BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn CÂU CHUYỆN VĂN HỌC NGHỆ THUẬT. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn CÂU CHUYỆN VĂN HỌC NGHỆ THUẬT. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2024

BÙI GIÁNG VÀ NÀNG HOA HẬU MỘT CON – Đông Kha,Tiểu Vũ


Ảnh: Nhà thơ Bùi Giáng và hoa hậu Công Thị Nghĩa
 
Bóng mây trời cũ hao mòn
Chiêm bao náo động riêng còn hai tay
 
Bùi Giáng là một hiện tượng thơ ca đặc biệt của Việt Nam. Trong di sản văn chương ông để lại cho hậu thế có những bài thơ, câu thơ lạ lùng, gợi lên nhiều suy nghĩ, ví dụ như hai câu thơ dưới đây:
 
"Bây giờ riêng đối diện tôi
Còn hai con mắt khóc người một con"
 
Đọc lướt qua hai câu thơ trên, rất nhiều người nghĩ rằng đây là một "hiện tượng lạ", đôi mắt của ai đó đang làm hai việc khác nhau. Một con mắt thì khóc và con mắt còn lại không biết đang làm gì?
 
Tứ thơ này cũng đã được nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hiểu theo cách của ông và viết thành nhạc "Con mắt còn lại":
 
"Còn hai con mắt khóc người một con
Còn hai con mắt một con khóc người
Con mắt còn lại nhìn một thành hai
Nhìn em yêu thương, nhìn em thú dữ..."
 
Có thể hiểu nhạc của Trịnh Công Sơn là một sự ngẫu hứng dựa trên câu chữ chứ hoàn toàn không liên quan đến ý nghĩa thật trong câu thơ của cụ Bùi Giáng.

Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2024

SỰ TRÙNG HỢP LẠ LÙNG MÀ “CHUYỆN TÌNH BUỒN” MANG LẠI - Lê Hồng Minh


Chị Nguyễn Thị Túy, nguyên mẫu của nhân vật “em” trong ca khúc “Chuyện tình buồn” (nhạc sĩ Phạm Duy phổ thơ Phạm Văn Bình)!

Trước tiên xin được nói ngay: người thiếu nữ trong tấm hình đăng kèm bài này, đó chính là chị Nguyễn Thị Túy, nguyên mẫu của nhân vật “em” trong ca khúc “Chuyện tình buồn” (nhạc sĩ Phạm Duy phổ thơ Phạm Văn Bình)!

Mọi người đều quá biết “Chuyện tình buồn” là một trong những bản nhạc tình rất hay và cực kỳ lãng mạn của nền âm nhạc miền Nam Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh ác liệt. Câu chuyện trong bài thơ hay bài hát đều kể về một thanh niên có gia đình theo đạo Phật, đem lòng yêu một cô gái rất đẹp theo đạo Công giáo. Hồi đó, những câu chuyện như thế này là không hề thiếu, và chắc chắn là luôn gặp phải trắc trở vì bị cả hai gia đình, thậm chí cả dòng họ ngăn cấm tới cùng!

Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2024

CÓ MỘT TƯỢNG ĐÀI NGƯỜI PHỤ NỮ HÀ NỘI TRÊN ĐỈNH ĐÈO NGANG - Nguyễn Xuân Diện


Ảnh: Trịnh Thanh Nhã - Thanh Sơn.

Trong văn học Việt Nam có một người phụ nữ Hà Nội đã để lại vóc dáng đài các đã mấy trăm năm. Người phụ nữ tài hoa ấy, đứng trước thiên nhiên đất nước đã nói tâm tình của một con người cô đơn nhỏ bé trước vũ trụ, nhưng dường như đã cố giấu đi cả tên tuổi của mình. Mặc dù tên của bà có ý nghĩa là mùi hương thơm nức, nhưng bà vẫn cố giấu đi, ngay cả tên gọi của mình. Người ta cũng không gọi bà bằng tên gọi của chồng bà như những phụ nữ khác. Người ta chỉ gọi bà bằng cái chức vụ của chồng bà mà thôi. Đó là Bà Huyện Thanh Quan. Tên thật của bà là Nguyễn Thị Hinh. Hinh chữ Hán có nghĩa là hương thơm ngào ngạt.
 

Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2024

PHẠM QUỲNH (1892-1945) - Bài viết của Minh Tran Hop


Học giả Phạm Quỳnh (1892-1945)

Năm 1992 ở Paris, tôi được đến dự buổi báo cáo luận án Tiến sĩ của bà Phạm Thị Viên, con gái học giả Phạm Quỳnh, về những đóng góp của ông với chữ quốc ngữ và trong lĩnh vực ngôn ngữ học. Phạm Quỳnh rất giỏi sử dụng tiếng mẹ đẻ, giỏi chữ Hán và tiếng Pháp, là người Việt Nam đầu tiên trong lịch sử diễn thuyết bằng tiếng Pháp trước Viện Hàn lâm Pháp Quốc khi ông mới 30 tuổi. Ông là người đi tiên phong trong việc quảng bá chữ Quốc ngữ và dùng tiếng Việt - thay vì chữ Nho hay tiếng Pháp - để viết lý luận, nghiên cứu.  Ông là tác giả câu nói nổi tiếng  “Truyện Kiều còn tiếng ta còn. Tiếng ta còn nước ta còn”. Ông cho rằng tiếng nói gắn liền với vận mệnh dân tộc, tổ quốc. Nhờ giữ được nguyên vẹn tiếng mẹ đẻ trong suốt hơn nghìn năm Bắc thuộc mà dân tộc ta không bị Hán hoá và do đó không trở thành một dân tộc ít người của Trung Quốc. Ông viết: “Người Tàu cai trị ta hơn ngàn năm; văn hoá Tàu, ta đổi theo; phong tục Tàu, ta bắt chước; duy tiếng ta, ta nói; ta không nói tiếng Tàu.”

Thứ Tư, 13 tháng 3, 2024

TỰ LỰC VĂN ĐOÀN TRĂM NĂM NHÌN LẠI - Võ Trung



Tự lực văn đoàn chính thức ra đời năm 1934, có trụ sở tại Hà Nội. Tự lực văn đoàn có 7 thành viên và nhiều cộng tác viên nữa, số cộng tác viên còn đông hơn cả số thành viên, tất cả họ đều là những nhà văn hay nhà thơ hoặc hoạ sĩ. Thời hoạt động của Tự lực văn đoàn trong nước có nhiều văn đoàn và tùng thư, nhưng Tự lực văn đoàn có sức sống mạnh hơn hết. Cho tới ngày nay người ta vẫn nhắc đến Tự lực văn đoàn nhiều hơn là nhắc các văn đoàn hay tùng thư khác.

Thứ Sáu, 23 tháng 2, 2024

MỘT GÓC ĐỜI TƯ CỦA CA SĨ NỮ HOÀNG CHÂN ĐẤT KHÁNH LY


Trong hơn 60 năm hoạt động nghệ thuật, ngoài những lời ca tụng về giọng hát thì khán giả còn luôn dành sự tò mò cho đời tư của ca sĩ Khánh Ly.
Cùng với Thái Thanh và Lệ Thu, Khánh Ly từng được đánh giá là 1 trong 3 nữ danh ca tiêu biểu của dòng nhạc trữ tình. Đến giờ, bà vẫn là thần tượng của nhiều người, trong đó có cả những nghệ sĩ thuộc thế hệ sau. Nhắc tới Khánh Ly, ngoài những lời ca tụng về giọng hát, khán giả còn dành cảm xúc tò mò cho đời tư của bà. Ở tuổi xế chiều, Khánh Ly sống lủi thủi, cô độc ở Mỹ khi chồng đã sớm ra đi.
Trong sự nghiệp hơn 60 năm đứng trên sân khấu, khán giả yêu mến, biết nhiều hơn đến giọng ca của Khánh Ly qua những ca khúc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Báo chí từng viết về giai đoạn rực rỡ nhất trong sự nghiệp của nữ ca sĩ sinh năm 1945 rằng bà là người hát nhạc Trịnh hay nhất từ trước đến nay.

Hình ảnh thời trẻ của Khánh Ly.

 Với Khánh Ly, Trịnh Công Sơn là “người ơn” khi từ năm 1964 đã thấy được tiềm năng trong giọng hát của bà. Năm 1967, nhờ cố nhạc sĩ mà Khánh Ly trở thành “hiện tượng”, giúp nền âm nhạc Việt Nam có sức sống mới. Lúc ấy, khán giả “gọi yêu” bà bằng biệt danh “nữ hoàng chân đất”. Danh xưng này xuất phát từ kỷ niệm theo nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đi diễn. Lần đầu tiên bước lên sân khấu, Khánh Ly không giữ được bình tĩnh khi đứng trước đám đông hơn nghìn người nên đã cởi bỏ đôi giày cao gót và đi chân đất để hát.

