BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn GIÁO DỤC. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn GIÁO DỤC. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 21 tháng 3, 2023

XÂY DỰNG LÒNG TIN TƯỞNG GIỮA CHA MẸ VÀ CON CÁI – Vũ Thị Hương Mai




Hầu hết các bậc cha mẹ đều có chung một tâm sự rằng, con cái tin tưởng thầy cô giáo hơn cha mẹ. Thực ra, nhận định đó là chưa thật chính xác và thiếu khách quan. Cũng có thể nhận định đó là đúng và phần lỗi lớn thuộc về cha mẹ. Tại sao con cái lại tin tưởng vào thầy cô giáo hơn cha mẹ? Trả lời được câu hỏi đó, các bậc phụ huynh sẽ biết cách để xây dựng được lòng tin tưởng đối với con cái. Điều đó rất quan trọng, nó mang tính quyết định đến sự thành công hay thất bại trong việc giáo dục con cái của cha mẹ. Không phải đến lúc này cha mẹ mới xây dựng lòng tin tưởng đối với con cái mà cha mẹ cần phải làm việc đó ngay từ khi con trẻ mới sinh ra. Cần phải làm cho con trẻ cảm nhận được sự yêu thương và quan tâm của cha mẹ đối với chúng. Chẳng có người cha, người mẹ nào mà không yêu thương con mình cả. Chỉ có điều, cách thể hiện tình yêu thương đối với con trẻ như thế nào mà thôi. Người thì nông nổi, nuông chiều con qua mức, con muốn gì được nấy, mọi yêu cầu của con đều được cha mẹ đáp ứng bất kể đúng sai. Người thì nghiêm khắc quá, lúc nào cũng quát mắng, đe nẹt, làm cho con không dám tiến gần đến mà nũng nụi, rồi dần dần chúng xa lánh với người thân, sống khép mình. Người thì quan niệm, dậy con là “yêu con roi cho vọt” kết quả là để lại trong trẻ sự ác cảm sâu sắc, thậm chí còn nảy sinh tâm lý chống đối, thù hận và thờ ơ, lạnh nhạt đối với cha mẹ và người thân.
 

Thứ Ba, 3 tháng 5, 2022

BỐ MẸ NÊN CHO TRẺ GIÚP VIỆC NHÀ – Vũ Thị Hương Mai



Dạy cho trẻ thói quen quan tâm môi trường tới việc nhà từ khi còn nhỏ là bước đầu tiên cha mẹ cần làm để giáo dục lòng yêu lao động cho trẻ. Ngay từ khi trẻ 2 tuổi đã có thể gấp quần áo ngủ của mình gọn gàng, lúc này khi thấy người lớn làm gì, trẻ đều nhìn chăm chú và thích làm theo. Lớn hơn chút nữa, trẻ mong muốn được giúp đỡ người lớn làm việc. Nhưng nhiều bậc cha mẹ hoặc vì quá nuông chiều con cái, hoặc yêu cầu trẻ làm việc gì cũng phải gọn gàng như mình, nên đã làm thay trẻ tất cả mọi việc, làm cho trẻ ngày càng ỷ lại vào người khác. Do đó cha mẹ cần giúp con mình có khả năng tự lập, yêu lao động và trở thành một người có tinh thần trách nhiệm. Trước tiên, bố mẹ nên sắp xếp cho trẻ có thể tham gia làm việc nhà, điều đó sẽ đem lại niềm vui cho cả nhà.
 

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2022

DẠY TRẺ BIẾT QUAN TÂM TỚI NGƯỜI KHÁC – Vũ Thị Hương Mai



Dạy con trẻ quan tâm đến người khác ngay từ khi con còn nhỏ. Bởi ở tuổi nhỏ, trẻ thường ích kỷ, nếu thấy mẹ bế trẻ khác cũng ghen tị, thấy trẻ khác có nhiều đồ chơi thì cũng muốn được như vậy. Ngay cả khi trẻ nô đùa ầm ĩ mà cha mẹ thì cần phải yên tĩnh làm việc. Tất cả những điều đó trẻ chưa hề ý thức là mình đang làm ảnh hưởng đến người khác. Nhưng khi vào tuổi tiểu học, sự ý thức và nhận biết của trẻ cao hơn, cha mẹ nên chú ý dạy bảo, trẻ có thể dần xây dựng cho mình thói quen tốt biết quan tâm, để ý đến người khác.
 

