BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đỗ Tư Nhơn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đỗ Tư Nhơn. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 5 tháng 12, 2023

HAI ANH EM HỌ ĐỖ - Thơ Đỗ Tư Nhơn


  
           Hai anh em Đỗ Tư Nhơn, Đỗ Tư Nghĩa


HAI ANH EM HỌ ĐỖ
 
Anh em nhà họ Đỗ
Mồ côi cha từ nhỏ
Sống với mẹ, chị, bà
Thời chiến tranh gian khổ
 
Cùng mê say văn chương
Chọn sách gối đầu giường  
Phạm Công Thiện, Ý thức...    
Gạch chân đỏ nhiều trang 
 
Anh theo nghề gieo hạt  
Ươm mầm cho tuổi xanh    
Em miệt mài dịch thuật    
Minh triết của hiền nhân   
 
Thỉnh thoảng anh ghé thăm em    
Lưng chừng dốc Nhà Chung   
Căn phòng trọ trong hẻm  
Một mình sống an nhiên  
 
Rủ nhau ra ngồi quán  
Trước nhà thờ Chánh tòa   
Ly cà phê buổi sáng    
Ngồi lặng yên nhìn xa  
 
Từ lúc em giã biệt   
Vẫy tay chào trần gian  
Đà Lạt nghe trống trơn 
Anh bước đi cô tịch    
 
Hẹn một lần gặp lại   
Nơi sông suối cỏ lau   
Nắm chặt bàn tay nhau   
Tình anh em còn mãi.
 
Đỗ Tư Nhơn
Thị xã Quảng Trị, 4-12-2023.

  

 
     Chỗ ngồi năm xưa/Chỉ còn ghế trống/Em về cõi không/Anh buồn lệ ứa!

 

Thứ Ba, 14 tháng 11, 2023

TÂM TÌNH CỦA DIỄN VIÊN, ĐẠO DIỄN LÊ CUNG BẮC (1946-2021) QUA TẬP HỒI KÝ "BỤI CÁT CHÂN MÂY" – Đỗ Tư Nhơn



Đại thi hào Nguyễn Du đã viết bài thơ Độc Tiểu Thanh Ký nhằm bày tỏ mối thương cảm, tri âm cùng người con gái đời Minh, tài hoa bạc mệnh, oan khiên, đau đớn. Khi kết thúc, ông đã không khỏi ngậm ngùi tự hỏi:
 
“Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”
 
Sự đồng cảm, tri âm là điều cần thiết vô cùng đối với văn nghệ sỹ, nghệ thuật. Hơn 70 năm sống giữa cuộc đời, gần 40 năm dấn thân, đam mê đi vào con đường sân khấu, điện ảnh, diễn viên - đạo diễn Lê Cung Bắc như chưa muốn dừng bước. Nhưng căn bệnh trầm kha, đột ngột cắt đứt dự phóng nghệ thuật của anh. Một tập hồi ký cuối đời đã được vội vàng kể ra bằng lời, đứt quãng, hụt hơi vì hóa trị, nhức nhói, đuối sức. Nhưng anh vẫn kiên cường chiến đấu cho đến hơi thở cuối cùng. Đó là tác phẩm BỤI CÁT CHÂN MÂY, được nhà văn Hồ Sĩ Bình trân quý biên tập để nhà xuất bản HNV ấn hành vào tháng 5 năm 2023, gần đến ngày giỗ lần thứ 2 của anh.
Chính trong thời gian ngắn, từ ngày 5-4-2021 cho đến trước khi anh từ giã trần gian, chỉ hơn hai tháng quằn quại trong cơn đau, anh đã kể lại cho diễn viên Hồng Ánh, Võ Sông Hương và chị Bùi Thị Giang (vợ anh) ghi âm.

Thứ Ba, 19 tháng 9, 2023

RỖNG RANG PHỐ CŨ – Thơ Đỗ Tư Nhơn


   

 
RỖNG RANG PHỐ CŨ
 
Trở về với
dốc Nhà Chung
Ngồi
càfé sáng                                                       
một mình với tôi
Hai năm nước chảy hoa trôi
Tro hòa hồ nước
giữa trời
bao la
Trúc Lâm chuông vọng ngân nga
Dã Quỳ sẽ nở vàng hoa bên đường
Vắng Người
phố cũ rỗng rang
Thánh đường chiêu niệm hồn mang mang sầu!

