BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Ba, 31 tháng 10, 2023

THÀNH MÊ LINH KHÔNG THỂ LÀ KINH ĐÔ THỜI HAI BÀ TRƯNG ! - Vũ Bình Lục


Nhà văn Vũ Bình Lục 

HAI BÀ TRƯNG ĐÓNG ĐÔ Ở ĐÂU?
 
ĐẠI NAM QUỐC SỬ DIỄN CA của các tác giả Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái, được sáng tác vào thời nhà Nguyễn, khi viết về sự nghiệp giành lại quyền độc lập tự chủ của HAI BÀ TRƯNG, có câu:

“Đô thành đóng cõi Mê Linh,
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta”!

Trước đây, tôi chưa có nhiều thời gian để đọc sâu vào sách vở. Là vì áo cơm ghì sát đất, cho nên cũng chỉ lôm nhôm chỗ này chỗ kia, sách này sách khác, “cưỡi ngựa xem hoa” như bao người khác. Mà cũng hoàn toàn tin tưởng vào những tài liệu đã có, như thể một anh học trò học vẹt, ăn theo nói leo” vậy thôi. Cái ấy cũng thường tình.

Thứ Hai, 30 tháng 10, 2023

NGƯỜI TÌNH (L'AMANT) SA ĐÉC… - Nguyễn Gia Việt


Cảnh trong phim người tình

Năm 1992 khi chiếu bộ phim “Người tình” (L'Amant) của đạo diễn Jean-Jacques Annaud ở Việt Nam thiệt tình làm nhiều người Miền Nam choáng váng vì tình cảm sau những năm bao cấp vùi dập đã bị đánh thức.
Phim có hai nhân vật chánh, một cô gái trẻ người Pháp mặc cái áo đầm cũ và một “Người đàn ông Hoa kiều”.
Người đàn ông gốc Hoa đó đang từ Sa Đéc về Sài Gòn để thâu tiền nhà cho mướn, đang chung chuyến bắc Mỹ Thuận với cô gái và tiếng sét ái tình đã nổ ra.
Phim có nhân vật nam chánh là người Hoa ở Sa Đéc, vai do một diễn viên Hồng Kông đóng luôn và lấy nước mắt người Miền Nam suốt mấy chục năm ròng

Thứ Ba, 24 tháng 10, 2023

THƠ ĐƯỜNG SÁU CHỮ - Biên khảo của Đỗ Chiêu Đức


          
LỤC NGÔN THI, thơ 6 chữ, cũng là một thể loại thi ca từ thời cổ đại của Trung Hoa. Mỗi câu thơ đều có 6 chữ, toàn bài thường là 4 câu trở lên, tuy không được lưu hành rộng rãi như thơ Ngũ ngôn (5 chữ) và thất ngôn (7 chữ), nhưng cũng là một thể thơ "Lục Ngôn" có nét độc đáo riêng, như bài "Điền Viên Lạc 田園樂" của Thi Phật Vương Duy đời Đường sau đây:
                
桃紅複含宿雨,   Đào hồng phục hàm túc vũ,               
柳綠更帶朝烟。   Liễu lục cánh đái triêu yên.               
花落家僮未掃,   Hoa lạc gia đồng vị tảo,                
鳥啼山客猶眠。   Điểu đề sơn khách do miên!
  
Có nghĩa:
                   
Hoa đào hồng vì mưa tối,                   
Sương sớm đưa cành liễu bay.                  
Hoa rụng gia đồng chưa quét,                   
Chim ca khách núi còn say

ĐỌC “CÁNH CÒ QUA SÔNG” THƠ TRẦN MAI NGÂN - Châu Thạch


CÁNH CÒ QUA SÔNG
 
Chiều nay mênh mông mênh mông
Cánh Cò trắng bay qua sông qua sông
Nước lũ tràn về ngập đồng
Cánh Cò bay trong bão giông một mình…
 
Đôi cánh chao nghiêng tội tình
Chở lao đao nỗi buồn in bóng nước
Thân Cò lặn lội sau trước
Thương sáng chiều trăm vết xước đường bay…
 
