BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Võ Cẩm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Võ Cẩm. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2024

VIẾNG THỦ PHỦ VƯƠNG TRIỀU NGUYỄN: TÂN SỞ... – Võ Cẩm



Quảng Trị là vùng đất văn vật, địa linh, mang nhiều dấu tích lịch sử, nhưng cũng chịu nhiều tai ương, thiên tai bão lụt và hứng chịu nhiều đau thương trong chiến tranh. Quảng Trị một mảnh đất anh hùng, nhiều dấu tích mà khách du lịch trong và ngoài nước mong ước đến viếng như:
   * La Vang.
   * Thành Cổ.
   * Cầu Hiền Lương.
   * Bãi Tắm Cửa Tùng.
   * Địa Đạo Vĩnh Mốc.
   * Tân Sở Thủ phủ.
   * Khê sanh.
   * Tà Cơn. Làng Vây.
   * Cửa khẩu Lao Bảo.
 
Đây là những địa danh mang dấu ấn lịch sử, nó còn là những thắng cảnh của quê hương. Nơi đây đủ những yếu tố tâm linh, di tích lịch sử, làm cho khách du lịch không uổng công tham quan. Và chắc chắn lưu lại trong họ những chuyến đi thú vị.

Thứ Ba, 31 tháng 5, 2022

SINH NHẬT LẦN THỨ 80 CỦA TÔI – Võ Cẩm


Tác giả bài viết Võ Văn Cẩm

Đây là những khoảnh khắc đẹp nhất, nhân ngày sinh nhật lần thứ 80 của tôi do bạn hiền Lê Văn Thiêm thực hiện tại Công Viên Gia Định. Đây là cuộc vui sinh nhật sau 2 năm dịch bệnh. Chỉ 3 ly cà phê cứt chồn do đứa cháu Dương Hồng chủ khách sạn Blue Diamond gởi tặng gọi là món quà sinh nhật lần 80 của tôi.
 

Chủ Nhật, 13 tháng 6, 2021

TIỄN BIỆT NGƯỜI BẠN TÀI HOA LÊ CUNG BẮC – Võ Văn Cẩm



Mới hôm qua Trị báo tin.
“Anh Lê Cung Bắc đang thở oxy ở bệnh viện, chúng ta cầu nguyện cho anh vượt qua bệnh tật”.

Hôm nay nhận tin dữ.
“Anh đã bỏ đời ra đi, bỏ cuộc chơi mà bao lần hò hẹn, không ngoái đầu nhìn lại, không một cái vẫy tay, không nụ cười tiễn biệt, sự ra đi khác với mọi lần, vào lúc 1giờ 53 phút ngày 13/6/021 nhằm ngày 4/5 năm Tân Sửu tại Sài Gòn”.

Thứ Bảy, 20 tháng 3, 2021

ĐỔI TÊN LÀNG: VỚI NHIỀU HỆ LỤY – Võ Văn Cẩm

Đây là ý kiến của một người con làng Đâu Kênh, Triệu Phong, Quảng Trị xa quê. Rất đau lòng khi tên làng không còn, xin bà con xa gần góp ý. Ý kiến của bà con là sức mạnh đòi lại tên làng.

 
Tác giả bài viết Võ Văn Cẩm

 
NỖI ĐAU CỦA NHỮNG ĐỨA CON LƯU LẠC
 
Ai dám nói quê tôi nghèo? Chỉ nghèo cái tên làng như hiện nay thôi!
Chữ nghĩa đâu? Đâu Kênh của 600 năm văn hóa?
Đâu Kênh là làng Đại xã, có 9 xóm: xóm Triêu, Xóm Đùng, xóm Hói, xóm Bàu, xóm Rào Thượng, xóm Rào Hạ, xóm Kiệt, xóm Cồn, xóm Bồi. Đâu Kênh có nhiều công trình văn hóa tâm linh như: Đình làng, Chùa Thiên Tôn, Lục Miếu, Âm hồn, Bàu Sen.
Làng tôi có 5 họ: Họ Võ, họ Đoàn, họ Lê, họ Đỗ, họ Nguyễn, các họ tộc là là sợi giây cột chặt dân làng qua Hội đồng chức sắc.
 