Đỗ Tư Nhơn
Dalat.16-9-2023
 

Thứ Ba, 30 tháng 5, 2023

DƯỜNG NHƯ CÓ… - Tùy bút Nguyễn Đại Hoàng



1. Có những bài thơ bay đi trong sương mù năm tháng. Những bài thơ ít chữ kiệm lời mà không gian trong đó sao mà mang mang rộng lớn, thời gian trong đó sao mà ngưng đọng mông lung, bầu trời cảnh vật trong đó sao mà phảng phất phôi pha nét xa xưa kỳ tuyệt- như những bức tranh của danh họa Nga Isaac Levitan (1860 -1900) về những cánh rừng Bạch dương hay những độ Thu vàng.
 

Chủ Nhật, 26 tháng 3, 2023

GẶP NHAU GIỮA MÙA ĐẦU TIÊN – Thơ Trần Thoại Nguyên


  


GẶP NHAU GIỮA MÙA ĐẦU TIÊN
(Tặng anh Đỗ Tư Nhơn, anh trai của Bạn Vàng Đỗ Tư Nghĩa.)
 
Nửa thế kỷ đã già nua
Còn duyên nhau, gặp giữa mùa đầu tiên!
Hẹn nhau từ bữa sinh tiền
Đỗ Tư Nghĩa đã về miền Bồng Lai!
 
Bây giờ mới gặp nhau đây!
Đỗ Tư Nhơn hỡi! Sáng nay Hoa Vàng
Phạm Thiên Thư ngó nhìn sang
Cùng vui cười nói rộn ràng quán không!
 
Bây giờ tóc trắng như bông
Đỗ Tư Nghĩa! Nhắc Bạn! Lòng nhớ thương!
Trần gian ngọn gió vô thường
Bạn đi trước! Hẹn quán đường thiên thu!
 
Ở đây sương khói bụi mù
Vui từng khoảnh khắc theo phù hoa bay!
Chén tình rót uống hồn say
Cõi nhân gian mộng cỏ cây xanh bờ!
 
Gặp anh đây, tặng vần thơ
Chút tình lưu niệm giấc mơ cuộc đời!
Mai sau nhật nguyệt mù khơi
Còn xanh rêu đá mây trời nghìn thu.
 
Quán Hoa Vàng, sáng 27/9/2022.
BỤI ĐỜI THI SĨ Trần Thoại Nguyên

Thứ Năm, 23 tháng 3, 2023

THĂM BẠN – Thơ Đỗ Tư Nhơn


   
                 Cùng Nguyễn Văn Quang đến quán CAFE 
                             ở Góc Bầu - Nguyễn Thị Lý

 
THĂM BẠN
 
Thỉnh thoảng ngồi một mình
Bỗng nhớ bạn xưa cũ
Cùng sống thời chiến chinh
Mồ côi cha từ nhỏ.
 
Ở làng quê cùng mẹ
Tần tảo , đời gian nan
Gắng học, quên tuổi trẻ
Giờ nghĩ lại, tiếc thầm!
 
Đất nước rồi xoay chuyển
Hết đạn bom - hoà bình
Bàn tay chai, xây dựng
Chờ một ngày bình minh!
 
Hai đứa cầm phấn trắng
Sáng chiều trước bảng đen
Có buổi phơi trong nắng
Cuốc ruộng tới thâu đêm.
 
Lại cùng đi lao động,
Lúc bờ mương, lúc rừng
Bánh xe đạp lăn tròn
Đường ngoằn ngoèo, dốc đứng!
 
Nuôi đàn con khôn lớn
Góp mặt với cuộc đời
Mong niềm vui cứ đến
Và tình người không vơi.
 
Thời gian vô tình qua
Tóc xanh, giờ đã bạc
Nhủ thầm quên tuổi tác
Rủ nhau, ngồi hát ca!
 
Như lá trên cành cây
Cứ vàng và rụng hết
Nhìn bạn bè quanh đây
Người  ở xa, người mệt.
 
Nắng mùa hạ bắt đầu
Qua những ngày rét lâu
Đạp xe đi thăm bạn,
Ngồi nói chuyện bên nhau.
 