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2022

DẠY TRẺ CÓ THÚ VUI ĐỌC SÁCH – Vũ Thị Hương Mai



Khi đã biết đọc, biết viết một cách thành thạo, trẻ sẽ rất ham đọc sách. Vì chúng mong muốn được tìm hiểu thế giới bí ẩn qua trang sách, bởi còn rất nhiều điều thú vị chúng chưa biết mà giờ chúng háo hức muốn biết. Ở tuổi này, trẻ đã có khả năng lý luận và hiểu được những gì chúng đọc. Sở thích đọc này của trẻ cần phải có sự động viên và ủng hộ của cha mẹ. Tuy nhiên, cha mẹ cần phải chọn lựa và khuyên bảo con nên và không nên đọc những loại sách gì. Đối với lứa tuổi 6 - 7 thì chưa nên đọc truyện phức tạp mà chỉ nên đọc truyện tranh, báo Nhi đồng, các loại sách học ở lớp và những sách có liên quan đến việc học tập của các em.
 

Thứ Năm, 14 tháng 4, 2022

TỪ VIỆT HÁN ĐẾN NGỮ VĂN, NGHĨ VỀ MỘT DANH XƯNG HỢP LÝ CHO MÔN HỌC TIẾNG VIỆT - Trần Kiêm Đoàn


Tác giả Trần Kiêm Đoàn

Môn học về tiếng mẹ đẻ của một dân tộc là giá trị tiêu biểu về tính nhân văn của con người và đất nước đó. Thử mở chương trình học về ngôn ngữ bản xứ của các nước có gia tài đồ sộ về ngôn ngữ và văn chương sẽ thấy rõ ràng sự nhất quán về danh xưng của môn học tiếng mẹ đẻ từ cấp tiểu học đến đại học của xứ đó: Trung Văn (中文), Anh Văn (English), Pháp Văn (Française)... Việt Văn (Ngữ Văn)! Các danh xưng Trung Văn, Anh Văn, Pháp Văn… đều có lịch sử suốt nhiều trăm năm; chỉ riêng lịch sử Ngữ Văn thì phải tính bằng số chục.

Thứ Sáu, 3 tháng 12, 2021

VUA ĂN CẮP, VUA DỐI TRÁ TRẦN NGỌC THÊM TUNG HỎA MÙ, NÉM QUẢ BOM THỐI VÀO DƯ LUẬN XÃ HỘI: “BỎ KHẨU HIỆU TIÊN HỌC LỄ HẬU HỌC VĂN RA KHỎI NỀN GIÁO DỤC”... - Trần Mạnh Hảo

Nguồn:
https://www.facebook.com/tran.manhhao.376/posts/3165577637047752

Tác giả bài viết Trần Mạnh Hảo


Vua ăn cắp, vua dối trá Trần Ngọc Thêm tung hỏa mù, ném quả bom thối vào dư luận xã hội: “Bỏ khẩu hiệu ‘Tiên học lễ, hậu học văn ra khỏi nền giáo dục’ cốt đánh lạc hướng dư luận, nhằm bảo vệ cho cuốn sách ăn cắp của mình: “Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam” được giảng dạy ở các trường đại học suốt 25 năm nay.
 
Năm 1996, nghĩa là 25 năm trước, trên tờ báo “Văn Nghệ”, chúng tôi đã cho in hai kỳ bài báo vạch mặt GSTS Trần Ngọc Thêm đã ăn cắp toàn bộ kiến thức, ăn cắp các bài viết trong hàng chục cuốn sách của linh mục giáo sư, nhà triết học, nhà văn hóa học thông kim bác cổ Kim Định rồi xào nấu biến thành cuốn sách “Cơ sở văn hóa Việt Nam” của mình.