Thứ Ba, 14 tháng 7, 2020

NHỚ LẠI MỘT LẦN GẶP ĐỒNG MÔN LÊ THIỆN NGỮ - Võ Văn Cẩm


              
                           Tác giả bài viết Võ Cẩm


NHỚ LẠI MỘT LẦN GẶP ĐỒNG MÔN LÊ THIỆN NGỮ

Lê thiện Ngữ một cái tên quá quen thuộc. Một đồng môn Nguyễn Hoàng, học sau tôi nhiều năm. Nếu như đồng môn một trường khác thì chắc chắn tôi không biết Ngữ là ai, và chắc chắn Ngữ cũng chẳng biết tôi là ai. Vì Ngữ vào trường thì tôi đã ra khỏi trường.

Mối quan hệ thân thương, của một ngôi trường mất tên, đã hằn sâu vào tâm khảm của những thế hệ học trò đã từng cặp sách đến đó, dù thời gian đến trường không còn đếm năm, đếm tháng, đếm ngày, mối quan hệ lạ kỳ mà nhiều lần ngồi ngẫm nghĩ, xem lại trong hơn 50 đầu sách viết riêng về trường mình, hàng trăm Cựu HSNH và hàng chục thầy cô, chưa ai nói được lý do về mối liên kết keo sơn, có hàng trăm buổi họp mặt thân thương trong và ngoài nước, có hàng ngàn lượt phát học bổng và nhiều lần trao những món quà có giá trị cho đồng môn gặp hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật do các Đồng môn Nguyễn Hoàng chung tay. Mà trong chúng tôi chưa ai lý giải nổi.

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2019

ĐÂU KÊNH LÀNG TÔI - Võ Cẩm


        

        ĐÂU KÊNH LÀNG TÔI
                                                                   Võ Văn Cẩm    

Tôi rất vui được xem và nghe phóng sự của Đài Phát thanh và truyền hình Quảng Trị về “Nét đẹp làng quê” giới thiệu Làng Đâu Kênh của tôi.

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2019

GÓP Ý VỀ TRANG ĐỒNG MÔN NGUYỄN HOÀNG DO BẢO LÂM PHỤ TRÁCH - Võ Văn Cẩm


           
             Anh Bảo Lâm phụ trách trang facebook Đồng Môn Nguyễn Hoàng


GÓP Ý VỀ TRANG ĐỒNG MÔN NGUYỄN HOÀNG DO BẢO LÂM PHỤ TRÁCH
                                                                             Võ Văn Cẩm

Từ lâu có một cựu học sinh Nguyễn Hoàng Quảng Trị tâm huyết, đem hết tài năng, trí tuệ thời gian sưu tập nhiều thông tin, bài vở, hình ảnh có giá trị, về một ngôi trường của một tỉnh địa đầu giới tuyến. Anh có ước vọng làm "Kỷ yếu NH" trên trang mạng như một kỷ vật của trường.
Ngôi trường Nguyễn Hoàng Quảng Trị chỉ tồn tại 25 năm. Một thời gian không dài so với đời người, nhưng ngôi trường ấy đã đào tạo nhiều thế hệ học trò thành đạt, đóng góp nhiều nhân lực cho tỉnh nhà Quảng Trị nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung.

Thứ Hai, 23 tháng 9, 2019

CÔ GIÁO PHAN THỊ LAN, MỘT BUỔI GẶP KHÓ QUÊN - Võ Cẩm


                    
                        Tác giả bài viết Võ Cẩm


CÔ GIÁO PHAN THỊ LAN, MỘT BUỔI GẶP KHÓ QUÊN

Những năm cuối học Nguyễn Hoàng, trên đường từ Sãi lên tỉnh, sáng nào tôi cũng gấp chị trên chiếc xe đạp cũ không mấy đẹp.
Dù gặp chị nhiều lần, chưa học chị một giờ, chưa dám hỏi thăm chị một câu nên khoảng cách giữa cô trò khá xa. Tôi nhỏ thua chị vài tuổi.