         Đỗ Tư Nhơn
Thị Xã Quảng Trị, sáng 23-3-2023

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2022

THỊ XÃ QUẢNG TRỊ MÙA NÀY – Thơ Đỗ Tư Nhơn, Võ Thị Như Mai chuyển ngữ


 

 
THỊ XÃ QUẢNG TRỊ MÙA NÀY
 
Thị xã rêu phong cổ tích
Thành Cổ, tường thành vỡ nát
Dòng sông không còn trong sạch
Ký ức niên thiếu hoang tàn
Người già lom khom ngồi nhớ
Bạn bè cùng dưới mái trường
Như loài thiên di bay hết
Một ngày nghe tin bạn chết
Lặng im thắp một nén hương
Luân hồi đi theo chữ nghiệp
Vui buồn, thương ghét khôn lường.
 
                                  Đỗ Tư Nhơn

Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2022

NHỮNG KỶ NIỆM VÀ SẺ CHIA CÙNG EM TRAI ĐỖ TƯ NGHĨA – Đỗ Tư Nhơn

Gần đến ngày Tiểu Tường của anh Đỗ Tư Nghĩa, mời quý anh chị Đồng Môn Nguyễn Hoàng đọc bài viết của thầy Đỗ Tư Nhơn viết về em trai của thầy

       
Giờ đây Nghĩa đã về với tổ tiên, ông bà, thầy mợ nơi cõi vĩnh hằng sau 75 năm:
        
“Bước lững thững qua trần gian một bận           
Đã thấy sầu in vết dưới chân im”
                                       (Bi khúc I.1972)
 
Những kỉ niệm với gia đình, bè bạn còn trong ký ức của những người thân, từng gắn bó kết giao tình cảm. Ba chị em chúng tôi: Đỗ Thị Như Mai, Đỗ Tư Nhơn, Đỗ Tư Nghĩa vốn nguyên quán là làng Cui, Tuy Lộc, Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Cụ cố tổ làm chức quan Đề lại Hoằng Hóa, được thờ tại đền Nghè Cáy từ xưa cho đến bây giờ - thuộc Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. Bố chúng tôi vào Quảng Trị làm viên chức thừa phái dinh Tuần Vũ đóng tại Thành cổ, nhưng mất sớm lúc tôi vừa lên ba, Nghĩa còn trong bụng mẹ.
 

Thứ Hai, 27 tháng 6, 2022

CHÙM THƠ THÁNG 6 - Đỗ Tư Nhơn


 
            Nhà thơ Đỗ Tư Nhơn
 
 
HỘI TRƯỜNG
 
Mừng vui
tổ ấm tìm về
Tuổi xuân một thuở
vỗ về hồn nhau.
Cầm tay
kể chuyện hôm nào
Bức thư tình
viết
chưa trao
lỡ làng!
 

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2022

HÀNH TRÌNH THƠ TRẦN THƯƠNG BÁ, CHẶNG 3: “TẬP VÔ NGÔN KINH” – Đỗ Tư Nhơn

Như một lời cám ơn gởi về miền thiên thu vĩnh hằng – nơi yên nghỉ của nhà thơ Trần Thương Bá, người đã để lại cho cuộc đời những tập thơ có sức ngân vọng, gõ cửa trái tim những người đồng điệu tri âm. Ba tập thơ của anh hãy còn đây trên “Hành Trình Thơ Trần Thương Bá”, nén tâm hương tưởng nhớ Anh muộn màng, sau 20 năm anh xa lìa trần gian.

Nhà giáo - nhà thơ Trần Thương Bá
(1940- 2002)
 
Từ tập Tình Huế đến tập Thơ Ngây Ngô, hai chặng trên con đường thơ Trần Thương Bá trải qua 2 thi pháp: thi pháp của chủ nghĩa Lãng mạn đến thi pháp của chủ nghĩa Tượng trưng đều mang sắc thái phương Tây.
 
Giờ đây tập thơ Vô Ngôn Kinh (VNK) đang mở ra trước chúng ta một chặng mới, từ hình thức đến nội dung.
 

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2022

HÀNH TRÌNH THƠ TRẦN THƯƠNG BÁ 2 “LA POESIE CANDIDE, THƠ NGÂY NGÔ” – Đỗ Tư Nhơn


Nhà giáo - nhà thơ Trần Thương Bá
(1940- 2002)

Có thể nhận định rằng hành trình thơ Trần Thương Bá được thể hiện qua ba tập thơ, đánh dấu mốc thời gian chín muồi cho cảm hứng sáng tạo, từ đó câu chữ bắt đầu.
 