À ơi… đôi cánh chẳng may
À ơi… chập chùng đường dài quạnh quẽ
Cánh Cò về - con chờ mẹ
Đường chông gai mẹ mạnh mẽ vượt qua…
 
 
Chiều nay mênh mông mênh mông
Cánh Cò trắng bay qua sông qua sông…

                                          Trần Mai Ngân

Chủ Nhật, 22 tháng 10, 2023

VIỄN DU TRÊN CHUYẾN TÀU MỘNG HUYỄN – Phan Quỳ




VIỄN DU TRÊN CHUYẾN TÀU MỘNG HUYỄN

Sân ga xa dần và chỉ còn lại một mình nàng trên chuyến tàu tình ái.
Đêm không trăng và ngày chẳng có hoa.
Tiếng còi lan lan trên những tàng cây, phiến lá.
Một cuộc viễn du về nơi xứ lạ, đưa người đi, đưa tình xa khuất, về những nơi mệt lả thân đau.
Đêm cúi đầu chào đón một ngày mau, và nàng cứ trôi đi, cứ bay đi cùng con tàu mộng huyễn.
Không ai trân trọng mời, chỉ là tự mình làm một cuộc khởi đầu và chia ly.
Nàng vuốt nhẹ những sợi tóc loà xoà trên trán, vầng trán đã hằn sâu những nếp suy tư.
Gió qua từng ô cửa sổ, lành lạnh sương đêm. Nàng thích cảm giác lành lạnh vốn đã quen. Gió mơn man trên khuôn mặt dần mất đi đường nét bởi thời gian.
Nàng nghe mình thở dài, tiếng thở dài cũng quen như cuộc đời vốn vậy với nàng.
 Dường như có tiếng người vẳng bên tai. Không sao em, có hề gì bước thời gian, nhan sắc hay phai tàn chỉ là phù du mộng ảo. Mọi thứ khổ đau hay hạnh phúc rồi cũng qua, chỉ còn mình là ở lại.
Nàng quay sang, thảng thốt. Nhưng không ai.
Im lặng đêm, chỉ có tiếng tàu xình xịch lăn bánh.
Nàng thích đêm, yên ắng, nghĩ suy.
Nàng đã trải qua quá nhiều những điều phi lý mà nàng không hay. Nụ cười rồi hết, nước mắt đã khô và những bâng quơ trần thế.
 Để qua.
Đôi khi nhiều điều mình không hiểu biết hết hoá ra lại làm mình bớt khổ đau hơn. Nàng nghe đêm thầm thì.
Một sợi tóc rơi xuống vai, và một sợi nữa nơi kẽ tay, nhìn đã phai màu. Hết rồi một làn nâu sáng tươi mềm mại nhiều người thích.
Tóc thưa dần như đời thưa vắng những cơn mơ.
Hình như tàu dừng lại. Vẫn đêm.
Có ai đó đứng tần ngần trông lên.  Vắng hoe.
Không người xuống.
Ai đó đã không về.
Con tàu lại trôi đi, dập dềnh như trên sóng.
Đầu nàng va nhẹ vào thành ghế.
Trời dần sáng.
Là một giấc mơ.
 
                                                                                      Phan Quỳ

THANH ĐIỆU TRONG TIẾNG VIỆT GHI BẰNG CHỮ CÁI LA TINH VÀ TRONG ÂM HÁN VIỆT – La Thụy



Thanh điệu là sự nâng cao hoặc hạ thấp giọng nói trong một âm tiết.