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2019

CÁI NOỐNG - Võ Văn Cẩm


       


          CÁI NOỐNG
           Gia tài quý giá mà cha tôi để lại

Trong những ngày oi bức nhất của năm, với cơn gió Lào khắc nghiệt, tôi có mặt ở quê nhà 14/7/2019. Tôi còn nặng nợ với quê hương, với đồng môn, với ngôi trường mà tôi được học.
Lần này theo tiếng gọi của bạn bè, trong vòng tay yêu thương trìu mến của đồng môn, trong réo rắt, gợi nhớ của một ngôi trường, trong sâu thẳm trái tim mình, những hình ảnh và bao kỷ niệm thời bé dại.

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2019

GẶP DỊCH GIẢ ĐỖ TƯ NGHĨA - Võ Cẩm


        
                 Đỗ tư Nghĩa và Võ văn Cẩm tại Đà Lạt 14/6/2019


           GẶP DỊCH GIẢ ĐỖ TƯ NGHĨA

Đỗ tư Nghĩa em ruột Đỗ tư Nhơn thầy giáo trường Trung học Nguyễn Hoàng, Quảng Trị. Đỗ tư Nghĩa là một trong số học trò xuất sắc thế hệ NH 60/67, cùng lớp với Đoàn Đức, Nguyễn Thắng, Lê mậu Minh, Nguyễn Đình Hạnh, Nguyễn Văn Quang...
Cô Nguyễn Thị Nhã giáo viên chủ nhiệm gọi Đức - Nghĩa - Thắng là “3 anh em kết nghĩa sân chơi Nguyễn Hoàng Quảng Trị”.
Đoàn Đức kể: Khi học lớp 12C, Nghĩa xin nghỉ học, không đến lớp. Chỉ dự vài giờ Triết của thầy Lê mậu Tâm. Nghĩa vẫn đậu Toàn phần loại cao năm ấy. Học giỏi đến như vậy là cùng.
Nghĩa học Văn Khoa Đại học Huế, tốt nghiệp cử nhân Triết, có những lúc thầy Tâm bận việc thường nhờ nghĩa đứng lớp thay thế thầy.
Nghĩa rất giỏi Anh, Pháp. Nhiều năm dạy học ở Đà Lạt. Sau 1975 Nghĩa nghỉ dạy, chuyên dịch sách đặc biệt là loại sách Triết học, những tác phẩm nổi tiếng của những nhà văn tên tuổi. Nghĩa dịch nhiều tác phẩm của Tolstoy và cuộc đời tác giả “Chiến tranh và Hòa bình”
Cách đây hơn 10 năm gia đình Nghĩa được định cư ở Mỹ. Vợ con đi nhưng Nghĩa ở lại Việt Nam sống một mình tại Đà Lạt với cuộc sống hết sức đơn giản. Đơn giản đến mức tôi phải chịu thua. Con gái của Nghĩa tốt nghiệp Đại học ở Mỹ đang về làm việc ở Việt Nam, quản lý tập đoàn Grab tại Sài Gòn. Hàng tháng cháu lên thăm bố hai lần. Già, bệnh nhưng Nghĩa ăn uống hoàn toàn tự túc. Nghĩa đã ăn trường trai nhiều năm. Riêng khoản này tôi cũng thua.
Ai về Đà Lạt, Nghĩa thường tặng sách mà anh là dịch giả. Lúc cô Nguyễn Thị Nhã còn sống, lên thăm con gái là bác sĩ, cô trò thường gặp nhau. Không lần nào lên Đà Lạt mà tôi không gặp Nghĩa. 

                                                                                   Võ văn Cẩm

Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2019

VIẾT LẠI MỘT CHUYỆN TÌNH BUỒN - Võ Văn Cẩm


                
                             Tác giả Võ Văn Cẩm 


               VIẾT LẠI MỘT CHUYỆN TÌNH BUỒN 
                                   (Tặng Văn Mạnh)
                                                                       Võ Văn Cẩm