Chủ Nhật, 10 tháng 12, 2023

BÙI GIÁNG BÌNH THƠ “KẺ Ở” VÀ SỰ CẦN THIẾT TRẢ LẠI TÊN TÁC GIẢ CHO “CHÍNH CHỦ” BÀI THƠ... - Bùi Giáng, Vân Long


Quang Dũng thời Tây Tiến

Trong tác phẩm “Đi vào cõi thơ”, Bùi Giáng đã viết về các nhà thơ, nhà văn: Tuệ Sỹ, Nguyễn Du, Nguyễn Trải, Chu Mạnh Trinh, Trần Trọng Kim, Huy Cận, Xuân Diệu, Hồ Xuân Hương, Rimbeaud,  Apollinaire, Chế Lan Viên, Nguyên Sa, Thanh Tâm Tuyền, Nhượng Tống, Nhất Hạnh, Trí Hải, Nguyễn Thị Hoàng, Hoài Khanh, Kiên Giang,Quang Dũng .v.v...
Các bài bình thơ các tác giả nêu trên được Bùi Giáng viết như tùy bút văn học. Đọc những tùy bút này, ta nhìn thấy tâm hồn ông mênh mang ảo diệu, thăm thẳm như bầu trời. Ông cảm nhận được những điều tinh vi huyền bí nhất của thi ca. Ông đúng là tri âm của các thi văn sĩ.
Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của Bùi Giáng về Quang Dũng.
 
“KẺ Ở” là môt bài thơ độc đáo được giới yêu thơ ở miền Nam trước 1975 chép tay và chuyền nhau đọc. Đặc biệt “KẺ Ở” được thi sĩ BÙI GIÁNG viết lời bình và nhạc sĩ CUNG TIẾN phổ nhạc. Do hoàn cảnh chiến tranh, thiếu tư liệu văn học để tham khảo nên thi sĩ BÙI GIÁNG và nhạc sĩ CUNG TIẾN cũng như rất nhiều người cho rằng tác giả bài thơ “KẺ Ở” là QUANG DŨNG. Thực ra, bài thơ đó chính là bài “DẶM VỀ” của nhà thơ NGUYỄN ĐÌNH TIÊN. Dù có chút nhầm lẫn về tác giả bài thơ, nhưng thi sĩ BÙI GIÁNG đã rất tài hoa khi bình thơ - Một cách bình thơ đặc dị “rất Bùi Giáng’. Xin mời đọc!
 
 BÙI GIÁNG BÌNH THƠ: “KẺ Ở”
 
Mai chị về em gửi gì không
Mai chị về nhớ má em hồng
    
Chỉ hai câu đầu đã khiến người tê lạnh. Không có gì cả, không lời nào tha thiết, nhưng đúng như ông Huy Trân nói: “Thơ Quang Dũng ý đã nhiệt thành, cao đẹp, mà lời thơ lại êm ái gợi cảm vô cùng. Nói về thơ nhẹ nhàng, êm dịu, mà đọc tới đâu lâng lâng chết cả lòng đến đấy, thì thi ca hiện đại chỉ có Quang Dũng.”   
Thi ca hiện đại hay thi ca ngàn đời, thi ca Việt Nam hay thi ca thế giới – vâng – cũng chỉ riêng một Quang Dũng thôi.
 
Mai chị về em gửi gì không
Mai chị về nhớ má em hồng
Đường đi không gió lòng sao lạnh
Bụi vướng ngang đầu mong nhớ mong
 
Đó là chỗ sơn cùng thủy tận của ngôn ngữ. Ngôn ngữ thần tiên hiển hiện tinh thể một cách không thấy hình hài máu me đâu cả. Người ta đã bao đời đi tìm cõi huyền nhiệm của ngôn ngữ thơ. Mỗi phen trở về, mỗi phen như bó tay lắc đầu, tuyệt nhiên không biết ăn nói ra sao cả. Đành chỉ nói quanh co. Và biết bao thy sỹ hoằng viễn đã nghĩ rằng, nguyệt rằng, mình sẽ suốt đời không làm một vần thơ nào cả - một phen để hội cái chỗ dị thường trống trải vắng vẻ trong lời man mác thiên tiên kia.
Lại có những nhà tư tưởng như Heidegger, viết bao pho sách lịch kịch nêu bao câu chất vấn u ẩn, đáo cùng vẫn chỉ nhằm mục đích nhiếp dẫn tư tưởng tới chỗ mép bờ bất khả tư nghị của thi ca.
Nerval sau những lần thành tựu cõi miền ngôn ngữ đó, ông bèn lao mình vào cõi ẩn mật vô ngần của một nguồn siêu thực không tiếng không lời Les Chimères.
Apollineire, sau phút dị thường bước lên tột đỉnh đạm nhiên kia, lập thời nhảy lùi làm thơ theo thể thái bông lông tầm phào, bất sá lam hồng tố bạch.
 
Mai chị về em gửi gì không?
 