Âm tiếng Hán hiện đại (tiếng Hán phổ thông, dựa trên phương ngữ Bắc Kinh) chỉ có 4 thanh bậc: phù bình (tên thông dụng hiện nay là âm bình), trầm bình (tên thông dụng hiện nay là dương bình), thượng thanh và khứ thanh (không chia bậc).
Nhưng âm Hán-Việt lại quy về bốn thanh điệu và thêm hai bậc của tiếng Hán vì dựa vào phiên thiết của âm tiếng Hán.
Trong âm HánViệt trước đây có bốn thanh: bình , thượng , khứ , nhập ; mỗi thanh có hai bậc là phù và trầm (hoặc thanh /trộc ; thượng /hạ )
Như vậy, tổng cộng có 8 thanh bậc: phù bình (浮平), trầm bình (沈平), phù thượng (浮上), trầm thượng (沈上), phù khứ (浮去), trầm khứ (沈去), phù nhập (浮入), trầm nhập (沈入).
*
Từ khi dùng chữ Quốc ngữ làm chữ viết, người Việt có thể diễn tả thanh điệu một tiếng bằng một ký tự nhất định. Tuy vậy, cũng chỉ được 6 thay vì 8, nghĩa là mất 2. Hai thanh phù-khứ, phù-trầm nhập lại thành một, hai thanh trầm-khứ, trầm-nhập cũng nhập lại thành một. Như vậy chỉ còn 2 thay vì 4.
Trong chữ Quốc ngữ, sáu thanh điệu được biểu thị bằng các dấu: sắc (´), hỏi (?), huyền (‘), ngã (~), nặng (.) và không dấu dành cho thanh ngang (phù-bình).
 

THƠ NGÀY 21/10 – Xuân Quỳnh

Nhớ và thật nhớ nhà thơ  Xuân Quỳnh.
Thương ơi một hạt bụi vô tình trên áo.

   


THƠ NGÀY 21-10
 

Những người đàn ông các anh có bao nhiêu điều to lớn
Vượt qua ô cửa cỏn con, văn phòng hẹp hàng ngày
Các anh nghĩ ra tàu ngầm, tên lửa, máy bay
Tới thăm dò những hành tinh mới lạ
Tài sản của các anh là những tinh cầu, là vũ trụ
Các anh biết mỏ dầu, mỏ bạc ở nơi đâu
Chính phục đại dương bằng các con tàu
Đi tới tương lai trên con đường ngắn nhất
Mỗi các anh là một nhà chính khách
Các anh quan tâm đến chuyện mất còn của các quốc gia.
Biết bao điều quan trọng được đề ra
Những hiệp ước xoay vần thế giới
Chúng tôi chỉ là những người đàn bà bình thường không tên tuổi
Quen việc nhỏ nhoi bếp núc hàng ngày
Càng không có hạt nhân nguyên tử
Chúng tôi chỉ có chậu có nồi có lửa
Có tình yêu và có lời ru
Những con cò con vạc từ xưa
Vẫn lặn lội bờ sông bắt tép
Cuộc sống vẫn ngàn đời nối tiếp
Như trăng lên, như hoa nở mỗi ngày...
 
Nếu ví dụ không có chúng tôi đây
Liệu cuộc sống có còn là cuộc sống
Ai sẽ mang lại cho các anh vui buồn hạnh phúc
Mở lòng đón các anh sau thất bại nhọc nhằn
Thử nghĩ xem thế giới chỉ đàn ông
Các anh sẽ không còn biết yêu biết ghét
Các anh không đánh nhau nhưng cũng chẳng làm nên gì hết
Thế giới sẽ già nua và sẽ lụi tàn
Ai sẽ là người sinh ra những đứa con
Để tiếp tục giống nòi và dạy chúng biết yêu, biết hát...
 
Buổi sớm mai ướm bước chân mình lên vết chân trên cát
Bà mẹ đã cho ra đời những Phù Đổng Thiên Vương
Dẫu là nguyên thủ quốc gia hay là những anh hùng
Là bác học... hay là ai đi nữa
Vẫn là con của một người phụ nữ
Một người đàn bà bình thường, không ai biết tuổi tên
 
Anh thân yêu, người vĩ đại của em
Anh là mặt trời, em chỉ là hạt muối
Một chút mặn giữa đại dương vời vợi,
Loài rong rêu ai biết tới bao giờ
Em chỉ là ngọn cỏ dưới chân qua
Là hạt bụi vô tình trên áo
Nhưng nếu sáng nay em chẳng đong được gạo
Chắc chắn buổi chiều anh không có cơm ăn.
 
Vài đoạn thơ vui nhân dịp ngày Xuân
Đùa một chút xin các anh đừng giận
Thú thực là chúng tôi cũng không sống được
Nếu không có các anh, thế giới chỉ đàn bà.
 
