨC MỞ ĐƯỜNG CHO THƠ ĐI TỚI BẾN – Phạm Đức Nhì


Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì

 
Lời Nói Đầu
 
Vào cuối thập niên 30 của thế kỷ 20, khi phong trào Thơ Mới đang nở rộ, một thi sĩ trẻ tài năng vì hoàn cảnh trớ trêu, đã phải dai dẳng chất chứa trong lòng một nỗi tủi nhục buồn sầu sâu nặng. Nhưng chính nhờ cái tâm sự tủi nhục buồn sầu đó ông đã sáng tác 2 bài thơ trong đó có một bài được đánh giá rất cao về giá trị nghệ thuật. Đó chính là thi sĩ Vũ Hoàng Chương và hai bài thơ được đề cập đến là Phương XaSay Đi Em.
 

DỌC ĐƯỜNG GIÓ BỤI, ĐOẢN KHÚC 71 - 75 (TRONG 100 ĐOẢN KHÚC) – Thơ Khaly Chàm


    
                          Nhà thơ Khaly Chàm


trích đoản khúc: dọc đường gió bụi
 
71.
tôi nhìn tôi quá linh thiêng
ngậm nỗi sợ hãi ngồi thiền với ma
tìm tôi trong mắt di đà
sặc mùi thời cuộc thở ra nụ cười
 
72.
khói sương vờn ám mặt người
hoàng hôn rụng vỡ tím mười ngón tay
u minh trì nặng đất quay
quán tâm ngờ vực tù đày riêng ta
 
73.
vách đời ký tự điêu ngoa
thời gian ruỗng mục maha sắc màu
sững nhìn vỡ trắng tầng cao
lặng nghe âm rụng tan vào chân mê
 
74.
chữ kinh tàn tật ngô nghê
hạt tràng thảng thốt lời thê thiết buồn
âm hồn nhập thể khua chuông
hình thôi miên lửa trần truồng lai sinh
 
75.
gông cùm gãy quặp câu kinh
sông mê xác dạt phía bình minh chưa
sững nhìn thần vía trong mưa
rền vang tiếng hú… gió đưa ngút trời
 
                                         khaly chàm
  

NGÀY BUỒN! – Thơ Trần Mai Ngân


   


NGÀY BUỒN!
 
Buổi sáng
Ban mai vẫn tiếng chim hót
Sao đường phố chưa chịu thức dậy
Những ngôi nhà, hàng quán cửa đóng im
Dòng xe thưa thớt… đôi ba người lặng lẽ…
Sài Gòn ơi! Vĩnh Long ơi… giọt sương hay nước mắt…
 
Buổi trưa
Nắng cứ mặc - mưa bỏ mặc
Trong cánh cửa sổ có đôi mắt nhoà
Sài Gòn ơi! Vĩnh Long ơi… 130km
Mà cách xa mà vời vợi đợi chờ…
 
Buổi chiều
Chiếc tivi bản tin thời sự
Những con số màu đỏ, những tỉnh thành màu đỏ
Những phận đời… tôi nghe rất rõ
Không cố tình nhưng gieo trách oán cho nhau…
 
Đêm
Đêm trằn trọc thở dài - đau…
Tiếng còi xe cấp cứu
Lại có người cách ly
Đi trong vội vã và hốt hoảng…
 
Tôi nói với em… ta hãy nguyện cầu
“Vũ trụ ơi xin đoái thương
Cho người sống lại đời thường bình yên!”
 