Câu hỏi cũng lững lờ như lời đáp cũng lửng lơ. Hỏi mà cũng không hỏi, không nói, không ngó, không nhìn nhau …Và chỉ sau khi lên ngựa, chia bào, con người mới để lòng mình bay tỏa khắp đường đi.
 
Đường đi không gió lòng sao lạnh
Bụi vướng ngang đầu mong nhớ mong
 
Tâm sự của người đi, nhưng nhan đề là kẻ ở. Kẻ ở hay người đi cũng một tâm tình ly biệt. Đi giữa không gian, thì cũng như đứng ở trên dâu biển. Lòng sao lạnh? Vì lòng mang chứa tất cả khoảng vắng lạnh? Vì lòng mang chứa tất cả khoảng vắng lạnh không gian… Và tiếng “mong nhớ mong” kia cũng chỉ vọng vào được trong không gian xa hút mà thôi.
Nghĩa là vọng trở lại vào lòng mình. Từ lòng mình toả vào lòng vũ trụ. Lại từ lòng vũ trụ dội lại lòng mình. Đó là cái vòng kỳ ảo của mong nhớ mong. Và mong nhớ mong mênh mông như thế, thì mong nhớ mong là cõi của từ bi tế độ vậy.
 
Quê chị về xa tít dặm xa
 
Vì đó là một quê hương nào riêng biệt nằm tại một bến bờ bỉ ngạn nào vô tức vô thanh, vô biên vô tế.
 
Quê chị về xa tít dặm xa
Rừng thu chiều xao xác canh gà
Hoa rơi khắp lối sương muôn ngả
Ngựa lạc cành hoang qua lướt qua
 
Ngựa lạc? Dẫu ngựa không lạc đường vẫn cứ là lạc nẻo. Nghĩa là: ở trong cõi hư không bao la như thế, thì đâu cũng là lênh đênh, nhưng lênh đênh theo nghĩa vô ngần: trụ vô sở trụ.
Người ngồi trên ngựa cũng lạc ngựa luôn. Hươu trong rừng cùng một cảnh ngộ lạc loài như nhau, lại tam trùng lạc lõng nhau, vì bất ngờ sợ hãi nhau, quay đầu bỏ chạy. Lời thơ lại thêm một chút niêm hoa vi tiếu “theo ngó theo”.
 
Ngựa chị dừng bên thác trong veo
 
Nếu thác đục lầy cho một chút, ắt có phần gần gũi bụi hồng hơn. Nhưng tại sao thác lại trong veo cắc cớ ra như thế? Thì trần gian còn biết đem tâm sự hồng trần ký thác vào đâu? Đó là chỗ đạm nhiên huyền bí lô hỏa thuần thanh vậy. Nó đốt cháy linh hồn bằng một tiếng trong veo. Nhưng đốt cháy mà đâu có bỏng da bỏng thịt. Nó cháy để thăng hoa cho linh hồn về ba la mật, sau một phút linh hồn tạm dừng trong một phen tư lự. Vì dù sao trận giũ áo cũng còn vướng víu với nhân nghĩa nhân tình.
 
Ngựa chị dừng bên thác trong veo
Lòng chị buồn khi nắng qua đèo
Nơi đây lá giạt vương chân ngựa
Hươu chạy quay đầu theo ngó theo
 
Rồi sẽ xin khóc một cơn vô ngần cho trùng sinh trong vĩnh biệt:
 
Rừng đêm nhòa bóng nhớ hoang mang
Ngựa chị dừng bên thác sao vàng
Sao rơi đáy nước vương chưn ngựa
Buồn dâng đôi mi hàng lại hàng
 
Ta lại gián tiếp với một sự tình kỳ dị. Nói ra là buồn dưng đôi mi hàng lại hàng, nhưng có bao giờ mối sâu mênh mông và hầu như vô đối tượng lại tràn ra thành hàng lệ. Nhưng đây là hàng lệ riêng biệt của hư không đi về vui chơi êm đềm với không hư thái thiên nhiên tĩnh tịch. Người ta có thể khóc, nhưng không phải khóc vì một mối đoạn trường riêng tây trong một cảnh ngộ nhất định.
 

Thứ Năm, 30 tháng 11, 2023

LAN MAN CHUYỆN TRÊN FACEBOOK TỪ “KHÚC THỤY DU” ĐẾN “GIẤC THỤY DU” – La Thụy



THỤY DU đã được chính nhà thơ Du Tử Lê giải thích:
 
 “Thụy là tên lót của người con gái dược khoa ông theo đuổi lúc bấy giờ - bà Thụy Châu, sau này là vợ đầu của ông. THỤY DU là tên ghép THỤY và DU (chữ đầu trong bút danh Du Tử Lê).”