                                                   Xuân Quỳnh

CẢM XÚC MÙA THU – Thơ Quang Tuyết


   


CẢM XÚC MÙA THU
 
Trời chợt mưa chợt nắng
Người đang vui lại buồn
Gió lay cành cuốn lá
Bỗng rừng cây lặng im
 
Em cuộn mình trong kén
Nằm nghe đời bao dung
Nhớ hay thương dâng cuộn
Ngược dòng hay mông lung
 
Rừng xanh rơi lá vàng
Thoáng thanh âm tiếng đàn
Chập chờn mơ về thuở
Tay rời tay ngỡ ngàng
 
Màu thu pha sắc nhớ
Tình thu sao chênh vênh
Nép vào vòng phận số
Nhớ khung trời mây xanh
 
                   Quang Tuyết

Thứ Bảy, 21 tháng 10, 2023

ĐẠI VIỆT DƯỚI THỜI LÊ THÁNH TÔNG - Hồ Bạch Thảo



Tháng 3 năm Hồng Đức thứ 3 [8/4-7/5/1472] (Minh Thành Hóa thứ 8), cho các thư lại đỗ thi Hương, được thực thụ chức quan. Mở kỳ thi Hội, lấy đậu 26 người; qui định đề tài trong 4 kỳ thi:
 
“Tháng 3, hạ lệnh rằng, lại viên các nha môn nếu thi đỗ khoa thi hương thì được bổ lên chính quan…
 
 Thi hội chọn sĩ nhân trong nước. Lấy đỗ bọn Lê Tuấn Ngạn 26 người. Phép thi:
 
 Kỳ thứ nhất ra 8 đề về Tứ Thư [Luận Ngữ, Mạnh Tử, Đại Học, Trung Dung], người thi tự chọn lấy 4 đề, làm 4 bài văn, Luận Ngữ 4 đề, Mạnh Tử 4 đề. Ngũ Kinh [Thi, Thư, Lễ, Dịch, Xuân Thu]: mỗi kinh 3 đề, người thi tự chọn 1 đề mà làm. Duy kinh Xuân Thu thì 2 đế gộp làm 1 mà làm.
 
 Kỳ thứ hai thi chế, chiếu, biểu; mổi loại 3 đề.
 
 Kỳ thứ ba, thơ, phú, mỗi loại 2 đề; phú dùng thể Lý Bạch.
 
 Kỳ thứ tư, 1 bài văn sách, hỏi về chỗ dị đồng trong nghĩa lý của kinh truyện, điều hay dở trong chính sự của các đời.” Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 12, trang 72a.
 

LIÊN KHÚC TÌNH NGƯỜI LƯU VONG 1- Nhạc Khê Kinh Kha, ca sĩ Thanh Thúy trình bày

                 
                

       

Thứ Sáu, 20 tháng 10, 2023

TIẾNG THU - Mai Vân Văn Thiên Tùng và quý thi hữu

Gồm quý thân thi hữu đồng họa bài TIẾNG THU: Viên Minh, Minh Thúy Thành Nội, Cao Bồi Già, Lý Đức Quỳnh, Sông Thu, Như Thu, Nguyễn Huy Khôi, Hồ Nguyễn, Đỗ Quang Vinh, Mỹ Nga, Liêu Xuyên, Mai Xuân Thanh, Duy Anh, Trần Văn Hạng, Thanh Hòa, Yên Hà, Hưng Quốc, Thái Huy, Mai Thắng, Thiên Lý, Cao Mỵ Nhân, Thanh Song ntkp, Phượng Hồng.

