BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trần Mạnh Hảo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trần Mạnh Hảo. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 26 tháng 1, 2024

TÙY BÚT TẾT - Trần Mạnh Hảo


Nhà văn Trần Mạnh Hảo
 
Chiều ba mươi tết hôm qua, khi đi mua hoa trên đường Trần Não, quận 2 Sài Gòn, nghe ba mẹ con một bà cán bộ sang trọng đi xe hơi đời mới to tiếng về việc mua sắm tết, cậu con út phán: “Rõ khổ, đang yên đang lành, tự nhiên sinh ra tết báo hại cả nhà !”
Tự nhiên sinh ra tết! Cậu – đứa trẻ con đã “thất thập cổ lai hi” – bỗng bồn chồn gan ruột thương nhớ những tết nghèo thiêng liêng xưa.
Giữa nắng gắt chiều ba mươi tháng chạp Sài Gòn, cậu nhớ rét toát mồ hôi. Hôm nay, chừng như tết không đến với nhà giàu, tết không đến với đám trẻ con chưa biết thế nào là đói, là rét, là tù đầy, bắt bớ, là nỗi sợ hãi bị kẻ khác rình rập cả đời như cậu ngày xưa ở cái làng Bình Hải Đoài Thiên Chúa giáo!

Thứ Năm, 31 tháng 8, 2023

ĐỌC “NGUYỄN TRÃI TRƯỚC GIỜ TRU DI” THƠ TRẦN MẠNH HẢO - Châu Thạch.



Đối với tôi, nhà thơ Trần Mạnh Hảo là con voi trắng trong rừng văn chương, còn tôi chỉ là tên mù lang thang trong khu rừng ấy. Theo như chuyện ngụ ngôn nước ta, tên mù làm sao tả voi cho đúng, có tả chăng thì chỉ tả chưa chắc đúng cái đuôi, cái vòi, cái tai hay cái chân con voi mà thôi. Thế nhưng câu chuyện ngụ ngôn cho biết 4 tên mù có tả voi thật, rồi chúng cải nhau vì tên nào cũng cho rằng mình tả đúng con voi. Với tôi, nói chi đến sự nghiệp văn chương của Trần Mạnh Hảo, chỉ bài thơ “Nguyễn Trãi trước giờ tru di” của ông đã là con voi đối với tôi rồi. Thế nhưng, bởi yêu mến tiếng voi rống trong rừng khuya, bởi linh tính thấy voi trong tâm tưởng, tôi thử rờ và tả con voi, hay nói trắng ra, viết về bài thơ “Nguyễn Trãi trước giờ tru di” bằng suy tư hạn hẹp, bằng lời văn thô thiển của mình, bởi vì nếu tôn trọng quyền tự do thì không ai cấm tên mù tôn vinh điều mình ưa thích.
 

Thứ Ba, 25 tháng 7, 2023

CÓ “SÓNG CUỒNG” TRONG THƠ TRẦN MẠNH HẢO? – Phạm Đức Nhì


Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì
 
Lời Nói Đầu:
 
Bạn bè chuyển cho bài viết của nhà thơ Chu Mộng Long nói về thơ Trần Mạnh Hảo. Chỉ riêng cái tựa của bài viết cũng dễ làm những người yêu thơ giật mình: Trần Mạnh Hảo: Sóng Cuồng Xô Dạt Đền Thơ. Ghê gớm quá! “Ấn Tượng” quá!
 
Muốn viết mấy dòng bình luận nhưng gặp lúc “vợ đẻ con đau nhà nước ngập” nên cứ nấn ná hoài. Mấy bữa nay con cái lấy “vacation” (phép) đưa các cháu đi chơi xa nên được ở nhà thảnh thơi, chợt nổi hứng, lấy máy ra gõ lóc cóc mấy đoạn góp vui với bạn bè yêu thơ.
Phải công nhận bài viết của nhà thơ Chu Mộng Long vóc dáng bề thế (2552 chữ), được viết trong lúc hứng khởi nên tuy là văn, mà lại khá nhiều cảm xúc, đọc cũng đỡ ngán. Đáng tiếc, có một chút hiểu lầm “nho nhỏ”.
 