Hôm nay không ngủ được, không biết tại sao? 3giờ sáng tôi mở điện thoại lướt một vòng Facebook để tìm đọc thời sự, chuyện vui buồn, những trang thư tình vụn vặt, những mẫu chuyện ngắn, qua trang Đồng môn Nguyễn Hoàng.
Hoa Trương đã truyền tải bài:
“Người con gái đất Duy Xuyên” của Hương Thủy.
Với cái tên tác giả thấy quen quen. Tôi chưa nghĩ là Hương Thủy Bảo Lộc, nàng là học sinh Nguyễn Hoàng, dân Quảng Trị rặc, sao lại viết về người con gái Duy Xuyên Quảng Nam. Chắc nàng có một thời gian ở đó, hay vương vấn chàng trai nào bên dòng sông Thu Bồn?
Thủy là cô giáo dạy văn ở trường cấp 3 Bảo Lộc Lâm Đồng. Người đã viết bài “Người tình phụ” mà tôi đọc một lèo không nghỉ. Tôi đọc đến lần thứ 3 mà chưa chán.
Không biết đời thường cô giáo thế nào? Mà những chuyện tình cô viết lúc nào cũng trắc trở, ngang trái, đau buồn, bi lụy, đau cho thân phận đời người, thế sự, trách cho vận nước ngả nghiêng, trách cho lòng người đen bạc, trách cho số phận hẩm hiu, trách cho tuổi thơ một một quảng đời chinh chiến.
Tôi dùng thời gian đọc hết chuyện tình ngang trái của Hương Thủy kể về người bạn học cùng lớp thời Trung học, câu chuyện khá thật, khá lý thú xảy ra vào thời ly loạn. Trong câu chuyện tình này thấp thoáng, mường tượng chuyện tình không trọn vẹn của tôi, của bạn bè cùng trang lứa.
Tôi chắt lọc, quay chậm những thước phim về cuộc đời mình, nhớ lại một số tình tiết chính chuyện tình của mình để :
“VIẾT LẠI MỘT CHUYỆN TÌNH BUỒN”

Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2019

“HOÀI NIỆM THẦY CÔ GIÁO” CỦA NGƯỜI THẦY ĐÁNG KÍNH - Võ Văn Cẩm

Nguồn:
https://nld.com.vn/van-nghe/hoai-niem-thay-co-giao-cua-nguoi-thay-dang-kinh-20190517211914028.htm

                     
                                   Tác giả Võ Văn Cẩm 


              “HOÀI NIỆM THẦY CÔ GIÁO” 
               CỦA NGƯỜI THẦY ĐÁNG KÍNH

19 năm cặm cụi đèn sách, chúng ta có biết bao nhiêu người thầy truyền đạt kiến thức, tạo nên vóc dáng cho một con người đủ kiến thức căn bản bước vào đời.
Ngoái nhìn lại, có bao nhiêu học trò ghi lại công đức của người dạy dỗ mình? Dù rằng mỗi người vào đời bằng những con đường khác nhau, thời gian cắp sách cũng tùy vào hoàn cảnh từng người và rất nhiều thầy dạy nhưng mối quan hệ mỗi thầy cô mỗi khác, cho nên chúng ta hiếm hoi bắt gặp những trang sách học trò viết về thầy mình.

Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2019

CẢM NHẬN CỦA TÔI VỀ TẬP: “HOÀI NIỆM THẦY CÔ GIÁO” CỦA ĐOÀN ĐỨC - Võ Văn Cẩm


                 
                             Tác giả Võ Văn Cẩm 


CẢM NHẬN CỦA TÔI VỀ TẬP: “HOÀI NIỆM THẦY CÔ GIÁO” CỦA ĐOÀN ĐỨC
                                                                          Võ Văn Cẩm

Cách đây gần 2 năm, tôi nhận được tập “Hoài niệm Thầy Cô giáo” của Đoàn Đức.
Thầy, cô giáo là người có ảnh hưởng rất lớn về nhân cách con người và nhận thức cuộc sống.
Để vượt qua việc học ở trường, ở lớp, ở giảng đường chúng ta phải mất 19 năm : 3 năm Mẫu giáo, 5 năm Tiểu học, 7 năm Trung học và 4 năm Đại học.
19 năm cặm cụi đèn sách, chúng ta có biết bao nhiêu người thầy truyền đạt kiến thức, tạo nên vóc dáng cho một con người đủ kiến thức căn bản bước vào đời.
Ngoái nhìn lại, có bao nhiêu người học trò ghi lại công đức của người dạy dỗ mình? Dù rằng mỗi người vào đời bằng những con đường khác nhau, thời gian cắp sách cũng tùy vào hoàn cảnh từng người, dù rất nhiều thầy dạy, nhưng mối quan hệ mỗi thầy cô mỗi khác, cho nên chúng ta hiếm hoi bắt gặp những trang sách học trò viết về thầy mình.
Đặc biệt mối quan hệ thầy trò khó diễn đạt và nhạy cảm, mối quan hệ ấy khó viết thành sách, vì mỗi thầy cô dạy ta thời gian không lâu, nên khó lưu lại những dấu ấn trong thời gian ngồi ở trên ghế nhà trường.
Vì quan niệm giáo dục có ranh giới ngăn cách quá lớn giữa thầy và trò, chỉ có những người học trò xuất sắc, kiến thức vượt trội, nên mối quan hệ thầy trò thoáng hơn, trường hợp này tình thầy trò như một người bạn đời tri kỷ: Đoàn Đức là người học trò cá biệt ấy.
Kiến thức cảm thụ của học sinh, khó đủ số liệu để diễn đạt cách dạy của thầy mình, đây là một rào cản, một việc làm khó khăn.