Tập thơ TÌNH HUẾ là chặng đầu của dàn hợp xướng, nhà thơ chọn thủ pháp, giọng điệu của chủ nghĩa lãng mạn. Qua đó nhằm biểu hiện “cái tôi trữ tình” rất đỗi yêu thương cảnh vật,  con người xứ Huế nên thơ, kiều diễm. Đồng thời trong phần cuối, tác giả đã tạc nên một tượng đài bằng ngôn ngữ thơ đầy xót xa thương tiếc ban đầu, sau đó đã hóa giải bằng cái nhìn đầy thăng hoa khiến cho hình tượng người vợ quá cố trở nên lung linh mầu nhiệm như thiên thần giữa thiên nhiên đất trời “Áo em mờ ảo màu hoa, Tóc em bay giữa bao la cõi trời”, và anh tin vào thuyết luân hồi của Phật Giáo “Anh biết rồi em sẽ trở về”.
 

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2022

TÌNH HUẾ, TRONG HÀNH TRÌNH THƠ TRẦN THƯƠNG BÁ – Đỗ Tư Nhơn


Nhà giáo - nhà thơ Trần Thương Bá
(1940- 2002)
 
I. Lời trao gởi tin yêu.
 
Nhà thơ Trần Thương Bá quê ở Huế, đã có thời gian dạy Việt văn tại trường trung học Nguyễn Hoàng Quảng Trị (1964-1969). Anh đã để lại những tình cảm sâu đậm và thân quí trong lòng học trò thuở ấy. Thời gian chập chùng, cuộc đời dâu bể, kiếp người nổi trôi…
 

Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2022

THI SĨ, DỊCH GIẢ ĐỖ TƯ NGHĨA: ÂM VỌNG CON NGƯỜI – Nguyễn Hữu Hồng Minh

Nhà thơ, dịch giả Đỗ Tư Nghĩa (sinh năm 1947) vừa qua đời để lại bao thương tiếc cho bạn bè. Cả cuộc đời ông được biết đến như một Dịch giả đã chuyển ngữ nhiều tác phẩm nổi tiếng về Triết học, Sống đẹp, Danh nhân... nhưng ít ai biết rằng ông còn là một Thi sĩ. Ông trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 75 tại nơi phố núi Đà Lạt lúc 6h15 ngày 16-9 để lại nhiều bản thảo giá trị...

Nhà thơ - nhà văn Nguyễn Hữu Hồng Minh 
 
Bây giờ nghĩ lại, tôi mới nghiệm ra tất cả mọi điều trên đời sống chỉ tựu trong một chữ Duyên. Có người ta may mắn được duyên gặp cố tri, có người duyên chỉ tới mức hình dung qua giọng nói.
Với tôi, Đỗ Tư Nghĩa chỉ là một giọng nói. Một giọng nói giữa non cao, rừng thẳm.


Dạo ấy có một người bạn yêu văn chương tên là Văn Cát Tiên. Cuộc đời cũng lạ! Thi sĩ làm thơ chỉ muốn "giải nghiệp" vì khổ quá. Vậy mà bao kẻ cứ muốn đâm đầu vào thơ. Lại chạm đến chữ duyên chăng? Văn Cát Tiên có mang đến cho tôi tập thơ "Phù Hoa" mà anh rất tâm huyết. Viết đến thổ cả máu. "Cải ngồng còn đó hay thôi / Ai đem dưa muối một thời xanh non". Tôi đọc tập đó mới thấy Tiên bị thơ hành như thế nào? "Phù hoa" dễ gợi nhớ đến nhưng chắc chắn là không phải cái "hội chợ phù hoa" của nhà văn William Makepeace Thackeray, tiểu thuyết gia xuất sắc của nền văn học Anh, điển hình cho trào lưu chủ nghĩa hiện thực thế kỷ 19. Nhưng có lẽ Tiên cũng đã đọc nó nên mang tham vọng viết về xã hội "kim tiền" đương đại hôm nay sau hai thế kỷ vẫn "chảy máu" và băng hoại.
 