Thứ Hai, 3 tháng 4, 2023

NHỮNG TÍN HIỆU CỦA BÌNH THƯỜNG HÓA VIẾT LÁCH - Trần Mạnh Hảo

               Nhân ngày "Nhà văn thế giới" (văn bút quốc tế 3-3) 

Ảnh do nhà báo Lê Công Sơn chụp ngày 4-3-2023

Một số bạn cho biết, đài VOV 2 mấy hôm trước trong mục “Chuyện cũ tích xưa” có nói về chuyện “Bài thơ Khóc Nguyên Hồng” của Trần Mạnh Hảo ở những thời điểm khác nhau; khi người ta dùng lăng kính chính trị nhìn thi ca thì khó ai thoát được án phản động.
 

Thứ Hai, 13 tháng 3, 2023

CON ĐẤU TỐ CHA - Trần Mạnh Hảo

Chuyện kể của chính tác giả trong giai đoạn "Cải cách ruộng đất".
 

Quê tôi làng Bình Hải, năm ấy có tên là xã Thúc Kháng, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định được trên ưu ái cho long trời lở đất làm cuộc cải cách ruộng đất vào đông xuân 1956-1957 khi tôi đã 10 tuổi; nên tôi đã là chứng nhân, là một thành viên trong cuộc cải cách đầy máu và nước mắt này.
 

Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2022

CHÚT TẢN MẠN NGÀY CUỐI TUẦN – Đặng Xuân Xuyến


Tác giả bài viết Đặng Xuân Xuyến
 

Chiều qua, vừa đọc xong status của nhà thơ, nhà báo Nguyễn Hưng Hải và comment với bạn bè của ông, tôi nguệch ngoạc vài câu chia sẻ với nhà thơ Lê Đức Nghinh:
 
“Rất cảm động trước sự đáng yêu của nhà báo, nhà thơ Nguyễn Hưng Hải! Đọc status ngày 7 tháng 9 năm 2022 của cây viết tài hoa Nguyễn Hưng Hải mà em cứ rơm rớm nước mắt:
 
“Tôi đã đọc không biết bao nhiêu lần tuyển tập thơ của Thi sỹ tài danh Trần Mạnh Hảo. Và tôi phải thú thực là tôi chưa dám đặt bút viết về tuyển tập của ông. Bởi tuyển tập này với tôi là một tuyển tập thơ hay nhất nuớc Việt Nam, ít nhất là từ năm 1930 đến nay.
Ai có thù hận tôi thì tôi cũng phải nói thật lòng mình, không phải chỉ với tuyển tập này mà chỉ với một trường ca “Đất Nước hình tia chớp”, Nhà thơ Trần Mạnh Hảo cũng đã quá xứng đáng để được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh
Các bạn không đồng quan điểm thì cứ lên tiếng phỉ báng và ném đá
Tôi sẵn sàng đối chất, dù tôi chưa ngồi với Nhà thơ tài danh Trần Mạnh Hảo một lần nào, ở bất cứ đâu, kể cả là ở đại hội Hội Nhà văn Việt Nam năm 2005.”
 

Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2022

TRẦN MẠNH HẢO: SÓNG CUỒNG XÔ DẠT ĐỀN THƠ – Chu Mộng Long


Nhà thơ Trần Mạnh Hảo và tuyển tập thơ mới xuất bản (2022)

Tôi không quen thân Trần Mạnh Hảo. Chỉ biết ông qua những trang thơ sóng cuồng xô dạt cả đền thơ, qua những trang phê bình dữ dội xé tan những trang văn mẫu gọi là giáo khoa. Tôi trong mắt ông chỉ là anh giáo dạy văn mẫu như một lần gặp cách đây đã 30 năm tại chiếu thơ nhỏ nhoi ở nhà một người thầy cũng dạy văn như tôi. Nhưng bất ngờ ông gửi tặng tôi tuyển tập thơ nóng hừng hực vừa ra lò và tặng cho tôi đủ loại nhà, "nhà giáo", "nhà văn", "nhà phê bình".
 

Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2022

XUÂN DIỆU, CHỦ SOÁI TRƯỜNG THƠ TÂN CON CÓC - Trần Mạnh Hảo.