Thứ Ba, 2 tháng 4, 2019

“HÉ MỞ MỘT GÓC NHỎ TRÁI TIM MÌNH” - Tạp văn Võ Văn Cẩm; “KHÓC BẠN NGUYỄN KHỎE” - Thơ Châu Thạch


      
                       Anh Nguyễn Khỏe và anh Châu Thạch


         HÉ MỞ MỘT GÓC NHỎ TRÁI TIM MÌNH
                                                                         Võ Văn Cẩm

Tôi nén nỗi đau khi mất một người bạn thân: Nguyễn Đạo Khỏe (1945)
Khỏe là người không còn trên dương thế, nhưng vĩnh viễn được nhiều người thương nhớ và nhắc nhở. Tình thương bay xa nhưng tình yêu còn mãi trong trái tim người ở lại. Nỗi đau mất bạn đã nhiều năm, nhưng nó vẫn còn hiện hữu trong trái tim tôi.
Mỗi lần ngang qua nhà, tôi thường ghé lại đốt cho bạn một nén hương. Thăm chị Khỏe và các cháu.

Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2019

NGƯỜI ĐÀN ÔNG Ở MIỀN NAM VIỆT NAM CÓ ĐỘC CHIÊU TRỐN LÍNH: ĐOÀN THI BẰNG - Võ Cẩm


         
                      Hai ông Đoàn Thi Bằng và Võ Cẩm


NGƯỜI ĐÀN ÔNG Ở MIỀN NAM VIỆT NAM CÓ ĐỘC CHIÊU TRỐN LÍNH: ĐOÀN THI BẰNG.