Thứ Ba, 30 tháng 11, 2021

VỀ CÁCH HIỂU HAI CHỮ “TRỒNG NGƯỜI” CỦA GS. TRẦN NGỌC THÊM - Hoàng Tuấn Công


Nhà phê bình và khảo cứu Hoàng Tuấn Công
 
Nêu lý do “cần chấm dứt sử dụng khái niệm “trồng người” để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo”, GS. Trần Ngọc Thêm cho rằng, chữ “trồng” trong “trồng người” mang ý nghĩa áp đặt của giáo dục thời phong kiến, “con người được coi như cái cây”.
Cụ thể, sau khi trích dẫn lời Quản Trọng: “Kế một năm chi bằng trồng lúa, kế mười năm chi bằng trồng cây, kế trọn đời chi bằng trồng người. Trồng một gặt một ấy là lúa. Trồng một gặt mười ấy là cây. Trồng một gặt trăm ấy là người”, GS. Trần Ngọc Thêm phê phán:
“Vào thời phong kiến xưa thì cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều coi con người là đối tượng cần được giáo hoá; con người được coi như cái cây, hoàn toàn lệ thuộc vào môi trường một cách thụ động: Trồng ở đất này thì cho trái ngọt nhưng trồng sang đất khác có thể lại cho trái chua”.
 
Đồng thời GS. Trần Ngọc Thêm lý giải:
Là một dân tộc làm nông nghiệp, khi gặp hình ảnh “trồng người” do Bác nói ra, ai cũng cảm thấy thân thiết gần gũi đến mức dễ dàng chấp nhận và say mê sử dụng nó một cách hoàn toàn tự nhiên.[…] Nhưng con người không phải là cái cây […] do đó, tôi cho rằng không có lí do để duy trì hình ảnh này.”
                                                           (Báo Lao Động – 26/11/2021)
 
https://laodong.vn/giao-duc/gs-tran-ngoc-them-hieu-dung-de-xuat-bo-khau-hieu-tien-hoc-le-hau-hoc-van-977830.ldo
 

Thứ Hai, 29 tháng 11, 2021

TIÊN HỌC LỄ, HẬU HỌC VĂN ĐẠO LÝ HAY TIÊU CỰC ?- Tiến sĩ Trần Kiêm Đoàn


        
Mấy hôm nay đọc báo trên các mạng lưới trực tuyến xã hội tiếng Việt, người Việt khắp nơi trong cũng như ngoài nước, được nghe một nguồn dư luận mới xôn xao về việc nên giữ hay bỏ một câu khẩu hiệu đã trở thành quá quen thuộc trong tất cả các hệ thống trường học Việt Nam từ xưa tới nay. Đó là câu châm ngôn “tiên học lễ, hậu học văn” thường được dán ngay trên tường trước mặt học sinh trong lớp học. Vì đã quá quen thuộc và mặc nhiên được coi đây là một đạo lý đương nhiên kết hợp giữa tinh thần tôn sư trọng đạo và rèn luyện nhân cách nên qua nhiều thế hệ, câu khẩu hiệu này đã trở thành một lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà nghiêm cẩn chuyên chở giá trị nhân văn đào tạo thế hệ trẻ. Đây không phải là một câu khẩu hiệu thời trang để trang trí lớp học mà là một châm ngôn rèn luyện nhân cách trong đời sống học trò. Bởi vậy, chẳng có thầy giáo hay học sinh nào còn bận tâm đặt câu hỏi là nên hay không nên treo câu khẩu hiệu mang nội dung “nguyên lý giáo dục” hay đạo lý trồng người nầy. (Chữ Lễ trong bài này xin được viết hoa khi nhấn mạnh đó là tiêu đề của toàn bài và viết thường khi hiểu theo nghĩa quy ước.)
Bối cảnh làm nền cho cuộc… đảo chánh khẩu hiệu nầy được giới truyền thông đưa tin như sau:
 

Thứ Ba, 9 tháng 11, 2021

SÀI GÒN CHUYỆN XƯA: NHỚ MÃI CHƯƠNG TRÌNH “ĐỐ VUI ĐỂ HỌC”

Giữa thập niên 1960, trên Đài truyền hình Sài Gòn có chương trình “Đố vui để học” được học sinh đô thị xem nhiều và rất say mê. Đến giờ, nhiều người ở lứa tuổi trên dưới 60 vẫn hào hứng khi được nghe nhắc lại chương trình này.