Tác giả bài viết Trần Mạnh Hảo
 
Đầu những năm sáu mươi của thế kỷ trước, khi còn ngồi trên ghế nhà trường tập tọe làm thơ, chúng tôi thành khẩn thú nhận từng là đệ tử của trường thơ “tân con cóc” do thi sĩ Xuân Diệu làm chủ soái. Vì sao một thi hào từng có hai tập thơ lớn: “Thơ, thơ”“Gửi hương cho gió” trước 1945 nay lại lập ra trường phái thi ca không giống ai thế?
 
Từ bỏ dòng thơ lãng mạn, Xuân Diệu đi theo cách mạng, lên chiến khu Việt Bắc kháng chiến, được đảng cộng sản cải tạo thành con người mới, nên ông đã phải từ bỏ hai tập thơ lớn trên để được công nông hóa, giai cấp hóa, để được vào đảng. Hồi đầu kháng chiến, nhà văn Nguyễn Tuân, sám hối đến mức treo các tập tùy bút tuyệt vời của mình viết trước năm 1945 lên cây như treo một con dê cỏn (chữ của Hồ Xuân Hương) lên cành cây rồi dùng roi quất nát bét tác phẩm của mình để đẹp lòng đảng mà hóa thành người vô học, là con người lý tưởng của thời bần cố nông cai trị treo khẩu hiệu diệt trí thức.
 

Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2022

TRẦN MẠNH HẢO NHÁI THƠ THÁI HẠO (ĐƯỢC GIẢI “VĂN VIỆT” CỦA VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP)

Thơ Thái Hạo được giải “Văn Việt” (Văn đoàn độc lập) năm 2022: TRƯỜNG CA VỀ NHỮNG CON CHUỘT

Nhà thơ Thái Hạo

(Xem xong thơ Thái Hạo rồi mời xem tiếp bài nhái thơ Thái Hạo của Trần Mạnh Hảo: “TRƯỜNG CA VỀ NHỮNG CON CÓC CHẾT” ngay bên dưới bài được giải:

 
TRƯỜNG CA VỀ NHỮNG CON CHUỘT
 
I

Mẹ tôi sinh tôi một sớm mùa hè gió lào
cùng với bầu trời này
Và những củ khoai mọc mầm dưới gầm giường
Bố đi vào rừng thồ đá
Mẹ một mình cùng với những củ khoai
Và lũ chuột đào hang trong nhà
Tiếng khóc chào đời văng vào núi đá
Thanh Sơn
Núi xanh bạc phếch
Những cọng cỏ chân rết và cỏ lông lợn cũng đã hết
Người đi mót khoai dưới trăng lồng lộng
Và vục tay vào dấu chân trâu uống cạn đêm hè
Tôi lớn lên cùng những đám mây rách và cánh đồng lúa lép
Cùng những con trâu gầy ăn vụng lúa ven bờ
Có những ông bảo vệ đồng rất dữ tợn
Ngày nào cũng say
Và bắt trâu về hợp tác
Chúng tôi đi theo khóc bầm cả chiều quê
Cùng những con quạ liệng trên đầu
Tôi lớn lên trên đồng gió thổi
Những cơn gió thổi than đỏ từ mặt trời
Cháy tan giấc ngủ dưới bụi cây
Cá chết trắng đồng
Cùng những người già
Được khiêng đi chôn bên sườn núi
Trâu bò giẫm nát
Mộ đất cát suốt mùa hè không xanh cỏ
Tôi lớn lên nghe ông tôi kể chuyện bác hồ
Làm tôi nhớ mãi những ông thánh ông tiên đầy phép lạ
Vừa yêu vừa sợ
Mơ hồ
Đồng chiều vàng vọt
Cùng những câu chuyện cổ tích của mẹ
Trên đồng mùa đông
Tím tái da thịt
Có những con quạ bay là là trên đầu
Tôi ước mình có 1 cái hang như những chuột kia
Để chui vào và ngủ hết mùa đông
Tôi thèm một cái ổ rơm
Và những củ khoai mọc mầm
Ngọt lịm
Tôi lớn lên
Da thịt chín dần
Mẹ bê thóc đi bán để mua sách cho tôi đi học
Tôi băng qua cánh đồng lúa lép
Băng qua triền núi lởm chởm những cái mả bị trâu dẫm nát
Băng qua những cây dừa bị sét đánh cụt đầu
Băng qua những người đàn bà bị chồng say rượu đuổi đánh khắp làng
Băng qua những căn nhà mái rạ mục đen
Băng qua những ngôi nhà xây bằng đá mười năm chưa lợp ngói
Băng qua mặt trời lừ lừ đốt đỏ ban mai
Tôi về
Trăng trong vắt dưới đáy giếng
Nơi con cá rô tôi thả năm xưa
Gầy khô
Chỉ có chiếc đầu là to vĩ đại gắn trên cái thân bé tí
Những con quạ đã đi đâu mất từ lâu
Tôi lớn
Đi về thành phố xa
Bỗng gặp những con quạ thủa trước
Chúng về đây
Bay trên nóc phố
Bay trên sân trường đại học
Bay trên dãy nhà trọ tối đen
Tiếng kêu làm giật mình những trang sách gió lật đêm mưa
Tiếng quạ trên cửa sổ
Kêu vào giấc ngủ
Kêu vào những năm không dám yêu em
Những con quạ đi lại trong thành phố
Với những đôi giày và những chiếc mỏ dài
Với bộ lông hạt cườm
Đứng ngắm hoàng hôn
 