Ông Đoàn thi Bằng sinh ra và lớn lên tại Làng Đâu Kênh, xã Triệu Long, huyện Triệu phong, tỉnh Quảng Trị, trong một gia đình trung lưu. Ông sinh năm 1936, bạn với thầy dạy triết Lê mậu Tâm, Lê mậu Thống, cậu ruột của Hồ sĩ Đoàn, thầy dạy Lê mậu Duy ở trường Trung Học Tư thục Chân Lý, Bố Liêu, dạy chung với chú của Cao thị Thanh Nhàn, thầy Cao hữu Lượng, thầy Lê mậu Tuân. Thời gian đi học tôi được ông truyền cho nhiều “độc chiêu giải toán”.
Làng Đâu Kênh tôi có 5 Họ: Võ, Đoàn, Lê, Đỗ, Nguyễn.
Họ Võ có Tiến Sĩ Võ đầu tiên Việt Nam : Võ Văn Lương.
Họ Đoàn hay Đoạn có nhiều người lý luận sâu sắc không kém gì luật sư. Dân làng tôi nắm lòng câu.“Cung họ Đoạn quan họ Võ”. (Cung: thầy cung, dù không học luật). Ông Đoàn thi Bằng sinh ra trong gia đình có truyền thống ấy.
Vào thời Nhà Nguyễn, làng tôi có nhiều quan Võ được Triều đình tiến công và ra lệnh lập miếu thờ ơ quê nhà. Sáu miếu, thờ 6 vị quan Võ “Trung Đẳng Thần” mà có đến 3 vị là người họ Võ làng tôi.
Thời Đệ nhất Cộng hòa, chiến tranh lan rộng, thanh niên phải đi quân dịch (nghĩa vụ quân sự). Ngay thời gian đó ông đã nghĩ tới cách trốn quân dịch. Ông thêm chữ lót để biến mình thành con gái là “Đoàn Thi Bằng” (Con gái không đi lính)Khi lật đến tên ông, Phòng Quân vụ Tỉnh Quảng Trị tưởng là Đoàn thị Bằng nên xếp qua, không lập lệnh gọi nhập ngũ. Những năm chiến tranh xảy ra khắp nơi. Lệnh động viên toàn lực, các quan chức, thầy giáo Tiểu, Trung và Đại học phải vào trại nhập ngũ, tùy thuộc vào bằng cấp, tôi cũng xếp bút vào trường SQ Trừ Bị Thủ Đức 1966. Những ngày tháng cam go như thế mà ông Đoàn thi Bằng vẫn lọt sổ. Nghe đâu, khi biết ông là nam nhân thì đã ngoài tuổi quân dịch. (Ông Hồ Sĩ Cơ, ba Hồ sĩ Trân đã biết, khuyến cáo và đành bỏ qua).
Đoàn thi Bằng rất giỏi toán, khi chưa đậu Tú tài bán phần (tú tài 1) ông đã dạy kèm giải toán thi tú tài toàn phần (tú tài 2), học trò ông phần lớn đỗ đạt. Sau này ông từng làm Hiệu trưởng Trung Học Bồ Đề. Sau 1975 ông là thầy dạy toán cấp 3 nay về hưu, hiện ở tại Đà Nẵng. Vợ ông là học trò của ông cùng thời với tôi.
Vốn có dòng máu lý luận sắc bén, ông nghiên cứu, đọc nhiều sách luật nên trở nên một Luật gia nổi tiếng, ông tham gia tư vấn nhiều vụ kiện thành công ở Đà Nẵng, Quảng Trị và tận Sài Gòn.
Khi về Đà Nẵng lúc nào tôi cũng ghé thăm, Ông kể cho tôi nhiều vụ kiện mà ông tham gia tranh tụng.
Dù tuổi lớn nhưng ông rất minh mẫn, kiến thức đầy ắp trong đầu. Có nhiều lần tôi suýt trễ chuyến bay vì những câu chuyện hấp dẫn.

                                                                          Đà Nẵng,15/3/2019 
                                                                                Võ Văn Cẩm                                                                               

Thứ Tư, 27 tháng 2, 2019

CÂU CHUYỆN DÀNH RIÊNG CHO NGUYỄN THỊ ĐIỀU - Võ Văn Cẩm


           
                     Tác giả Võ Văn Cẩm 

  CÂU CHUYỆN DÀNH RIÊNG CHO NGUYỄN THỊ ĐIỀU
                                                                                 Võ Văn Cẩm

Hôm qua tôi và Nguyễn Đăng Hạnh đến nhà Thờ Dòng Chúa Cứu Thế, đường Kỳ Đồng TP HCM, được Linh mục Ngô Văn Phi tiếp và nhận làm lễ cầu nguyện cho cụ Ông Antoine Nguyễn Đình Chất đủ 3 lễ, theo đúng yêu cầu của chúng tôi.

Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2019

CHUYỆN VUI BUỒN VỀ KHUYẾN HỌC - Võ Văn Cẩm


           
                     Tác giả Võ Văn Cẩm 
                    

           CHUYỆN VUI BUỒN VỀ KHUYẾN HỌC

Tôi tham gia sân chơi Nguyễn Hoàng đã 27 năm, mà 24 năm phụ trách quỹ Khuyến học và tương tế.
Năm 1992, sau 23 năm trường Trung học Nguyễn Hoàng, ngôi trường lớn nhất Quảng Trị, bị chia đàn xẻ nghé, rồi xóa tên. Học trò phải tứ tán nhiều nơi, người lên rừng kẻ xuống biển, kẻ xuôi Nam người về Bắc, kẻ thành thị, người nông thôn, kẻ ở lại, người ra đi tận chân trời, góc bể, khắp năm Châu, kẻ vùi thân nơi núi rừng, người lang bạt tới trời Âu, đất Mỹ. Nỗi vui buồn chồng chất, ai cũng ôm một nỗi đau ly biệt.