Giáo sư Lê Văn Khoa - MC “Chương trình đố vui để học” trên Đài truyền hình Sài Gòn giữa thập niên 1960

Chương trình này bắt đầu phát năm 1966, do Trung tâm Học Liệu thuộc Bộ Giáo dục (miền Nam) thực hiện. Những người tham gia điều hành chương trình là: các thầy cô dạy trung học như Đinh Ngọc Mô (dạy Pháp văn, có biệt tài về kịch nghệ), Lê Thanh Hoàng Dân (Phó giám đốc Trường Quốc gia Sư phạm), Cao Thanh Tùng (dạy Việt văn), Huỳnh Kim Quế (đã qua một khóa huấn luyện về vô tuyến truyền hình tại Đài Loan) và các ông bà Nguyễn Văn Đồng, Huỳnh Độ, Nguyễn Tú Anh, Đặng Ngọc Hương, Dương Thủy Ngân.
Chương trình được mô phỏng tiết mục truyền hình của Mỹ Quiz Show và tiết mục Quitte ou double của Pháp, vừa có tính giải trí, vừa có tính giáo dục, tạo tinh thần thi đua học tập của học sinh, tập cho các em bình tĩnh, phản ứng nhanh, ăn nói mạnh dạn và lưu loát trước công chúng, khuyến khích các em ưu tú, tạo tinh thần học hỏi cho học sinh nói chung.

Quang cảnh buổi thu hình chương trình Đố vui để học cá nhân kỳ thứ 78 tại phim trường Đài truyền hình Sài Gòn – Ảnh: Báo TGTD tập XVII số 12

Ở giải cá nhân, học sinh nam hay nữ các lứa tuổi từ trung học trở xuống đều có thể ghi tên dự thi, có chứng minh bằng thẻ học sinh hay căn cước. Ban tổ chức ưu tiên cho học sinh các tỉnh xa, nhất là khi thí sinh được ban giám hiệu trường tiến cử đi thi. Mỗi thí sinh sẽ trả lời 9 câu hỏi từ dễ đến khó, thời gian cho mỗi câu là 30 giây. Tiền thưởng tăng từ thấp đến cao, từ câu đầu đến câu cuối, bắt đầu từ 5 đồng, sau đó gấp đôi ở câu sau cho đến khi trả lời cả 9 câu là 1.280 đồng.

Thứ Năm, 14 tháng 10, 2021

TUYỂN TẬP NHỮNG BÀI HỌC HAY CHO THIẾU NHI MIỀN NAM TRƯỚC 1975 - Nguyễn Trương Thu Quỳnh



Trước 1975, ở miền Nam các thầy cô dạy trung học được gọi là "Giáo sư" (dịch từ chữ "Professeur" của Pháp), và tôi nghĩ họ xứng đáng với danh xưng đó. Có những giáo sư trung học thời đó, tuy không có bằng cấp cao cỡ tiến sĩ, nhưng những công trình nghiên cứu của họ và những sách giáo khoa họ soạn đều là những công trình để đời. Trong giảng dạy, các giáo sư trung học được quyền tự do chọn chủ đề và cách dạy, mà không có thế lực chánh trị nào can thiệp.

Thứ Hai, 11 tháng 10, 2021

NGUY CƠ MẤT NƯỚC ĐANG ĐẾN TỪ BỘ GIÁO DỤC XUỐNG CẤP, VONG THÂN, KHÔNG CHÍNH DANH, KHÔNG TRUNG THỰC, THIẾU TRI THỨC VÀ KHÔNG CÓ TẦNG LỚP TRÍ THỨC - Trần Mạnh Hảo

Nguồn:
https://www.facebook.com/tran.manhhao.376/posts/3085415675063949

Tác giả bài viết Trần Mạnh Hảo


“Trí thức là cục phân” (Trích thư Lê Nin gửi Goocky, Mao Trạch Đông nhắc lại câu này ). Mao Trạch Đông nói : “Súng bầu (đẻ) ra chính quyền”. Mao phản lại Marx : “Chính trị là thống soái”
 