Thứ Bảy, 18 tháng 9, 2021

TÂM TÌNH GỬI EM – Thư của thầy Đỗ Tư Nhơn





TÂM TÌNH GỬI EM  

Tâm tình cùng em trai – Đỗ Tư Nghĩa (nhà thơ, nhà dịch thuật)
                                                     Thư của anh trai Đỗ Tư Nhơn

Em thương yêu!

Vào những ngày gần đây, sức khỏe em suy yếu, anh chị biết thế nào rồi em cũng sẽ từ giã trần gian ra đi về nơi tổ tiên ông bà thầy mợ, theo lẽ vô thường “sống gởi, thác về”, nhưng sáng nay được tin em đã trút hơi thở cuối cùng lòng anh vô cùng xúc động xót xa, không sao cầm được những giọt nước mắt tuôn trào!

“Âm dương cách biệt xa vời
Em về cõi tịnh bên trời trăng sao!”
 
Em ra đi, gia đình từ nay mất đi người chồng, người cha, người anh, người em thân yêu!
Những đồng nghiệp mất đi một người luôn sẻ chia; nhân ái. Gần đây, khi em đã lâm bệnh vẫn quan tâm giúp đỡ cô giáo Bảo Lộc năm nào đang bị ung thư cô quạnh ở Sài Gòn. Em ra đi để lại cho bằng hữu thân thương vô vàn tình cảm luyến tiếc ngậm ngùi, hình ảnh em tự khắc họa còn đây:
 
“Thân mỏng mảnh nuôi hồn không đủ ấm “
Niềm vui cũ là hương khi bóng xế
Nửa ngày xanh thương nhớ đã vô ngần!”
 
Học trò xưa mất đi người thầy lãng tử, tận tâm yêu những đóa hoa dã quỳ mọc từ những con đường ở Blao lên Đà Lạt:
 
“Vĩnh biệt em – linh hồn thảo mộc
Sao chiều nay em chết đi, mà chẳng có hồi chuông báo tử?”
 
Em yêu thương, như em đã từng bộc bạch khi viết về những ngày niên thiếu, cùng gia đình, bà mợ, anh chị ở Quảng Trị; anh em thương nhau một cách thầm lặng sâu xa. Càng xa nhau càng thông cảm yêu thương nhau hơn!
 
Trong cuộc đời này, em là người sống nội tâm, yêu chuộng giá trị tinh thần, tri thức và giá trị nhân văn. Cho nên những tác phẩm em để lại cho đời hết sức chân thành, những suy niệm triết lý, sâu xa. Đó là tập thơ: Gởi Tình Yêu, Gởi Cuộc Đời.
 
Và em đã yêu thương đề tặng: “Suốt cuộc đời Bố chẳng có gì để tặng các con - ngoài lòng yêu thương thiết tha nơi trái tim của Bố.”
 
Đối với anh chị, em cũng đã viết những dòng chữ đầy mến thương khi tặng tập thơ trên: “Cảm ơn anh chị đã mang đến rất nhiều hơi ấm cho trái tim cô đơn của N – giữa cái trần gian lạnh lẽo và điên dại này”
 
Em thương yêu!
Em đã tiên tri về cái ngày từ giã cõi tạm từ rất lâu và muốn gởi những di ngôn đến cuộc đời ngay trong bài thơ thay lời tựa:

“Này đây
Những bài thơ,
mai này tôi chết đi
Xin gởi lại Tình Yêu.
Xin gởi lại Cuộc Đời.”
           24. XII. 1983
 
Và lời chia tay, linh cảm sau gần 30 năm đọc lại tập thơ vẫn được khẳng định:
 
Ta nằm xuống, chia buồn cùng cây cỏ,
Ôi, một ngày ai khóc mộ ta xanh?”
                                (Bi khúc VI.2000)
 
Tiếng Vọng Tri âm của hơn 50 thân hữu đã mang đến cho em chút nào ấm áp như em đã bộc lộ: “Những tiếng vọng tri âm ấy cũng đã hơn một lần sưởi ấm được phần nào trái tim lạnh lẽo của ĐTN – và đó quả thật là một món quà vô giá mà đời đã tặng cho tôi”.
 
Ngoài những trang thơ đầy tâm huyết, em còn để lại gần 20 tập sách dịch thuật các danh tác thế giới mà em đã miệt mài làm việc mấy mươi năm trong khi em ăn chay trường và bệnh hoạn đầy người!
 