                                          Trần Mai Ngân
 

VỀ 2 CÂU THƠ THẾ LỮ MƯỢN LỜI CỦA KỸ NỮ - Nguyễn Khôi



                                      
Ngày trước đọc thơ Thế Lữ, đến bài "Bên sông đưa khách", mở đầu là 2 câu thơ cổ Trung Hoa :                     
 
"Lòng em như nước Trường Giang ấy                    
Sớm tối theo chàng tới Phúc Châu"                                              
                                        (Lời Kỹ nữ)
 
Nguyễn Khôi không biết Đường Thi hay Tống Từ, nên có hỏi Nhà thơ Hoài Anh (1936-...) quê Hà Nam, người rất am hiểu thơ Trung Hoa, anh bảo : hồi mới ra Hà Nội , mình hay đến "quán trà Phúc Châu" của chú Khách, chủ quán có treo 2 câu thơ chữ Hán :  
                                   
"Thiếp tâm chính tự Trường giang thủy                         
Nhật mộ tùy lang đáo Phúc Châu".
 
Tìm Đường Thi không thấy, hỏi chú Khách thì chủ quán cũng không rõ xuất xứ của 2 câu thơ trên ?

HỒN CA DAO – Thơ Nguyên Lạc


   


HỒN CA DAO
 
Ca dao câu hát chim quyên
chim bay xuống đất "chim quyên ăn trùn"
còn ta không phải anh hùng
ta thời lỡ vận lên rừng đốt than
 
khói than che mất trăng vàng
có che hết được nỗi buồn trăm năm?
đốt than vẫn nhớ em rằm
thôi ta đành phải bỏ rừng về xuôi 
 
Ca dao khúc hát bùi ngùi
Lời ru thương nhớ bạn ơi chín chiều
"Chiều chiều chim vịt kêu chiều
Bâng khuâng nhớ bạn chín chiều ruột đau"
 
Ca dao thương nhớ ngày nao
Lời ru mẹ hát thuở nào nằm nôi:
"Sao khuê chín cái nằm dài
Thương em từ thuở tình ngoài nghĩa trong
Sao vân muôn cái mịt mùng
Thương em từ thuở nghìn trùng cách chia" *
 
Cách chia rồi đã cách chia
Bể dâu cuôc thế xa lìa biệt li
Ca dao theo gót người đi
Hành trang cuộc lữ phòng khi nhớ về
 
Tha hương vẫn mối tình quê
Cố nhân cố lí não nề xuân thu
Nhớ quê nhớ mẹ lời ru
Triết Tây thơ Mỹ... không "xù" ca dao **
 
                                       Nguyên Lạc

.............
 
* Bài Ca Sao - Ca dao, Phạm Duy phổ nhạc
** Xù (Phương ngữ, Khẩu ngữ): Quên
 

Thứ Bảy, 3 tháng 7, 2021

LUẬN VỀ TRIỀU ĐẠI HAI VUA KẾ TỤC TRIỀU ĐẠI VUA HÙNG - Lê Nghị


Đền thờ An Dương Vương (Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội)


1. Phần tham khảo trợ giảng (dành cho người lớn)
 
Triều đại hai vua kế tục triều đại vua Hùng là An Dương Vương Thục Phán, kế tục An Dương Vương là Triệu Vũ Đế Triệu Đà.
Hai vị vua này từ trước đến đời nhà Lê xếp triều chính thống ở nước ta. Sử gia triều Nguyễn có đặt nghi vấn nhưng vẫn xếp vào triều chính thống. Học giả Đào Duy Anh 1957 cho Triệu Đà xâm lược ngược với Trần Trọng Kim trước đó 1929 cho là triều yêu nước.
 

Đền thờ Triệu Đà (xóm Đồng Xâm, Hồng Thái, Kiến Xương, Thái Bình)

Đến nay vẫn còn tranh cãi. Người soạn thấy rằng đã là sự kiện quan trọng nên không thể bỏ qua. Người soạn thiên về ý kiến của các sử gia đời trước vì thời đại họ ở gần hơn, nhiều tư liệu họ nắm được nhưng nay thất lạc do nhà Minh đã cho gom tất cả sách vở nước ta đem đốt hết nhằm xoá bỏ dấu tích cội nguồn lịch sử dân tộc Việt để dễ dàng đồng hoá.