II

Những con quạ buồn vui
Không biết
Xỏ tay túi quần nhìn nước Hương giang
Trôi
Không gợn sóng
Những ngày lũ về thành phố
Căn nhà trọ ngập đất đỏ từ đại ngàn đã chết
Đại ngàn không bóng cây
Những con chuột dưới cống leo lên
Đứng trong am cô hồn
Đứng trên bàn thờ
Ướt sũng
Run rẩy
Chắp tay bên bóng đèn quả nhót đỏ lòm
Những con chuột theo chân giường leo lên
Gậm nát đầu ngón chân cô bé sinh viên ở trọ
Những con chuột đêm đêm rình xem những sinh viên làm tình
Trong nhà trọ tối tăm
Những con chuột đói lả trong những tháng mưa Huế
Không còn sợ người
Ngồi thu lu trên những bức tường
Nhai những đồng tiền âm phủ
Tôi đi
Dưới mặt trời vĩ đại
Những con quạ và những con chuột cũng đi theo
Tôi thành thủ lĩnh
Có những chiến binh rất ngầu
Oai vệ xuống phố
Gió thổi rung cầu Vỹ Dạ
Những con quạ dưới gầm cầu bay vút lên
Vũ điệu chào mừng thế kỷ 21
Rực rỡ trong chiều
Sông Như Ý đen kịt
Nứt ra giữa lòng thành phố
Xông lên mùi thời đại
Những con chuột gõ trống rền vang
Nhậm chức
Huy hoàng
Tôi cùng những con quạ và những con chuột
Tuyên thệ dưới mặt trời vĩ đại
Bên những lăng tẩm uy nghi
Sẽ xây dựng vương quốc vua chuột
Muôn năm
Đời đời sống mãi
Mộng lớn xây rồi
Tôi lại ra đi
Về miền đất đỏ hoang vu
Để đào những củ khoai mọc mầm
Ngọt lịm
Máu cao su trắng toát
Chảy đầm đìa trên mặt đất
Bên những cái lăng đá ong
Tiền sử
Những con chuột đã chiếm lấy những ngôi mộ
Làm nhà
Làm tình
Sinh con
Đào địa đạo không ngừng bên những bộ hài cốt
Và nhìn những người đàn ông đàn bà cạo mủ
Vụng trộm
Làm tình bên gốc cao su
Những người suốt đời sống dưới bóng râm của rừng cao su cổ thụ
Không thấy mặt trời
Da xanh lẫn với màu lá
Đi lại quanh những cái lăng đá ong tiền sử
Có những con chuột chắp 2 tay đứng trên nóc lăng
Vái mặt trời
Chiều rụng
Không biết
Tôi ngồi làm thơ và suy tưởng triết học
Bên những con chuột ăn mủ cao su
Bên những người đàn ông và đàn bà vụng trộm
Bên những tòa nhà và bên những trường học không bao giờ nghe thấy tiếng người
Chỉ rúc rích tiếng chuột kiếm ăn dưới cống
Tôi đốt một điếu thuốc trong chiều
Làm mây
Cho đỡ nhớ những ngọn núi
Cho muỗi đừng chích lên da
Những con chuột thèm nhai mặt trời
Đứng khấn trong bóng râm
 