Bây giời em nằm trong quan tài, đôi mắt đã khép, buông bỏ mọi buồn vui của phận người, hương trầm thơm ngát quanh di ảnh. Chung quanh em có con gái yêu thương và Cậu, có bạn thân thiết, bà con, có xóm giềng, học trò xưa đến tiễn biệt: Đó là niềm an ủi quý báu, đó là hạnh phúc là thiện phước dành cho em! Rồi em sẽ gia nhập vào thế giới của linh hồn như tác phẩm em đã dịch (Hành trình của linh hồn)
 
Đáng lẽ anh chị và các cháu đã đến trước linh cữu của em để nói lời yêu thương từ biệt này nhưng hoàn cảnh không cho phép: Anh xin em lượng thứ cho anh về những gì làm em buồn lòng, giận hờn trong suốt thời gian sống bên nhau.
 
Nguyện cầu hương linh em siêu thoát về cõi Tây Phương Tịnh Độ!
Tiễn biệt em trai thương yêu!
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT!
 
Thị Xã Quảng Trị, ngày 16 tháng 9 năm 2021
                              Anh trai
                         Đỗ Tư Nhơn

 



Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2019

BÊN CHIẾU RƯỢU VỚI VÕ THÌN – Đỗ Tư Nhơn


            
                      Tác giả bài viết  Đỗ Tư Nhơn 


         BÊN CHIẾU RƯỢU VỚI VÕ THÌN
                                                                                        Đỗ Tư Nhơn

Ai đã từng ngồi chung chiếu rượu với Võ Thìn chắc không thể nào quên giọng ngâm thơ hào sảng, đầy tâm huyết của anh. Những câu thơ của Bùi Giáng, Phạm Thiên Thư, Minh Đức Triều Tâm Ảnh, Phan Phụng Thạch… và bằng hữu khi thì bay bổng, lúc thì đằm sâu vào tân tâm can của người đồng cảm đồng điệu mà cuộc đời xô dạt nổi trôi đây đó về gặp lại, cùng ngồi xuống bên nhau quên đi bao nhọc nhằn phiền muộn. Chiếu rượu với Võ Thìn có thể nói là chiếu rượu ân tình tri ngộ. 

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2019

TƯỞNG NHỚ ANH TRẦN VĂN LỮ - Đỗ Tư Nhơn


            
                  Thầy Đỗ Tư Nhơn – tác giả bài viết


             TƯỞNG NHỚ ANH TRẦN VĂN LỮ 
                                                                                        Đỗ Tư Nhơn

Mỗi khi tưởng nhớ những người bạn trân quí một thời dưới mái trường trung học Nguyễn Hoàng Quảng Trị đã sớm lìa cõi tạm về chốn vĩnh hằng, lòng tôi không tránh khỏi bồi hồi xúc động. Điều đó khiến tôi tìm lại trong ký ức từng khuôn mặt, dáng hình, mường tượng từng cử chỉ, nụ cười… nhằm phác thảo bức chân dung tinh thần của bằng hữu. Tôi đã thắp nén tâm hương mỗi độ xuân về để thương tiếc các anh Phan Phụng Thạch, Trần Thương Bá, Đặng Sĩ Tịnh, Trần Đình Bé trong từng giai phẩm Hương Quê Nhà (SG) đặc san  Nguyễn Hoàng (Huế). 

Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2018

LỜI RIÊNG…TRONG TẬP SÁCH "ĐOÀN ĐỨC VÀ NHỮNG HOÀI NIỆM VỀ THẦY CÔ CŨ" - Đoàn Đức, Lê Mậu Minh, Đào Văn Nhẫn, Đỗ Tư Nhơn, Tống Văn Thụy, Đỗ Tư Nghĩa, Nguyễn Thắng, Nguyễn Đình Hạnh, Hồ Trị, Trần Phong Dũng,Ngô Thị Hương Thủy,Nguyễn Lương Tuấn, Trần Quang Chu, Nguyễn Văn Trị, Võ Thị Quỳnh, Huỳnh Bá Huy, Trần Ngọc Hợp, Lê Mậu Trúc, Nguyễn Phụng Lương Nhi, Lê Duy Đoàn, Hoàng Văn Thắng, thầy Hồ Si ̃Châm


       

LỜI RIÊNG…TRONG TẬP SÁCH 
"ĐOÀN ĐỨC VÀ NHỮNG HOÀI NIỆM VỀ THẦY CÔ CŨ"