 *
Một số bạn trên facebook lấy nick là “Khúc Thụy Du”. Ắt hẳn các bạn ấy yêu thích bài hát “Khúc Thụy Du” do nhạc sĩ Anh Bằng phổ thơ của thi sĩ Du Tử Lê. Bài hát có nội dung như sau:
 
KHÚC THỤY DU

Hãy nói về cuộc đời
Khi tôi không còn nữa
Sẽ lấy được những gì
Về bên kia thế giới
Ngoài trống vắng mà thôi
Thụy ơi, và tình ơi
Như loài chim bói cá
Trên cọc nhọn trăm năm
Tôi tìm đời đánh mất
Trong vũng nước cuộc đời
Trong vũng nước cuộc đời
Thụy ơi, và tình ơi
Đừng bao giờ em hỏi
Vì sao ta yêu nhau
Vì sao môi anh nóng
Vì sao tay anh lạnh
Vì sao thân anh rung
Vì sao chân không vững
Vì sao, và vì sao
Hãy nói về cuộc đời
Tình yêu như lưỡi dao
Tình yêu như mũi nhọn
Êm ái và ngọt ngào
Cắt đứt cuộc tình đầu
Thụy bây giờ về đâu
Đừng bao giờ em hỏi
Vì sao ta yêu nhau
Vì sao môi anh nóng
Vì sao tay anh lạnh
Vì sao thân anh rung
Vì sao chân không vững
Vì sao, và vì sao
Hãy nói về cuộc đời
Tình yêu như lưỡi dao
Tình yêu như mũi nhọn
Êm ái và ngọt ngào
Cắt đứt cuộc tình đầu
Thụy bây giờ về đâu
Êm ái và ngọt ngào
Cắt đứt cuộc tình đầu
Thụy bây giờ về đâu

                Anh Bằng
 
Văn bản ca khúc "Khúc Thụy Du".
 
“Khúc Thụy Du” qua lời nhạc của Anh Bằng là một khúc tình ca mà hình ảnh, ca từ cũng như giai điệu đã chất chứa những nỗi buồn và tiếc nuối về một ân tình dĩ vãng, và những cảm xúc đó trong bài hát dường như là ai cũng đã một lần trải qua.
    

Thứ Hai, 27 tháng 11, 2023

BÙI GIÁNG VIẾT VỀ THƠ TUỆ SỸ


Tuệ Sỹ - Tác phẩm của Dominique de Miscault
 
Tuệ Sỹ một vị sư. Ông viết văn quá nghiêm túc, những sở tri của ông về Phật học quả thật quảng bác vô cùng. Thấy ông vẻ người khắc khổ, không ai ngờ rằng linh hồn kia còn ẩn một nguồn thơ thâm viễn u u...
 
Một bữa ông đọc cho tôi nghe hai câu thơ chữ Hán của ông:
 
Thâm dạ phong phiêu nghiệp ảnh tùy
Hiện tiền vị liễu lạc hoa phi
 

Thứ Năm, 16 tháng 11, 2023

TÔ LÂN, NHÀ THƠ “LƯỜI BIẾNG” NHẤT - Trần Văn Phúc



Nhà thơ Tô Lân cả đời chỉ viết 1 bài thơ, một bài thơ chỉ có đúng 2 câu, nhưng hậu thế phải lấy đó làm bài học thuộc lòng.
 
“Cận thuỷ lâu đài tiên đắc nguyệt,
hướng dương hoa mộc dị vi xuân.”      
 
Trong lịch sử cổ đại, trung đại, cận đại và hiện đại, các nhà thơ là nhóm người được quan tâm nhiều nhất. Ngay cả hôm nay, cho đến ngàn vạn năm sau, đã và sẽ có những bài thơ được cất lên thành câu hát, có những ý thơ dạy cho con người hiện đại một số quy tắc ứng xử với thế giới xung quanh. Chẳng hạn như Lí Bạch, Đỗ Phủ, Lục Du và những nhà thơ khác.

BA BIẾN KHÚC VĂN CAO - Nguyễn Trọng Tạo



1.
Người gọi ông là “ba đỉnh núi sương mù”. Người gọi ông là “Dòng sông ba nhánh”. Người gọi ông là “Nghệ sĩ đa tài”. Người gọi ông là “Bậc tài danh thế kỷ”… Khi tôi gặp ông thì ông đã 57 tuổi, chòm râu dài phất phơ ngả bạc như tiên lão bảy mươi. Ông ngồi một mình trên đi-văng đệm vải cũ càng, mắt nhìn vào chén rượu gạo bình dân như chẳng chờ đợi một điều gì. Có lẽ ông đã ngồi như vậy mấy chục năm liền. Những chai rượu đầy vơi vơi đầy không nhớ đã bao lần.
 
