BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn NHÀ TRẦN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn NHÀ TRẦN. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2020

QUÝ TỘC NHÀ TRẦN VỚI VƯƠNG TRIỀU - Vĩnh Khánh

Từ một thế lực cát cứ vốn làm nghề chài lưới ở Hải Ấp (Thái Bình), Trần Lý và Trần gia từng bước thâu tóm quyền bính rồi thay ngôi nhà Lý, thiết lập triều Trần. Đồng thời với đó là quá trình quý tộc hóa của thế lực Trần gia - một thiết chế quân chủ quý tộc dòng họ đặc biệt trong lịch sử Việt Nam.

 

                         Khu di tích đền thờ các vua Trần. Ảnh: Lam Thanh


QUÝ TỘC NHÀ TRẦN VỚI VƯƠNG TRIỀU

                                                                                  Vĩnh Khánh

Dưới quyền lực tối cao của nhà vua, tầng lớp quý tộc nhà Trần đã độc tôn quyền lực từ trung ương đến địa phương, đảm bảo cho sự bền vững của vương triều và có những đóng góp lớn lao cho quốc gia dân tộc.

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2020

ĐÔI ĐIỀU VỀ THÂN THẾ HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG - Tô Như

Sử ta chép Hưng Đạo Đại vương mất tháng 8 năm Canh Tý (1300), nhưng không thấy ghi chép ngài thọ bao nhiêu tuổi. Nghĩa là năm sinh của ngài chưa xác định được.
Các nguồn tư liệu cũng không thống nhất được vấn đề năm sinh này mà đưa ra các suy đoán khác nhau, từ 1225, 1226... đến 1232 và thậm chí còn cho rằng ông sinh sau năm 1237 (thời điểm Thuận Thiên công chúa vợ của Trần Liễu bị ép gả cho Trần Thái Tông). Phần đa số thì cho rằng Trần Hưng Đạo sinh năm 1232, dựa trên năm sinh của Trần Tung (được cho là anh trai ông) là 1230.
Để khoanh vùng vấn đề này, chúng ta cần xem xét mối tương quan với một số nhân vật như Trần Liễu, Trần Tung, Thuận Thiên công chúa... và một vài mốc thời gian được ghi chép lại trong sử.



ĐÔI ĐIỀU VỀ THÂN THẾ HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG

Vấn đề này tương đối rõ ràng, nhưng vẫn nhiều người còn nhầm lẫn mà cho rằng Trần Quốc Tuấn là con của Thuận Thiên công chúa khi bà còn là vợ của Trần Liễu.
Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Kỷ Hợi (1299) mùa Xuân, tháng 4, ngày 12, xuống chiếu cấm chữ húy của Khâm Minh Đại vương và Thiện Đạo quốc mẫu (Khâm Minh tên húy là Liễu, Thiện Đạo tên húy là Nguyệt; Thiện Đạo là phu nhân của Liễu) khi làm văn không được dùng. Các chữ Ngụy, Thấp, Nam, Càn, Tô, Tuấn, Anh, Tảng khi làm văn phải viết bớt nét. Nhà Trần kiêng tên húy họ ngoại bắt đầu từ đây”.

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2020

HOÀNG TỬ LƯỠNG QUỐC PHÒ MÃ TRẦN HÚC, MỘT KẺ CÕNG RẮN CẮN GÀ NHÀ - Tô Như


        Tranh vẽ tình cảnh loạn lạc cuối thời Trần (Tranh có tính chất minh họa cho bài).              Nguồn: Sưu tầm


HOÀNG TỬ LƯỠNG QUỐC PHÒ MÃ TRẦN HÚC, MỘT KẺ CÕNG RẮN CẮN GÀ NHÀ

Trong gần 200 năm, nhà Trần liên tiếp nảy ra mấy người như Trần Di Ái, Trần Ích Tắc, Trần Thiêm Bình (mạo xưng là cháu Trần Thánh Tông) muốn mượn sức triều đình phương Bắc để về làm vua nước ta.
Ở cuối nhà Trần lại nảy ra một người đặc biệt hơn hết, muốn mượn sức Chiêm Thành để về làm vua ĐạiViệt. Đó là Ngự Câu Vương Trần Húc.

Thứ Ba, 7 tháng 7, 2020

NHỮNG BÍ ẨN VỀ NHÂN HUỆ VƯƠNG TRẦN KHÁNH DƯ - Tô Như

(Thethaovanhoa.vn) - Trần Khánh Dư là một danh tướng thời nhà Trần, hiệu là Nhân Huệ Vương. Ông từng lập nên những chiến công hiển hách, mà nổi bật là những chiến công trong cuộc chiến chống quân Nguyên lần 2 và lần 3 khi giữ chức Phó đô tướng quân. Tuy nhiên, chung quanh cuộc đời của danh tướng Trần Khánh Dư vẫn còn những bí ẩn…

                                         Đền thờ Trần Khánh Dư tại Vân Đồn


NHỮNG BÍ ẨN VỀ NHÂN HUỆ VƯƠNG TRẦN KHÁNH DƯ
                                                                                              Tô Như