III

Những con quạ đã bay về những bãi rác xung quanh thị xã
Bỏ lại những con chuột
Với đôi tai dựng đứng
nghe mưa rừng về gào trong những tia chớp
Xé nát bầu trời phương nam
Những con chuột con và những con chuột già
Những con chuột từ thời tiền sử
Cùng tuổi thọ với những cái lăng đá ong sẫm màu
Rụng lông
Phơi bộ da màu bùn
nhăn nheo
Có những con dòi lúc nhúc trên lưng
Đi tìm mặt trời
Những người đàn ông và những người đàn bà vụng trộm
Đã bỏ đi biệt xứ
Những ngôi làng cũ bỏ hoang
Lau trắng và cỏ bạc đầu bay mù xứ sở
Những con chuột xưng vương
Bên những lăng tẩm đá ong
Mở hội
Cày nát vườn hoang tìm rễ cỏ tranh
Mặn
Để nuôi lại bộ lông dưới bóng râm xanh xao
Chuột mở hội bầu thiên tử
Để trị vì vương quốc
Thái bình
Muôn năm
Người về trên triền núi
Mặc khố vỏ cây
Hang đá làm nhà
Đào củ mài dưới trăng sao
Yêu nhau và đẻ trứng
Gọi nhau buốt vào vách đá
Tôi chở sách trên chiếc xe bò
Đi dưới mưa
Băng qua cánh đồng hoang
Băng qua những cái hang chuột khổng lồ
Băng qua thị xã không có ánh đèn
Chỉ thấy những quán massage đỏ lừ có những con chuột lù lù đứng hai chân trên nắp cống
Ngắm trăng rằm
Lồng lồng đi qua bầu trời
Cơn mưa rừng không dứt
Xe bò sách của tôi nhão thành bùn
Sóng sánh
Đựng chi chít những vì sao rụng
Xe tôi đi qua những cồn cát
Ảo giác
Liêu xiêu mặt trời
Đi qua những dòng sông nằm chết thối
Trương sình
Đi qua vùng biển máu
Đỏ lừ hóa chất
Đi qua những người đàn ông có đôi dép nhựa sục bùn
ngồi nhai ổ bánh mì bên đường nhựa nóng
Hầm hập bụi cuốn
Đi qua những thiếu nữ tóc đỏ có bộ ngực phẳng lỳ
Những con chuột xỏ tay túi quần
Đứng canh gác xứ sở thiên đường
Tôi đi
Xe bò sách nhão bùn giấy
Chảy dài trên đường
Tan ra
hòa vào tiếng hú của những người đóng khố trên vách núi
Tiền sử
Thiên đường.
 
                                                                       Thái Hạo
                                                                    Mùa Đông 2022
 

Thứ Sáu, 3 tháng 12, 2021

VUA ĂN CẮP, VUA DỐI TRÁ TRẦN NGỌC THÊM TUNG HỎA MÙ, NÉM QUẢ BOM THỐI VÀO DƯ LUẬN XÃ HỘI: “BỎ KHẨU HIỆU TIÊN HỌC LỄ HẬU HỌC VĂN RA KHỎI NỀN GIÁO DỤC”... - Trần Mạnh Hảo

Nguồn:
https://www.facebook.com/tran.manhhao.376/posts/3165577637047752

Tác giả bài viết Trần Mạnh Hảo


Vua ăn cắp, vua dối trá Trần Ngọc Thêm tung hỏa mù, ném quả bom thối vào dư luận xã hội: “Bỏ khẩu hiệu ‘Tiên học lễ, hậu học văn ra khỏi nền giáo dục’ cốt đánh lạc hướng dư luận, nhằm bảo vệ cho cuốn sách ăn cắp của mình: “Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam” được giảng dạy ở các trường đại học suốt 25 năm nay.
 