Cũng không nhớ đã bao lần trên đất nước này và cả những nước khác, người ta đã hát vang bài ca của ông, bài Quốc ca Việt Nam mang hồn thiêng sông núi: Đoàn quân Việt Nam đi chung lòng cứu quốc. Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa.
 

Chủ Nhật, 12 tháng 11, 2023

“CÔ VỤ” HAY “CÔ LỘ”, TỪ NGỮ NÀO ĐƯỢC VƯƠNG BỘT DÙNG? – La Thụy


Vương Bột (王勃) (647–675):
 
Trong một lần trà dư tửu hậu của anh em văn nghệ chúng tôi, khi đề cập đến “Đằng Vương Các Tự” của Vương Bột thấy nhiều trang mạng ghi:

“Lạc hà dữ CÔ LỘ tề phi
Thu thuỷ cộng trường thiên nhất sắc”
                                     (Vương Bột)

Nhiều người gật gù khen, nhưng một số anh em khác không đồng ý, họ cho rằng gọi CÔ LỘ là không đúng từ dùng của nhà thơ Vương Bột mà phải là CÔ VỤ mới đúng.

“Lạc hà dữ CÔ VỤ tề phi
Thu thuỷ cộng trường thiên nhất sắc”
                                     (Vương Bột)
 
Thế là là có cuộc tranh cãi vui nhộn. Mọi người đều cùng truy cập internet, kết quả tìm được thì CÔ VỤ và CÔ LỘ đều có cả, mà CÔ LỘ được tìm thấy nhiều hơn mới chết chứ!

Thứ Năm, 9 tháng 11, 2023

VÀI CẢM NGHĨ VỀ “NGỤC TRUNG NHẬT KÝ” - Vương Thanh



Ngục Trung Nhật Ký (Nhật Ký Trong Tù) là một tác phẩm thơ, được đánh giá rất cao, do một tù nhân viết năm 1932-1933 trong ngục ở bên Tàu (sau này in thành sách, thời gian sáng tác thay đổi là 1942 - 1943). Tập thơ gồm 134 bài thơ, đa số là thể thất ngôn tứ tuyệt.  Không ai thắc mắc giá trị văn chương của tập thơ, chỉ là có nhiều tranh cãi ai mới là tác giả. Là người Việt hay người Tàu.

Thứ Năm, 12 tháng 10, 2023

MỘT NÉT CHỮ, MỘT ĐỜI NGƯỜI... - Trương Lang Vương



“Tại sao ông không viết đơn xin vào hội?”
- Tôi thẳng quen rồi, không thể nói dối được, càng không thể viết dối.
Đó là câu nói mà dăm năm trước ông ta đã dõng dạc nói to trước khi ngẩng mặt để kiêu hãnh bước ra khỏi cái diễn phòng sặc màu đỏ rực, để rồi giờ đây thì ông ta rụt rè nhút nhát khi bước vào cái tiệm vàng duy nhất trong chợ trấn, như nhà quê lần đầu lên tỉnh, như con sâu đất lặn hụp giữa bầy gà, như một nhà văn không còn cách nào khác nữa để tự nuôi lấy văn mình nơi hạ giới.

Thứ Ba, 3 tháng 10, 2023

"NGÀY XƯA HOÀNG THỊ", MỐI TÌNH HỌC TRÒ TRONG VĂN HỌC NGHỆ THUẬT - Long Phạm


Nhạc sĩ Phạm Duy

Phạm Duy là một nhạc sĩ đại tài của nền tân nhạc Việt Nam, với gia tài sáng tác đồ sộ, đa dạng về thể loại, phong phú về nội dung, trải dài qua nhiều mảng nhạc khác nhau.

Có thể kể đến nhiều loại nhạc Phạm Duy sáng tác như nhạc thiếu nhi, nhạc kháng chiến, nhạc quê hương, dân tộc, nhạc tình yêu, đôi lứa, nhạc học trò, đạo ca, trường ca, nhi ca, tâm ca, thiền ca… Tuy nhiên, tình ca vẫn là mảng nhạc được ưa chuộng và nhớ đến nhiều nhất.
Trong sự nghiệp của mình, Phạm Duy để lại một kho tàng khổng lồ với hơn 2000 ca khúc. Trong đó, có một mảng khá xuất sắc là nhạc phổ thơ.
Có thể nói, Phạm Duy là một thầy phù thủy xuất sắc khi phổ nhạc vô cùng hòa quyện, tạo nên những giai điệu đầy biến ảo cho các bài thơ có ngôn từ bay bổng như Ngày xưa một chuyện tình sầu, Trăm năm như một chiều, Chiếc bóng bên đường, Hãy trả về em, Qua vườn ổi, Lá diêu bông…
Đa số các bài thơ Phạm Duy phổ nhạc đều viết về tình yêu đôi lứa, với âm hưởng lãng mạn.