  
 

XƯỚNG:

TIẾNG THU
 
Hãy khép giùm tôi ngọn lửa ngời
Xua dần khoảng hạ nóng cuồng tơi
Lùa mây khắp nẻo vây quần cõi
Gọi gió ngàn phương chiếm lĩnh trời
Cảnh vật khát khao cành cội thắm
Nhân quần ước vọng sống đời thơi
Giao mùa rộn tiếng thu hòa nhịp
Vận thế nhường đang cảm tuyệt vời…
Mai Vân Văn Thiên Tùng
20/8/23
 

Thứ Năm, 19 tháng 10, 2023

TIẾT TRÙNG CỬU - Phiếm Luận của Đỗ Chiêu Đức


                                                       Lễ ÔNG BÀ ngày xưa
        
Sau Tết Trung Thu là Tết Trùng Cửu, chữ Tết do chữ Tiết đọc trại ra mà thành. TIẾT là Thời Tiết 時節 chỉ Khí hậu có liên quan đến mùa màng. TIẾT cũng có nghĩa là ngày Lễ Tết trong năm. Một năm có mấy cái Tết lớn. Nguyên Đán là cái Tết lớn nhất mở đầu cho một năm nằm trong tháng Giêng, Thanh Minh là Tết nằm trong tháng 3, Đoan Ngọ là Tết của tháng 5, Tháng 8 thì có Tết Trung Thu và Tháng 9 thì ta có Tết Trùng Cửu.

ĐỌC “VÀO TRẠI PHUNG QUY HÒA LÀM THƠ GỬI HÀN MẠC TỬ” THƠ PHƯƠNG TẤN - Châu Thạch


  
 
VÀO TRẠI PHUNG QUY HÒA
LÀM THƠ GỬI HÀN MẠC TỬ
 
Ta cười cợt với yêu ma xương cốt
Thoáng trong mây rờn rợn bát trăng sầu
Đất sẽ ướt tình ta như chuột lột
Trời cũng buồn như lớp lớp mộ bia.
 
Ta nhảy nhót với bóng ta vã xuống
Một đời vui đem gói lại cho người
Một đời buồn gửi lại ở bên ta
Trong khuya khoắt nụ tầm đông chợt nở.
 
Ta sẽ sớt hồn ta cho cây cỏ
Cây sẽ xanh và cỏ hết bạc lòng
Ta sẽ thả hồn ta cho trời đât
Trời ra hoa và đất hết vô tâm
 
Ta vui quá ôi chao ta vui quá
Dịch Thủy buồn đâu vì lỗi Kinh Kha
Trong tiếng kêu có chút gì là lạ
Sao dưng không thinh lặng đến vô thường.
 
Nơi quạnh vắng cõi lòng ta thăm thẳm
Ấy bao dung lồng lộng gửi cho người
Trong chiu chắt tình ta phơi phới lắm
Ngó xuống đời bạc phếch tuổi hai mươi.
              
                                         Phương Tấn             
                                     (Quy Nhơn 1973)

ĐỌC “VÀO TRẠI PHUNG QUY HÒA LÀM THƠ GỬI HÀN MẠC TỬ” THƠ PHƯƠNG TẤN
                                                              Châu Thạch
 
Thơ Phương Tấn có nhiều bài đọc thấy hay và dễ hiểu. Thơ Phương Tấn cũng có nhiều bài đọc khó hiểu, khó hiểu mà vẫn biết hay, như nhìn một bức tranh trừu tượng với nét vẽ ẩn dụ nhiều ý tưởng. Những ý tưởng ấy, mơ hồ trong sâu xa ta cảm nhận được sự “Trong sáng vô biên và quyến luyến” của nó . Tôi không đủ trình độ để xác nhận những bài thơ như thế có phải là thơ siêu thực hay không, nhưng thật sự đọc những bài thơ ấy ta cảm nhận được hư và thực lẩn lộn trong nhau như một giấc mơ đem đến cho ta những cảm xúc phiêu bồng, tưởng mình được nhẹ như chỉ có linh hồn bay trong cõi thơ hư hư, thực thực!