Năm 1996, nghĩa là 25 năm trước, trên tờ báo “Văn Nghệ”, chúng tôi đã cho in hai kỳ bài báo vạch mặt GSTS Trần Ngọc Thêm đã ăn cắp toàn bộ kiến thức, ăn cắp các bài viết trong hàng chục cuốn sách của linh mục giáo sư, nhà triết học, nhà văn hóa học thông kim bác cổ Kim Định rồi xào nấu biến thành cuốn sách “Cơ sở văn hóa Việt Nam” của mình.

Thứ Bảy, 27 tháng 11, 2021

“CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM” KHOA HỌC HAY TRUYỀN THUYẾT ? - Trần Mạnh Hảo

Nguồn:
https://www.facebook.com/tran.manhhao.376/posts/2109556709316522
 
PGS.TS Khoa học. Trần Ngọc Thêm đã đạo văn (lấy – ăn cắp - toàn bộ hệ thống trong cuốn  “Nguồn gốc văn hóa Việt Nam” của triết gia linh mục GS. Kim Định để viết cuốn giáo trình văn hóa của mình “Cơ sở văn hóa Việt Nam”

“CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM” KHOA HỌC HAY TRUYỀN THUYẾT ?                                                                                                                                                                             Trần Mạnh Hảo

(Bài phê bình này đã in làm hai kỳ trên báo “Văn Nghệ” cách nay 22 năm. Kỳ này chỉ in lại phần một trên “Văn Nghệ” số 17 ra ngày 27- 4-1996)

GS. triết gia, linh mục Kim Định (1914-1997)
 
 
“CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM” – sách dày 382 trang do Trường đại học tổng hợp TP.HCM ấn hành năm 1996, của PGS.TS. Trần Ngọc Thêm, là giáo trình cho sinh viên, được soạn theo chương trình giáo dục đại cương, do bộ trưởng GD&ĐT ban hành, quyết định số 3224/ GD-ĐT ngày 12-9-1995. Trang 2 cuốn sách ghi : “Giáo trình được biên soạn trên cơ sở kết quả quá trình nghiên cứu khoa học cấp bộ do tác giả chủ trì nhan đề : ‘TÍNH HỆ THỐNG CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM’ . Công trình được công nhận đạt thành tích xuất sắc trong đợt bình tuyển các công trình nghiên cứu khoa học và công nghệ năm 1991-1995 và được bằng khen của bộ trưởng bộ GD & ĐT quyết định số 461/GD-ĐT ngày 31-1-1996”.

Thứ Tư, 13 tháng 10, 2021

DOSTOYEVSKI TRONG MỘT THẾ GIỚI DUY ÁC - Trần Mạnh Hảo

Nguồn:
https://www.facebook.com/tran.manhhao.376
 
Hầu như các GS TS học trong nước, học ở Nga, học ở Trung Quốc về đều không có khả năng tiếp nhận được tinh thần “Cái Đẹp sẽ cứu chuộc thế giới” trong sách Dostoievxki nói chung và đại kiệt tác “Anh em nhà Karamazov” nói riêng. Không rành rẽ Kinh Thánh, không có chìa khóa thần học, không thể vào được tâm hồn tư tưởng văn chương của Dos, thưa các GS TS 



DOSTOYEVSKI TRONG MỘT THẾ GIỚI DUY ÁC
                                                                 Trần Mạnh Hảo
 
 “Vòm trời đó nào phải ai cho mượn
Nào phải ai cho mượn để che đầu”
                      (Thơ Trần Mạnh Hảo)

Buồn thay cho những anh em nhà Karamazov của dân tộc Việt Nam ta hôm nay, nơi cái ác, cái xấu, cái dối trá đang thống trị mà kẻ cai trị hình như không còn khả năng sám hối, không còn khả năng xấu hổ, không còn khả năng hướng thiện trong hội chứng nói dối muôn năm, muôn năm nói dối. Dostoyevski, đức thánh nhân của chủ nghĩa hiện thực nhân đạo ơi, Ngài hãy giúp nền văn học của chúng tôi, nền chính trị của nước chúng tôi một que diêm hi vọng mang tên khả năng sám hối nơi bóng đêm trường cửu đang bao phủ trái tim kẻ vô thần, từng ra tay đập phá đình chùa, nhà thờ, miếu mạo… còn có cơ hội tỉnh ngộ...
 