Thứ Bảy, 16 tháng 9, 2023

VÁY ĐÌNH BẢNG BUÔNG CHÙNG CỬA VÕNG - Tâm thức dân gian, tâm hồn quê hương


 
Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng
Chị thẩn thơ đi tìm
Đồng chiều
Cuống rạ
 
Chiếc “váy Đình Bảng” khắc một vệt buồn thương khắc khoải trong văn học Việt qua một câu chuyện thực thực hư hư. Liệu đó có phải là hình bóng giai nhân lay động một đời thơ Hoàng Cầm. Là người mà chàng trai mải mê đầu non cuối bể để tìm lá, hay tìm hình bóng mà duyên phận đã mãi lỡ làng.
 

Thứ Bảy, 26 tháng 8, 2023

NHỮNG TƯ TƯỞNG NGHỆ THUẬT CỦA VĂN CAO - Xuân Diệu


         
 
Mặt trận tư tưởng, tinh thần, mặt trận văn hoá văn nghệ quả thật là xung yếu, tinh tế! Những tư tưởng Nhân văn-Giai phẩm luồn lách như chạch; không phải lúc nào nó cũng lộ liễu như trộn trấu, cát vào gạo cơm ta ăn, khiến ta biết ngay; mà có khi nó giấu tay rỏ thuốc độc vào những chai thuốc dán nhãn hiệu là "bổ". Văn Cao vào hạng có bàn tay bọc nhung như thế. Sự giả dối đã thành bản chất của Văn Cao, nên những cái lạc hậu, thoái hoá của Văn Cao cứ nghiễm nhiên mặc áo chân lý và tiến bộ. Cũng là một thứ văn thơ "giật gân", giật gân đến một độ rất nguy hiểm; thà cứ như cái thùng sắt tây Lê Đạt, thà cứ ngổ ngáo cao bồi như Trần Dần: dễ thấy; đằng này cứ như triết gia ban phát đạo lý nghìn đời; người nào đã biết thế nào là chân lý chân chính, đọc một số thơ và những bài văn, tựa của Văn Cao, có thể tức tối đến đau óc, bởi cái giả dối ở đây nó chằng chịt thật là khó gỡ, nó đã thành máu thịt của Văn Cao, nó nói cứ như thánh, và còn biết nhoẻn miệng cười duyên nữa!
 

Chủ Nhật, 23 tháng 7, 2023

“HOÀI THU”, BẢN NHẠC ĐƯỢC CẢM TÁC TỪ TÙY BÚT “CẢM THU” – La Thụy



Có một bài hát được những người yêu Đà Lạt thường hát với cảm xúc dạt dào nhưng lại thấm đẫm vào sâu tâm hồn. Không ít người cho rằng bài hát này do chính tác giả sáng tác. Tuy nhiên, một số người khác cho rằng bài hát này phổ nhạc từ thơ. Đó là bản nhạc “Hoài thu” được cho là của nhạc sĩ Văn Trí. Thậm chí có người cho rằng tác giả chính thức của bản nhạc “Hoài thu” không phải là Văn Trí mà là một người khác. Theo tôi, bản nhạc “Hoài thu” được nhạc sĩ cảm tác từ bài tùy bút “Cảm thu” của thi sĩ Đinh Hùng

Bài tùy bút của thi sĩ Đinh Hùng (lúc đó có bút danh là Hoài Điệp Thứ Lang) mang tên là CẢM THU, được đăng trong giai phẩm “Mùa Gặt Mới” xuất bản tại Hà Nội năm 1940. Đây cũng là sáng tác đầu tiên của Đinh Hùng được đăng trên báo. Lời bài “Cảm thu” êm mượt như thơ nên nhiều người gọi là “thơ văn xuôi”
 