Thứ Hai, 10 tháng 12, 2018

GẶP HOÀNG THẠCH TÚ Ở ĐÀ NẴNG - Võ Cẩm


       
                    Hoàng Thạch Tú và Võ Cẩm 


       GẶP HOÀNG THẠCH TÚ Ở ĐÀ NẴNG

Tú cùng xã Triệu long với tôi. Thường gặp nhau trên đường đi học Nguyễn Hoàng thời thơ dại.
Tốt nghiệp Đại học Sư phạm, Tú dạy học ở Đà Nẵng. Gặp Tú năm 1972 rồi xa biền biệt.
Cách đây 5 tháng về Đà Nẵng, Quỳnh Thủy cho điện thoại, rất tiếc Tú đi xa nên không gặp, hẹn lại lần sau.
Lần này khi trên xe đến Đà Nẵng tôi gọi điện thoại ngay. Phía đằu dây bên kia, Tú bảo:
- Mình sẽ trốn trại gặp bạn.
- Tú nói gì mình không hiểu?
- Mình trốn bệnh viện đó mà.
- Gần 50 năm chưa gặp nhau, lần trước lỡ hẹn.
- Mình vào bệnh viện lãnh thuốc, khoảng 2 rưỡi đến 3 giờ mình có mặt tại nhà cậu.
Tôi ngồi nhà bà chị ruột chờ từ 11giờ 30.
Tranh thủ tôi gọi Song, một cậu em kết nghĩa cũng cách nay 50 năm, lúc tôi làm lính đóng quân ở Sịa.
Hai cái hẹn gần nhau, vì thời gian quá ít.
Tôi đinh ninh Song đến trước.
Song nói, khoảng 10 phút em đến vì nhà Song gần chỗ nhà chị tôi.
Hai cái hẹn cùng lúc mà cả hai người tôi không nhớ mặt.
Tú tôi có thể nhận ra vì thời còn bé cùng chung đường đến trường, đôi lần gặp nhau trên Facebook. Còn Song thì xem như người lạ.
Trước giờ Tú hẹn, đồng hồ chỉ 2 giờ chiều.
Sau 10 phút Song hẹn thì Tú đến, tôi cứ nghĩ là Song.
Tôi mời vào nhà, đợi Tú.
Tuổi già lấp lem, ngồi trên bộ xalon.
Tôi nói: Song ngồi đợi bạn anh một tí.
Tôi tiếp: Sao Song có khuôn mặt giống bạn anh quá. Anh có người bạn tên Tú. Hoàng thạch Tú dạy ở trường Trần quý Cáp Hội an.
Tú ngẩn người thấy lạ. Sao thêm một Hoàng thạch Tú cũng dạy Trần quý Cáp, Hội An mà Tú không biết.
Nhìn kỹ tôi nhận ra Tú.
Tôi thấy hố, ôm Tú cười ngắt nghẽo. Tôi nhận biết mình già, 77 tuổi rồi còn gì.
Tôi xin lỗi Tú: Tau lầm.
Vài phút sau Song đến, Song còn trẻ lắm chỉ tuổi 63.
Tôi kể cho Song nghe câu chuyện vừa rồi và nhắc chuyện ngày quen biết nhau cách đây hơn 50 năm, rồi đem nhau đi uống cafe. Té ra Song và Tú đã gặp nhau nhiều lần ở cơ quan Song mà em rễ Tú làm Giám đốc. Đúng là quả đất tròn.
Tú đưa tôi về nhà lấy xe, hai đứa về nhà Tú.
Chúc mừng bạn có nơi ở khá khang trang trong con hẻm đường Trần Cao Vân. Căn nhà mà vợ chồng Tú và đứa con gái đang dạy Đại học Duy Tân ở.
Lần đầu tiên gặp vợ Tú xinh đẹp, cởi mở, lịch thiệp và quý khách.
Tuổi trên thất thập mà còn gặp nhau là hạnh phúc.
Tú vào phòng lấy 2 hủ yến sào và bịch bánh dành cho người "Tiểu đường " để mời bạn. Ngồi tâm sự một chặp, Tú nói: đi chơi tiếp.
Hai đứa dẫn xe ra, vợ Tú nói: Anh nhớ đưa bạn anh đi ăn phở hay gì nghe. Sao mà nghe tình nghĩa và đậm tình đồng môn, đồng hương của đôi bạn già sau nhiều năm xa cách.
Ra một đoạn đường, Tú dừng xe nói: Hôm nay tôi mời bạn đi ăn thứ gì bạn thích. Tú dẫn tôi đến một tiệm bánh xèo quá đông khách "Bánh xèo tôm nhảy". Một món ăn đặc biệt của Đà Nẵng.
Một bữa ăn đáng đồng tiền bát gạo. Đầy ắp tình nghĩa.
Chia tay, xin cảm ơn bạn hiền, xin cám ơn chị Tú cho tôi biết thế nào là tình ban thâm giao. Hẹn Tú lần tới ở Sài Gòn, Đà Nẵng, Huế hay Quảng Trị quê hương yêu dấu của mình.

