BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thiếu Khanh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thiếu Khanh. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 30 tháng 1, 2022

TẠI SAO ‘MẸ TRÒN CON VUÔNG’? - Thiếu Khanh



Mới đây, trên Facebook của mình, anh Mưu Thái (tức Thái Quốc Mưu, một nhà văn, nhà thơ, nhà báo nổi tiếng ở nước ngoài) có đặt câu hỏi: “Mẹ tròn con vuông, vậy bố hình gì?”
 
Có lẽ chủ ý của anh Thái chỉ là hỏi trào phúng cho vui, (và những câu trả lời của các facebookers là theo hướng đó) nhưng đây là một câu hỏi rất thú vị. Từ trước đến nay câu “Mẹ tròn con vuông” luôn được mọi người nói ra, nhất là để chúc sự an lành cho một sản phụ sắp sinh hay vừa sinh con, nhưng dường như chưa bao giờ có ai đặt câu hỏi nghiêm túc “Mẹ tròn con vuông” nghĩa là gì.
 
Trong câu hỏi của anh Thái có thêm ý “cha hình gì?” vẫn là một câu hỏi rõ ràng ngắn gọn, nhưng câu trả lời chắc là dài dòng.
 

Thứ Hai, 1 tháng 2, 2021

NHỮNG PHÁT HIỆN MỚI TRONG CUỐN SÁCH “THE BIRTH OF VIETNAM” CỦA TIẾN SĨ SỬ HỌC KEITH WELLER TAYLOR – Thiếu Khanh

Nguồn:
https://www.facebook.com/ThieuKhanh/posts/10214626556937700
 
Trong lễ trao Giải thưởng Phan Châu Trinh cho sử gia người Mỹ K.W. Taylor, diễn ra tại khách sạn Caravelle (thành phố Sài Gòn) ngày 24-3-2015, nhà văn Nguyên Ngọc ca ngợi người nhận giải:
“Keith Taylor là một trong những nhà Việt Nam học nổi tiếng nhất, cả ở Việt Nam cả ở nước ngoài. Ông cũng là một nhà Việt Nam học độc đáo, từ điểm xuất phát, đến con đường nghiên cứu Việt Nam học ông đã đi, các chặng khác nhau và những chuyển hướng trên con đường đó, và có lẽ cả ở sự gắn bó, gần gũi kỳ lạ của ông với giới nghiên cứu lịch sử ở Việt Nam, những chuyển động bên trong nghiên cứu ấy...
Xin cám ơn Keith Weller Taylor, vì tình yêu chân chính và nổ lực trằn trọc của ông cho khoa học lịch sử Việt Nam, cho Việt Nam.”



NHỮNG PHÁT HIỆN MỚI TRONG CUỐN SÁCH “THE BIRTH OF VIETNAM” CỦA TIẾN SĨ SỬ HỌC KEITH WELLER TAYLOR 

                                                                                           Thiếu Khanh

Cuốn sách của Giáo sư Tiến sĩ sử học K.W. Taylor được University of California Press xuất bản từ năm 1983. Bản Việt ngữ của Thiếu Khanh vừa được công ty Truyền thông Nhã Nam và nxb Dân Trí xuất bản và phát hành vào tháng 10/2020 với tựa VIỆT NAM THỜI DỰNG NƯỚC.
 

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2020

CẢM TÁC “TÌNH CA THIẾU KHANH” - Thơ Châu Thạch


    


CẢM TÁC “TÌNH CA”
(Tập thơ của Thiếu Khanh)

Ta biết danh từ thuở hai mươi
Lúc trăng còn mộng xuân còn tươi
Bây giờ tuổi hạc thu qua trọn
Đông đến đời khuya nhận sách người

Một tập vần thơm trĩu ngón tay
Hương từ xuân trước vẫn còn bay
Ta tìm ta lạl trong thơ ấy
Để thấy trăm năm mộng vẫn đầy

Ta cảm ơn người thơ Thiếu Khanh
Cho hoa lá nở giữa khô cành
“Tình Ca” đem gió năm xưa lại
Tắm mát hồn ta một suối xanh

Ta thấy ta nghe tiếng yến oanh
Tiếng sông, tiếng biển sóng vờn quanh
Tiếng ai vang vọng đôi bờ giấy
Như tiếng hồn ta mộng rất lành!

Ta thấy mùi thơm của chiến bào
Thấy trời xưa vọng tiếng binh đao
Thấy ta lãng mạn yêu em gái
Và nhớ tình xưa đã vẫy chào

Ta gối sách thơ như gối sao
Ru đêm ta thức với ly tao
Rồi ta gối mộng lên trang sách
Để nhớ thương ta tuổi ngọt ngào

                               Châu Thạch

Thứ Hai, 26 tháng 3, 2018

CHỮ QUỐC NGỮ VÀ HỘI CHỨNG NHẢY CỪU - Thiếu Khanh

Những con cừu chỉ hành động theo con đầu đàn. Thấy con đầu đàn nhảy lên ở chỗ nào thì khi đi đến chỗ đó chúng cũng nhảy lên mà không cần biết tại sao. Nhiều người Việt viết sai tiếng Việt với cùng “hội chứng” như thế.
Trừ những người vì hoàn cảnh xã hội nhất định, không được học hành nhiều, ít chữ nghĩa, nên vô tình họ viết sai chính tả tiếng Việt, bài viết này, đề cập thói quen của những người có học hành, thậm chí những trí thức khoa bảng đã hồn nhiên và cố ý viết sai tiếng Việt – như những con cừu nhảy lên ở chỗ con đầu đàn đã nhảy trước đó.

           clip_image002
              (Hình do con gái Nina chụp từ trong xe)