ĐẾ HỆ THI CỦA VUA MINH MẠNG - Đoàn Như Tùng Tony


Kim sách Đế Hệ Thi

Vua Minh Mạng đã tìm ra phép đặt tên đôi, theo đó, người kế nghiệp khi nối ngôi, có thể lấy một chữ làm tên, lấy chữ Nhật làm nghĩa tượng trưng ngôi vua. Dòng đế (Đế hệ) được kế thừa đế nghiệp và dòng thân (Phiên hệ) là để bảo vệ Đế hệ. Vua đã thảo 11 bài thơ, gồm bài Đế hệ thi và 10 bài Phiên hệ thi. Đế hệ thi có 20 chữ với ý nghĩa tốt lành và uyên bác, dùng làm từ đứng trước cho 20 đời nối tiếp sau kể từ đời vua Minh Mệnh gồm:

Miên, Hồng (Hường), Ưng, Bửu, Vĩnh
Bảo, Quý, Định, Long, Trường
Hiền, Năng, Kham, Kế, Thuật
Thế, Thụy (Thoại), Quốc, Gia, Xương

Theo phép này, tất cả con trai của vua Minh Mệnh đều phải có từ đứng trước là Miên, sau là tên do Hoàng gia đặt; con trai của thế hệ Miên đều phải có tên bắt đầu bằng Hồng (Hường), sau là tên do Hoàng gia đặt; con trai của thế hệ Hường lại lấy từ đứng trước là Ưng, sau là tên do Hoàng gia đặt... cứ thế đến hết 20 chữ của bài thơ Đế hệ.
Với Đế hệ thi, vua Minh Mệnh mong muốn thế hệ sau truyền nối ngôi vua tới 20 đời, được 500 năm. Tuy nhiên, cuối cùng, dừng lại ở chữ Vĩnh, tức thế hệ thứ 5, đời vua thứ 13 triều Nguyễn.

Thứ Tư, 18 tháng 10, 2023

TIM SA MẠC – Thơ Quách Như Nguyệt, nhạc Mộc Thiêng, ca sĩ Như Loan trình bày

   
      


TIM SA MẠC
 
Đừng trách em sao làm thơ khao khát
Sao lụy tình, hay xin xỏ tình yêu
Đừng chê bai… bảo sao thơ chua chát 
Dụ dỗ người vào bể khổ phiêu diêu
 
Đừng anh nhé, em xin anh thấu hiểu
Trái tim em như sa mạc về chiều
Khô khan lắm nên rất cần tưới tẩm
Xin chút tình, cho tim được tin yêu
 
Anh không cho… cũng xin anh đừng trách
Tình yêu mà… bao giờ đủ đâu anh
Tình nhân loại, tình người, tình bằng hữu
Tình hàng xóm láng giềng, bà con, anh em
Em tham lắm nhưng lại chẳng... lem nhem
 
Làm thơ thôi, thông cảm cho em nhé
 
Đừng phiền em... sao thơ như mời mọc?
Rủ rê hoài... em gõ thơ lóc cóc
Anh đâu biết khi làm thơ em khóc
Dĩ vãng buồn, đâu phải thơ cho anh
 
Tim sa mạc giữa mùa hè gay gắt
Nứt nẻ nhiều cần một chút thanh xuân
Tim sa mạc, tim khô cằn se sắt
Em làm thơ cho tim đỡ nhọc nhằn!
 
Tim sa mạc, ôi trái tim sõi đá
Vào mùa đông tim lạnh giá não nùng
Tim sa mạc, tim cạn khô buồn bã
Em làm thơ cho đỡ khổ đó mà
 
                  Quách Như Nguyệt

BIỂN CHIỀU NAY – Thơ Đặng Xuân Xuyến


   


BIỂN CHIỀU NAY
 
Chiều nay anh về với biển
Lặng nghe tiếng sóng rì rào
Thoảng trong làn hương của biển
Có mùi tóc rối thân quen.
 
Mải mê chạy theo còng gió
Sóng vờn dan díu bước chân
Ríu ran lời chưa kịp ngỏ
Thả vào nỗi nhớ miên man
 
Biển ơi anh về với biển
Giữa ngàn tiếng sóng lao xao
Giữa ngàn con sóng cồn cào
Trập trùng sóng gọi ngàn khơi
 
     Hà Nội, 13 tháng 10/2023
           Đặng Xuân Xuyến
 
 

MƯA THÁNG MƯỜI – Thơ Trần Mai Ngân


  
  

MƯA THÁNG MƯỜI
 
Cuối tháng Mười
Mưa thao thức cùng đêm
Tiếng cơ hồ rất nhẹ
Đọng lại trên kẽ lá
Ướt mềm nụ hoa khát…
 
Cuối tháng Mười
Mưa vô tình gợi nhớ
Hương tóc ủ tình nồng
Với tay tìm bóng hình
Một mình đêm - một mình!
 