Thứ Hai, 11 tháng 10, 2021

NGUY CƠ MẤT NƯỚC ĐANG ĐẾN TỪ BỘ GIÁO DỤC XUỐNG CẤP, VONG THÂN, KHÔNG CHÍNH DANH, KHÔNG TRUNG THỰC, THIẾU TRI THỨC VÀ KHÔNG CÓ TẦNG LỚP TRÍ THỨC - Trần Mạnh Hảo

Nguồn:
https://www.facebook.com/tran.manhhao.376/posts/3085415675063949

Tác giả bài viết Trần Mạnh Hảo


“Trí thức là cục phân” (Trích thư Lê Nin gửi Goocky, Mao Trạch Đông nhắc lại câu này ). Mao Trạch Đông nói : “Súng bầu (đẻ) ra chính quyền”. Mao phản lại Marx : “Chính trị là thống soái”
 
Sau ngày thống nhất đất nước, Trần Mạnh Hảo từ rừng vào Sài Gòn và ở hẳn thành phố này cho đến nay. Cuối năm 1975, qua anh Trịnh Công Sơn, anh Nguyễn Mộng Giác, bạn Bửu Chỉ và một số bạn bè khác như họa sĩ, nhà văn Khánh Trường, họa sĩ Nguyễn Trọng Khôi, nhà văn Ngụy Ngữ, nhạc sĩ Trương Quốc Khánh… chúng tôi bắt đầu giao du với tầng lớp trí thức văn nghệ sĩ Sài Gòn cũ (mặc dù phần lớn tầng lớp ưu tú nhất này của Việt Nam Cộng Hòa đã di tản, đã vượt biên hoặc còn trong trại tù cải tạo).
 

Thứ Hai, 4 tháng 10, 2021

PHẠM DUY CÒN ĐÓ MUÔN ĐỜI - Trần Mạnh Hảo

Nguồn:
https://www.facebook.com/tran.manhhao.376/posts/2837875883151264
 
Ca sĩ Thái Thanh và nhạc sĩ Phạm Duy.
(Nhân 99 năm ngày sinh Phạm Duy 5-10-1921 -- 5-10-2020)

 
“Thơ hay có thể bị vua bắt
Trăng nhé nghìn đêm bạc tiếng gà”
(Trích bài thơ “LÝ BẠCH” của Trần Mạnh Hảo)

Chúng tôi (TMH) xin mượn tên cuốn sách: “Phạm Duy” còn đó nỗi buồn” của họa sĩ, nhà văn Tạ Tỵ làm tiêu đề cho bài viết về nhạc sĩ Phạm Duy của mình.
Phạm Duy - (từng là ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng nhất của nền tân nhạc Việt Nam, từng là giáo sư dạy trường Quốc gia âm nhạc Sài Gòn, một nhà nghiên cứu âm nhạc xuất sắc, một nhà văn, nhà báo có phong cách riêng khi viết báo, viết hồi ký) - kể từ bài hát đầu tiên phổ thơ Nguyễn Bính, bài “Cô hái mơ” viết năm 1942 đến nay, đã có hàng mấy trăm bài hát (có người còn cho ông đã viết đến con số trên dưới 1000 bài?) làm xúc động lòng người Việt Nam suốt hơn 70 năm nay. Phạm Duy không chỉ là một hiện tượng âm nhạc vắt qua hai thế kỷ; hơn nữa, ông còn là một hiện tượng xã hội, một hiện tượng văn hóa, một hiện tượng lịch sử, cần phải có nhiều nhà Phạm Duy học mai sau nghiên cứu về ông.