Sau ngày thống nhất đất nước, Trần Mạnh Hảo từ rừng vào Sài Gòn và ở hẳn thành phố này cho đến nay. Cuối năm 1975, qua anh Trịnh Công Sơn, anh Nguyễn Mộng Giác, bạn Bửu Chỉ và một số bạn bè khác như họa sĩ, nhà văn Khánh Trường, họa sĩ Nguyễn Trọng Khôi, nhà văn Ngụy Ngữ, nhạc sĩ Trương Quốc Khánh… chúng tôi bắt đầu giao du với tầng lớp trí thức văn nghệ sĩ Sài Gòn cũ (mặc dù phần lớn tầng lớp ưu tú nhất này của Việt Nam Cộng Hòa đã di tản, đã vượt biên hoặc còn trong trại tù cải tạo).
 

Chủ Nhật, 12 tháng 9, 2021

GIÁO SƯ TRẦN ĐÌNH SỬ ĐÃ SAI NGAY TỪ GỐC, KHI CHO HỌC VĂN LÀ “ĐỌC HIỂU” - Trần Mạnh Hảo


Tác giả bài viết Trần Mạnh Hảo
 
Trang web Hội Nhà Văn VN, in bài của GS.TS Trần Đình Sử, nhằm ủng hộ tân bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn: ra lệnh cấm văn mẫu. Bài viết với tiêu đề : “Giải pháp chấn chỉnh tệ nạn ‘dạy văn mẫu’ trong nhà trường phổ thông hiện nay” (30-8-2021)


GSTS Trần Đình Sử

Thứ Bảy, 11 tháng 9, 2021

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA GIÁO DỤC MIỀN NAM VỚI GIÁO DỤC MIỀN BẮC - Vương Trí Nhàn

Nguồn:
https://vuongtrinhan.blogspot.com/2014/12/may-cam-nhan-ve-su-khac-biet-giua-giao.html

 
Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn qua nét vẽ của Hoàng Tường


Bài đã đăng trên tạp chí NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN số 7-8 (114-115).2014, số chuyên đề GIÁO DỤC MIỀN NAM VIỆT NAM (1954- 1975)
 
Một nhận định chân thật của một trí thức miền Bắc XHCN:
 
Tôi vốn là người làm nghề nghiên cứu văn học. Trong cái nghề thuộc loại công tác tư tưởng này, những năm trước 1975, tôi chỉ được phép đọc các sách báo miền Bắc, còn sách vở miền Nam bị coi như thứ quốc cấm.
 
Có điều, không phải chỉ là sự tò mò, mà chính lương tâm nghề nghiệp buộc tôi không thể bằng lòng với cách làm như vậy.
Tôi cho rằng, muốn hiểu cặn kẽ văn học hiện đại, phải hiểu văn học cổ điển; muốn hiểu văn học VN phải hiểu văn học thế giới. Thế thì để hiểu văn học miền Bắc làm sao lại lãng tránh việc nghiên cứu văn học miền Nam được.
 

Thứ Ba, 31 tháng 12, 2019

HUYỀN THOẠI ĐỎ VÀ HUYỀN THOẠI ĐEN VỀ GIÁO DỤC THUỘC ĐỊA ĐÔNG DƯƠNG. KỲ 1: HUYỀN THOẠI ĐỎ - Nguyễn Thụy Phương

Lời tòa soạn báo Tia Sáng:

Tranh cãi gay gắt gần đây xung quanh vai trò, đóng góp của chữ quốc ngữ với sự phát triển văn hóa dân tộc hay đó là "công cụ xâm lăng" cũng như "công" hay "tội" của linh mục Alexandre de Rhodes để rồi đề xuất lấy tên ông đặt cho một con đường ở Đà Nẵng đã nhận sự phản ứng dữ dội từ nhiều trí thức ở đây cho thấy rằng để nhìn nhận về những di sản của giáo dục dưới thời thuộc địa là không đơn giản. Trong loạt bài hai kỳ dưới đây, TS Nguyễn Thụy Phương (trường ĐH Geneva), nhà nghiên cứu về giáo dục thời thuộc địa và hậu thực dân cố gắng phân tích một cái nhìn hệ thống về những thảo luận trái chiều về giáo dục thuộc địa ở Đông Dương.