                                                                     Đà Nẵng 12/10/2018
                                                                               Võ Cẩm

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2018

MỐI QUAN HỆ CỦA TÔI VỚI THẦY NGUYÊN SA TRẦN BÍCH LAN - Võ Văn Cẩm


                 
                          Tác giả Võ văn Cẩm

            MỐI QUAN HỆ CỦA TÔI 
            VỚI THẦY NGUYÊN SA TRẦN BÍCH LAN
                                                                     Võ văn Cẩm

Đọc lại một phần gia tài văn học của thầy dạy triết Nguyên Sa Trần Bích Lan, làm tôi nhớ lại lời dặn dò của ông cách nay hơn 15 năm, khi ông điện thoại cho tôi như một lời chia biệt của người cha, người thầy, người anh người bạn, người chiến hữu. HÃY VUI MÀ SỐNG. HÃY LÀM TRÒN TRÁCH NHIỆM CỦA BẬC LÀM CHA LÀM MẸ. HÃY CHUNG THỦY ,TRỌN TÌNH VỚI VỢ VÀ HÃY SỐNG CHÂN THẬT VỚI BẠN BÈ, NGƯỜI THÂN. Lần điện thoại sau cùng chỉ chừng ấy câu. Tôi quý trọng những giáo điều ấy và nguyện thực hiện cho kỳ đươc. Thầy Nguyên Sa người Bắc, tôi người Trung, tuổi tác chênh nhau nhiều, tôi có học với thầy ngày nào đâu, chỉ biết thầy qua sách giáo khoa triết học, hay qua những bài thơ tình bất hủ. Tôi cũng không hiểu sao thầy Nguyên Sa Trần Bích Lan dành cho tôi một tình thương như thế. Phải chăng do duyên phận, nợ nần kiếp truóc. Năm 1965 tôi một thân một mình vào Saigon mưu sống và học hành, với bộ áo quần không lành lặn. Năm 1966 có lệnh động viên toàn lực. Nguyên Sa Trần Bích Lan nhập học khóa ấy. Khóa 24 Sĩ quan trừ bị Thủ Đức. Tôi ở chung với thầy Nguyên Sa và từ đó tôi trở thành người con, người em, người lính, người bạn của ông qua một người bạn chung phòng, hiện nay anh đang ở Đức.

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2018

VIẾT CHO "MỘT NGƯỜI NẰM XUỐNG" MÀ TÔI QUÝ MẾN - Võ Văn Cẩm


                
                           Tác giả Võ văn Cẩm


                VIẾT CHO "MỘT NGƯỜI NẰM XUỐNG" 
                MÀ TÔI QUÝ MẾN.
                                                                      Võ Văn Cẩm

Chiều rằm tháng bảy, tôi cùng Thái Tăng Hạnh viếng lễ Vu Lan ở chùa Vạn Đức. Võ thị Văn Thơ gọi điện thoại báo Võ Thị kim Thanh qua đời.
Tôi thấy tim mình đau nhói, thương cho thân phận của cô em gái dòng tộc mà từ lâu tôi thương mến và quý trọng.
Thanh cùng tuổi với tôi (1943, Quý Mùi, người ta nói con gái mà tuổi Quý Mùi thì quá tuyệt), quê làng Đâu Kênh xã Triệu long, huyện Triệu phong, tỉnh Quảng Trị. Nhưng Thanh ở với ông bà nội tại làng Bích la Thượng. Gia đình thuộc loại khá giả trong vùng.
Mẹ Thanh sinh được hai chị em thì ba tham gia kháng chiến bị mất tích, một thời gian thì mẹ tái giá.