Chủ Nhật, 19 tháng 9, 2021

NHỮNG VỊ GIÁO SƯ NỊNH BỢ TỐ HỮU QUÁ MỨC, CA NGỢI THƠ ÔNG LÀ THI HÀO THI BÁ, LIỆU GIỜ CÓ CHÚT DAY DỨT ÂN HẬN NÀO KHÔNG ? - Trần Mạnh Hảo

Nguồn:
https://www.facebook.com/tran.manhhao.376/posts/3108079172797599
 
Tác giả bài viết Trần Mạnh Hảo
  

Người nịnh bợ, bốc thơm thơ Tố Hữu nhất là GSTS Trần Đình Sử với cuốn sách dày cộm có tên : “Thi pháp thơ Tố Hữu” ( NXB Tác Phẩm mới 1987, tái bản 5 lần). Trần Đình Sử còn có một cuốn sách dày cộp khác, có tên là “Thi pháp Truyện Kiều”. Trong hai cuốn sách này, Trần Đình Sử hù dọa mọi người bằng thuật ngữ “thi pháp” rất tào lao chi khươn. Nghĩa là cứ bất kỳ một ai bình phẩm về thơ Tố Hữu hay Truyện Kiều đều được gọi là nhà thi pháp học. Trần Đình Sử đã đánh mất thuộc tính thiêng liêng của từ “Thi pháp” rất đặc trưng, rất cao siêu của Aristotle để cua bèo vạt tép, viết lung tung lang tang, gom hết ý kiến mọi người vào sách mình, chẳng có khám phá nào riêng biệt của mình, rồi gọi món tạp pí lù này là “thi pháp”…
Vậy thì, thi pháp ơi, ta chào mi vì mi đã bị Trần Đình Sử ba láp hóa, bông phèng hóa thuật ngữ thiêng của triết gia cổ đại Aristotle ngày xưa.

Thứ Sáu, 17 tháng 9, 2021

SÀI GÒN ĐÃ GIẢI PHÓNG TÔI - Trần Mạnh Hảo

Nguồn:
http://www.buctranhvancau.com/new-blog/2021/8/21/saigon-gii-phng-ti-trn-mnh-ho
 
 

Không phải bây giờ, sau 46 năm từ rừng Lộc Ninh vào Sài Gòn, mà ngay lúc đi trên những con đường ngùn ngụt khói đốt sách cuối tháng 5-1975, tôi đã khóc, làm dấu thánh giá lạy Thiên Chúa cứu chúng con, đã biết chính kho sách của Sài Gòn đang bị đốt đã giải phóng tôi, cứu tôi ra khỏi địa ngục ngu dốt. Xin được giấy giới thiệu của của ủy ban quân quản thành phố : “giới thiệu nhà báo, nhà thơ Trần Mạnh Hảo đến khắp các vỉa hè đang đốt sách tìm sách cho đồng chí viết báo tố cáo sách vở độc hại của Mỹ -ngụy, xin các tổ dân quân tự vệ, các phường khóm giúp đỡ đồng chí hoàn thành nhiệm vụ đảng giao phó”…Tưởng đồng chí Tần Thủy Hoàng đã sống lại từ 2300 năm trước, chợt tiến vào giải phóng thành đô này và ra lệnh đốt hết sách…
 

Chủ Nhật, 12 tháng 9, 2021

GIÁO SƯ TRẦN ĐÌNH SỬ ĐÃ SAI NGAY TỪ GỐC, KHI CHO HỌC VĂN LÀ “ĐỌC HIỂU” - Trần Mạnh Hảo


Tác giả bài viết Trần Mạnh Hảo
 
Trang web Hội Nhà Văn VN, in bài của GS.TS Trần Đình Sử, nhằm ủng hộ tân bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn: ra lệnh cấm văn mẫu. Bài viết với tiêu đề : “Giải pháp chấn chỉnh tệ nạn ‘dạy văn mẫu’ trong nhà trường phổ thông hiện nay” (30-8-2021)


GSTS Trần Đình Sử

Thứ Sáu, 13 tháng 8, 2021

ĐẠO THƠ HAY KHÔNG ĐẠO THƠ - Châu Thạch



Vừa qua đọc trên trang https://tranmygiong.blogspot.com tôi thấy có bài viết của nhà thơ Trần Mạnh Hảo phản biện về việc ông bị tác giả Văn Chính vu oan cho mình là đã đạo thơ 6 lần.  Nói chung tất cả mấy vị nầy đều quá xa lạ đối với Châu Thạch tôi. Thế nhưng,vì sự tò mò nên tôi tìm hiểu thử sự thật có đạo thơ hay không có đạo thơ, hay là chỉ vì thù ghét nên vu oan cho nhau.