Thoạt đầu Lê Mậu Minh khởi xướng và yêu cầu tất cả các bạn viết bài cho đặc san về khối lớp 1960-1967 của trường Trung học Nguyễn Hoàng Quảng Trị và lấy tên là Hoa Bất Tử. Tôi lúng túng làm một bài thơ gởi cho Mậu Minh đăng, thì vợ tôi chê dở. Hai tháng vẫn không viết được một chữ nào, trong khi đó các bạn tôi đều viết xong để gởi đăng, tôi lo lắng vì đến hạn mà vẫn chưa xong. Bạn Nguyễn Thắng ở Huế cá với Nguyễn Đình Hạnh ở Đông Hà 10 triệu đồng rằng tôi viết không tới hai trang giấy A4. Đình Hạnh điện thoại nói với tôi: “Hồi xưa bạn học ban C văn chương, sinh ngữ mà nay không viết được chữ nào để Thắng cười à. Hãy giúp mình thắng cá độ đi”. Tôi liền ngồi viết một mạch về thầy Trần Thương Bá, được 34 trang viết tay A4. Ban biên tập gồm Lê Mậu Minh, Nguyễn Văn Quang… khi duyệt bài thì bảo rằng: “Không đăng được vì quá dài, mà cắt ngắn thì không nỡ”. Hơn nữa, đã có anh Đỗ Tư Nhơn viết về thầy Bá nên Ban Biên tập đề nghị tôi nên viết về thầy cô cấp II. Tôi tự ái trả lời: “Thế thì tôi sẽ viết luôn một loạt bài về quý thầy cô, các bạn muốn đăng sao thì đăng”. Nói là làm, tôi viết liên tục về bảy thầy cô. Sau khi đọc xong các bạn khuyên tôi không nên đăng vào tập san chung nữa mà in riêng thành một tập dành tặng cho quý thầy cô, các bạn cùng lớp và cho cả chính tôi. Trong quá trình viết, tôi nhận được rất nhiều niềm vui trong đó có sự động viên của hiền nội tôi - Cao Thị Thanh Nhàn, công đánh máy của con gái và con dâu tôi (dù tôi biết các cháu đôi lúc cũng thấy phiền vì sự lẩm cẩm của ba chúng), cũng không quên ơn cô Thoa – một người bạn vui tính – đã đánh máy cho tôi khi các con tôi bận. Tôi chắc sẽ không quên vẻ mặt nhăn nhó của Đào Văn Nhẫn khi phải đọc và sửa lỗi các trang viết qua email, tranh cãi về trích dịch tiếng Pháp từ nguyên tác dù đây là ký ức chứ không phải tôi dịch hay sáng tác. Còn Nguyễn Đình Hạnh thì hứa mà chỉ sửa sơ lược phần thi ca trong bài. Đỗ Tư Nghĩa thì lười. Nguyễn Văn Quang, Tống Văn Thụy thì tế nhị, cả nể. Nguyễn Thắng thì bận rộn khám bệnh, Nguyễn Văn Hóa chịu khó đọc lại các bản nguyên tác Hán - Nôm để sửa, không những về từ ngữ, dấu chấm phẩy mà còn lo cả phần kiểm duyệt (Đúng là nguyên thầy giáo chuyên văn kiêm giám đốc nhà in!). Riêng cảm ơn Nguyễn Trường Thi, học trò cũ của tôi, đã giúp đính chính những thiếu sót, thêm vào một số nguồn có liên quan đến Anh ngữ và về thầy Gary Carkin, trình bày vi tính, dàn trang và đề nghị khổ sách… trước khi gởi bản thảo cho nhà xuất bản. Cũng không quên cảm ơn nhà tài trợ chuyến đi Đà Lạt - Nguyễn Thắng, do thua cá cược 10 triệu đồng nên tháng 3/2017 đã cùng vợ vào Sài Gòn đưa Đình Hạnh, Mậu Minh, vợ chồng tôi, Võ Cẩm, cô Thoa đi Đà Lạt thăm Đỗ Tư Nghĩa để tiêu cho hết tiền thua độ. Tiếc là Mậu Minh không đi được.
Ôi qua bao nhiêu năm mà tôi vẫn còn được trở về “tuổi thơ chí chóe cùng chúng bạn”. Thật diễm phúc biết bao!