HUYỀN THOẠI ĐỎ VÀ HUYỀN THOẠI ĐEN VỀ GIÁO DỤC THUỘC ĐỊA ĐÔNG DƯƠNG. KỲ 1: HUYỀN THOẠI ĐỎ 
                                                                  Nguyễn Thụy Phương


                            Đại học Đông Dương, Hà Nội 1920 - 1929. Ảnh : Flickr

HUYỀN THOẠI ĐỎ VÀ HUYỀN THOẠI ĐEN VỀ GIÁO DỤC THUỘC ĐỊA ĐÔNG DƯƠNG. KỲ 2: HUYỀN THOẠI ĐEN - Nguyễn Thụy Phương

Trong kỳ 1 về “huyền thoại đỏ”, chúng ta đã cùng chứng kiến những lời tụng ca' trong trang đại tự sự về giáo dục Việt Nam dưới thời thuộc địa. Tuy nhiên, giáo dục thuộc địa cũng chứa đầy những bất cập. Chỉ trích về 'huyền thoại đen' của nền giáo dục thuộc địa được nêu lên bởi những người chống thực dân. Mà một trong số họ không ai khác là Nguyễn Ái Quốc.
                                                                         Nguyễn Thụy Phương


Nữ sinh ở Sài Gòn. Nguồn ảnh: Tư liệu của TS Nguyễn Thụy Phương chụp Tạp chí L'Asie Nouvelle.


HUYỀN THOẠI ĐỎ VÀ HUYỀN THOẠI ĐEN VỀ GIÁO DỤC THUỘC ĐỊA ĐÔNG DƯƠNG. KỲ 2: HUYỀN THOẠI ĐEN
                                                                       Nguyễn Thụy Phương                   
Tại Đại hội Tours năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã tố cáo trên diễn đàn đại hội chính sách "làm cho dân ngu để dễ trị" (Bản án chế độ thực dân Pháp). Năm 1946, Phạm Văn Đồng, trưởng phái đoàn Việt Nam tại Hội nghị Fontainebleau cũng thẳng thắn chỉ ra:

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2019

KÝ ỨC VỤN VỀ CHUYỆN HỌC Ở MIỀN NAM THỜI ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA - Lê Nguyễn


                     Trường Sư phạm Sài Gòn, tiền thân là Trường Quốc gia Sư phạm.


        KÝ ỨC VỤN VỀ CHUYỆN HỌC
        Ở MIỀN NAM THỜI ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA
                                                                              Lê Nguyễn

Thế hệ những người sinh vào thập niên 1940 tại miền Nam nay còn không ít, cũng không nhiều. Số người không còn phần vì tuổi tác, bệnh tật, phần vì đã trải qua nhiều thăng trầm dâu bể của những năm trước và sau 30-4-1975: chiến trận, tù đày, những cuộc vượt biển kinh hoàng…, số người còn trụ lại kẻ thì sống tha hương trên xứ người, người ở lại Việt Nam thì phần đông cũng lang thang bên lề cuộc sống, tuổi tác chất chồng, sống bằng ký ức hơn là những dự phóng tương lai.
Trong tay không còn bao nhiêu tư liệu chính thức về một thời kỳ giáo dục đã trải qua năm, sáu mươi năm, chỉ còn một mớ ký ức sót lại trong đầu, hy vọng rằng những bạn đọc là chứng nhân của thời kỳ này sẵn lòng bổ khuyết, đính chính cho những sai sót của một bộ nhớ đã trải qua nhiều thử thách của thời gian và thời cuộc. Bởi vậy mà mấy bài viết này có tên là “Ký ức vụn”, không mang ý nghĩa một biên khảo, mà chỉ nhằm giúp người đọc có chút ý niệm tổng quát về một nền học đã mai một từ hơn nửa thế kỷ đã qua.