Phó tướng Vân Đồn

Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Đinh Hợi, Trùng Hưng năm thứ ba (1287)... Khi ấy, thủy quân Nguyên đánh vào Vân Đồn, Hưng Đạo vương giao hết công việc biên thùy cho Phó tướng Vân Đồn là Nhân Huệ vương Khánh Dư”.
Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép: “Khánh Dư làm Phó tướng ở Vân Đồn, Hưng Đạo vương giao phó cho giữ hết công việc ngoài biên giới.”
Đọc sơ qua liền thấy ở Vân Đồn thì Trần Khánh Dư là Phó tướng, vậy thì ai là chủ tướng? Tại sao không thấy chủ tướng xuất hiện trong các trận đánh quan trọng năm Đinh Hợi này?
Phải chăng vì Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn giao phó trách nhiệm cho Khánh Dư, như vậy Quốc Tuấn chính là Chủ tướng Vân Đồn.
Tuyệt đối không phải vậy. Phó tướng ở đây là viết tắt của “Phó đô tướng quân” hoặc “Phó đô tướng”.
Lịch triều hiến chương loại chí viết về quan chế nhà Trần như sau: “Về võ giai thì có các chức Phiêu kỵ Thượng tướng quân (chỉ Hoàng tử mới được chức ấy), Cấm vệ Thượng tướng quân, Kim ngô vệ Đại tướng quân, Võ vệ Đại tướng quân, Phủ quân Phó đô tướng quân, Thân vệ tướng quân, Điện súy Đô áp nha, Quản quân Tiết độ sứ, Đô thống chế. Các chức trên đều là quan coi việc binh...”.

Thứ Tư, 20 tháng 5, 2020

TRẦN QUỐC TOẢN, VỊ ANH HÙNG NHIỀU BÍ ẨN - Nguyễn Hưng


          
                                          Hình tượng Trần Quốc Toản 
                            (Trên bìa sách của Nhà xuất bản Kim Đồng)


TRẦN QUỐC TOẢN, VỊ ANH HÙNG NHIỀU BÍ ẨN                                                                                          Nguyễn Hưng

Đây là nhân vật được rất nhiều ngưỡng mộ của đông đảo người yêu sử. Bởi lẽ, anh hùng này là một võ tướng thiếu niên, sớm có ý thức bảo vệ Tổ quốc của non sông và có nhiều chiến công hiển hách, góp công đánh bại quân xâm lược Nguyên Mông.

Thứ Năm, 7 tháng 5, 2020

NHÀ TRẦN CƯỚI CHỊ EM HỌ ĐỂ HÓA GIẢI OAN TÌNH VÀ CỦNG CỐ QUYỀN LỰC TRÁNH HỌA NGOẠI THÍCH

Trong lịch sử Việt Nam, hôn nhân của các vua Trần được xem là đặc biệt và gây nhiều chú ý bởi việc kết hôn với chính chị em trong họ. Trong số các vua Trần, hầu hết đều chọn người trong họ để lập làm chính cung. Không chỉ để tránh họa ngoại thích hay củng cố quyền lực, việc làm này còn mục đích hóa giải mối oan tình ngày xưa.

                      Nhà Trần kết hôn cận huyết còn nhằm mục đích hóa giải oan tình. 
                     (Ảnh minh họa: Nghiên Cứu Lịch Sử)


NHÀ TRẦN CƯỚI CHỊ EM HỌ ĐỂ HÓA GIẢI OAN TÌNH VÀ CỦNG CỐ QUYỀN LỰC TRÁNH HỌA NGOẠI THÍCH


Mối oan tình giữa Trần Thái Tông và An Sinh vương Trần Liễu

Mối oan tình này bắt nguồn từ Trần Thủ Độ. Theo đó, Trần Thái Tông đã bị ông ép bỏ Lý Chiêu Hoàng để kết hôn với người khác, trong đó có vợ của Trần Liễu là Thuận Thiên công chúa. Khi bị đưa vào cung, Thuận Thiên công chúa đang mang thai 3 tháng. Việc mất cả vợ vẫn con (đứa trẻ Quốc Khang sau khi ra đời đã nhận Trần Thái Tông làm cha) khiến Trần Liễu sinh lòng oán hận và tụ tập nhiều người ở sông Cái nhằm nổi loạn.

     
          Thuận Thiên công chúa đang mang thai 3 tháng thì được mang vào cung. 
              (Ảnh minh họa: Nghiên Cứu Lịch Sử)

Sau khi ở ngoài biển được hai tuần, Trần Liễu đã tranh thủ lúc vua đi chơi thuyền để lẻn vào gặp và xin hàng. Lúc đó, cả Trần Liễu và nhà vua đối mặt nhau mà khóc. Sau khi nghe tin, Trần Thủ Độ đã tới thẳng thuyền và tuốt gươm hòng giết chết Trần Liễu. Thấy thế nhà vua đã vội vàng tìm cách để bảo vệ Trần Liễu khỏi mất mạng rồi ban cho ông ta đất An Dưỡng, An Phụ, An Bang và An Sinh. Cuối cùng vua lấy hiệu An Sinh vương để phong cho Trần Liễu và giết hết những người theo khởi loạn ở sông Cái.