CẢM THU
                         Tùy bút Đinh Hùng
 
Thu năm nay, tôi lại đi trên con đường vắng này nghe từng chiếc lá rơi trên bờ cỏ… Nước trong như một cặp mắt tuyệt vời. Những cây liễu xanh đứng buồn như những nàng Cung nữ thời xưa, và trong vườn nhà ai thấp thoáng, hoa phù dung nở trắng như một linh hồn còn trẻ?
Nắng ở đây vẫn là nắng vàng ngày xưa và linh hồn tôi vẫn là linh hồn tôi năm trước. Tôi vẫn ngờ như không sự thay đổi, vì lại thấy mình đi trên con đường này, thu năm nay, giữa lúc cây vàng rơi lá. Đường này hiu hắt, tôi đem lòng về để gặp mùa thu thương nhớ cũ, và nay cũng thấy thu về để nước hồ xanh. Chân ai đi xa vắng đằng kia, hay đó chỉ là gió thoảng mong manh? Và gió nào vương vấn hồn tôi, hay cũng chỉ là Chân ai đi xa vắng? Chao ôi! Buồn lại nhiều rồi, nhưng chỉ buồn như năm trước. Lòng tôi chẳng biết tìm ai mà nhớ, hôm nay nhớ lại buồn qua mới thấy nắng kia nhiều dĩ vãng.
Tôi nhớ một người lữ khách nào xưa, ra đi từ một mùa thu… Thế rồi cũng một mùa thu trở lại những bước đầu tiên trên con đường bạn, mắt buồn như nước, mảng tìm hồn mình hiu hắt trong hồn thu mới… Thu đã về đây, tôi làm lữ khách đi hết sông này, sông khác, cả núi, cả đèo và lại cả rừng cả suối, bây giờ tôi cũng về đây để buồn thêm một ít, nhớ thêm một ít, và yêu thêm rất nhiều.
…Từ hôm rời chân ở bến sông vàng.
Từ biệt con thuyền phiêu bạt, tôi đã hết nhớ dãy núi xanh phơn phớt đằng xa và bâng khuâng trở lại con đường quê thân mật.
Đi trên đất đó, giữa hai ruộng ngô thơm nghe ngào ngạt… Hương này có phải hương xưa? Ôi! Những dây đậu vẫn còn non mà luống khoai lang đã xanh tươi rồi nhỉ? Đi trên đất đỏ, bên những luống rau cải cúc và dẫm lên cỏ may vàng. Đây là những con bướm cũ, những cánh hoa xưa. Và này đây tất cả Ngày xưa: từng cơn gió nhỏ, từng sợi dây buồn…
 
Thôi! Thôi! Tôi không còn trẻ thơ nữa để say sưa đuổi bắt bướm đồng, và chẳng ngắm gió sầu mây, chỉ hoa lòng nở cũng nhiều bông trắng!
Thương nhớ vì sao! Tôi sớm giã từ hồn niên thiếu, hôm nay đi giữa cánh đồng lại thấy tuổi nhỏ của mình tản mạn trên từng cánh bướm, sắc hoa, và chân bước đi những bước ngậm ngùi, bởi chưng lòng tưởng con đường tan tác cánh hương của đóa xuân hồng thuở cũ.

                                                                                      Đinh Hùng
 

Thứ Tư, 15 tháng 3, 2023

BÍ MẬT HÀN MẠC TỬ (KỲ 12) VÀI BẢN DỊCH BÀI THƠ “Ở ĐÂY THÔN VỸ DẠ” – Phanxipăng


Chân dung Hàn Mạc Tử do Trần Đình Thụy vẽ, đã in bìa tạp chí Văn số 73 -74 (Sài Gòn, 7-1-1967) & số 179 (Sài Gòn, 1-6-1971)

Nguyên tác:
 
Ở ĐÂY THÔN VỸ GIẠ
 
Sao anh không về chơi thôn Vỹ
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
 
Gió theo lối gió, mây đường mây
Giòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
 
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá, nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?!
 
Ghi theo thủ bút năm 1939 của HÀN MẠC TỬ
 
Bài thơ “Ở đây thôn Vỹ Dạ” được in đúng nhan đề cùng bài thơ “Ghen” của Hàn trên tờ Đông Á Tân Văn 2 (Sài Gòn, 19-10-1940). Ảnh: Vũ Hà Tuệ

Thứ Ba, 14 tháng 3, 2023

BÍ MẬT HÀN MẠC TỬ (KỲ 11) THƯƠNG THƯƠNG, NÀNG LÀ AI? – Phanxipăng

                                                  KỲ 11
 

Trước tiên, Thương Thương là nhân vật trữ tình chính yếu trong Cẩm châu duyên – thi tập cuối đời của Hàn Mạc Tử. Tập ấy có 2 bài thơ Nỗi buồn vô duyênTiêu sầu, cùng 2 vở kịch thơ Duyên kỳ ngộQuần tiên hội. Ngay từ đầu tập, Thương Thương xuất hiện tợ hồ một hình tượng ám ảnh thi nhân hết sức da diết:
          
Chiều nay tàn tạ hồn hoa,          
Nhớ Thương Thương quá xót xa tâm bào!