Cuối tháng Mười mưa thêm
Dày đặc đen - đôi mắt
Mở - mở… mở thật to
Tìm hôm qua - đâu rồi!
 
Cuối tháng Mười
Mưa cố nhạt, cố nhoà
Thao thức ngoài cửa sổ
Cuối cùng cũng bỏ lại
Giọt - trên dây kẽm gai!
 
            Trần Mai Ngân
              17-10-2023

Chủ Nhật, 15 tháng 10, 2023

THU XA - Thơ Quang Tuyết


   
                                     Nhà thơ Quang Tuyết

 
THU XA
 
Thêm một mùa thu thêm nỗi nhớ
Thêm chút bâng khuâng nhẹ vào lòng
Lá chuyển sắc đời ta chuyển mộng
Chầm chậm từng ngày vào hư không
 
Thu đến bên người se sắt mong
Trở mình xào xạc giữa rừng phong
Thu len từng nốt vào cung bậc
Gõ nhịp thanh âm vọng tiếng lòng
 
Mặt hồ phẳng lặng tình xao sóng
Lãng đãng phuơng nầy hồn thu bay
Chao cánh nửa chừng theo hướng gió
Ngập ngừng hỏi nhỏ tỉnh hay say?
 
                           Trên đỉnh Lion
                            Quang Tuyết

CHUYẾN TÀU VIỄN DU - Tùy bút của Phan Quỳ


Nhà thơ Phan Quỳ

Sân ga xa dần và chỉ còn lại một mình nàng trên chuyến tàu tình ái.
Đêm không trăng và ngày chẳng có hoa.
Tiếng còi lan lan trên những tàng cây, phiến lá.
Một cuộc viễn du về nơi xứ lạ, đưa người đi, đưa tình xa khuất.
Không ai trân trọng mời, chỉ là tự mình làm một cuộc khởi đầu và chia ly.
Nàng vuốt nhẹ những sợi tóc loà xoà trên trán, vầng trán đã hằn sâu những nếp suy tư.
Gió qua từng ô cửa sổ, lành lạnh sương đêm. Nàng thích cảm giác lành lạnh vốn đã quen. Gió mơn man trên khuôn mặt dần mất đi đường nét bởi thời gian.
Nàng nghe mình thở dài, tiếng thở dài cũng quen như cuộc đời vốn vậy với nàng.
 Dường như có tiếng người vẳng bên tai, Không sao em, có hề gì bước thời gian, nhan sắc hay phai tàn chỉ là phù du mộng ảo. Mọi thứ khổ đau hay hạnh phúc rồi cũng qua, chỉ còn mình là ở lại.
Nàng quay sang, thảng thốt. Nhưng không ai.
Im lặng đêm, chỉ có tiếng tàu xình xịch lăn bánh.
Nàng thích đêm, yên ắng, nghĩ suy.
Nàng đã trải qua quá nhiều những điều phi lý mà nàng không hay. Nụ cười rồi hết, nước mắt đã khô và những bâng quơ trần thế.
 Để qua.
Đôi khi nhiều điều mình không hiểu biết hết hoá ra lại làm mình bớt khổ đau hơn. Nàng nghe đêm thầm thì.
Một sợi tóc rơi xuống vai, và một sợi nữa nơi kẽ tay, nhìn đã phai màu. Hết rồi một làn nâu sáng tươi mềm mại nhiều người thích.
Tóc thưa dần như đời thưa vắng những cơn mơ.
Hình như tàu dừng lại. Vẫn đêm.
Có ai đó đứng tần ngần trông lên.  Vắng hoe.
Không người xuống.
Ai đó đã không về.
Con tàu lại trôi đi, dập dềnh như trên sóng.
Đầu nàng va nhẹ vào thành ghế.
Trời dần sáng.
Là một giấc mơ.
 
                                                                                         Phan Quỳ