Nguồn:
https://tuoitre.vn/tac-gia-vong-tay-hoc-tro-dinh-dam-mot-thoi-nha-van-nguyen-thi-hoang-viet-la-mot-uoc-nguyen-20210406220347298.htm
Nhà
văn Nguyễn Thị Hoàng tại buổi tọa đàm Phụ nữ & văn chương tối 16-12-2020 tại
IDECAF, do Viện Pháp tại Việt Nam tổ chức
TTO
- Năm 1966, tiểu thuyết Vòng tay học trò của nhà văn Nguyễn Thị Hoàng xuất hiện
khiến tên tuổi của bà lập tức vang dội.
Nguyễn
Thị Hoàng sinh năm 1939 tại Huế, thuở thiếu thời học Trường nữ sinh Đồng Khánh.
Năm 1957 bà vào sống ở Nha Trang. Năm 1960 vào Sài Gòn, học Đại học Văn khoa và
Luật nhưng bỏ dở vì chán. Năm 1962 bà lên Đà Lạt dạy tại Trường nam sinh Trần
Hưng Đạo. Năm 1963 lại bỏ dạy về Sài Gòn, bắt đầu viết ‘Vòng tay học trò’.
Năm
1964, tờ Bách Khoa in mấy kỳ tiểu thuyết này khiến dư luận xôn xao, đến năm
1966 ‘Vòng tay học tr’ò chính thức xuất bản đầy đủ thành sách, in lần đầu 5.000
bản, gây nên một ‘cơn bão’, trong vòng mấy tháng tái bản bốn lần, mỗi lần 5.000
bản.
Từ
1965-1975 bà xuất bản gần 30 tiểu thuyết và tập truyện ngắn. Sau đó là 15 năm
im lặng. Năm 1990 bà trở lại với tập ghi chép ‘Nhật ký của im lặng’ (NXB Đồng
Nai). Năm 2020 tập truyện ‘Trên thiên đường ký ức’ và tập thơ ‘Mây bay qua trời
xưa’ của bà được xuất bản (New Viets).
Cùng
với hàng chục tiểu thuyết khác, Nguyễn Thị Hoàng trở thành một trong những nhà
văn miền Nam được nhiều người biết đến trước năm 1975.
‘Vòng
tay học trò’ được Nhà xuất bản Hội Nhà Văn và Nhã Nam ra mắt cuối tháng 3-2021,
sau 46 năm vắng bóng. Nữ văn sĩ trò chuyện với Tuổi Trẻ về chặng đường đã đi.
KHÔNG BỊ QUÊN LÃNG, LẠI ĐƯỢC HỒI SINH
* Thưa nhà văn
Nguyễn Thị Hoàng, bà nghĩ gì khi tác phẩm của mình sau hàng chục năm vắng bóng
nay được in để đến với bạn đọc hôm nay?
- Trong suốt mấy mươi năm chôn vùi tự ý, đã có lúc tôi
cảm thấy lạc loài khi thoáng qua những quầy sách ngập tràn sắc màu và tên tuổi
mới. Những lúc khác, tôi lại nhận ra mình bên lề đời có lẽ thích hợp hơn được xếp
hàng vào tầng bậc một thời gian và nhịp điệu khác. Bởi tự nghĩ mỗi người chỉ có
một thời thôi.