BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoàng Hải Vân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoàng Hải Vân. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 24 tháng 11, 2023

KỲ TÍCH MỞ CÕI CỦA CHÚA NGUYỄN - Hoàng Hải Vân

Việc đem Sài Gòn và vùng đất Nam bộ về cho Tổ Quốc một cách hòa bình và hợp pháp là công lao vĩ đại của Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên và các Chúa Nguyễn kế tiếp. Di sản mà tiền nhân để lại không chỉ là một vùng đất đai biển trời rộng lớn mà còn là những bài học vô giá về mở cõi an dân, về dựng nước và giữ nước.

Chúa Nguyễn mở mang bờ cõi

Vào cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17, nước Chân Lạp suy yếu toàn diện. Bên trong thì rối ren bất ổn, bên ngoài thì bị Xiêm La (Thái Lan) uy hiếp. Để tránh nguy cơ mất nước, triều đình Chân Lạp không thể không dựa vào Chúa Nguyễn. Đó là lý do quốc vương Chân Lạp Chey Chettha II sang cầu hôn xin lấy con gái Chúa Sãi. Chúa Sãi nhận lời, quốc vương Chey Chettha II trở thành con rể của Chúa, công chúa Ngọc Vạn (*) trở thành hoàng hậu, sau đó trở thành hoàng thái hậu nước Chân Lạp. Sự kiện đó diễn ra vào năm 1620.
 
Cần biết, chính quyền Đàng Trong của Chúa Tiên Nguyễn Hoàng đã xác lập lãnh thổ đến Thạch Bi Sơn (Phú Yên), như vậy là lúc đó nước Chiêm Thành vẫn đang giữa Chân Lạp và cương vực phía Nam của nước ta. Đến thời Chúa Sãi, lãnh thổ phía Nam vẫn dừng lại ở đó, tuy nhiên nhiều cư dân người Việt đã đến khai phá lập nghiệp ở lưu vực sông Đồng Nai và nhiều nơi khác ở khu vực lân cận, có lẽ họ đến đây chủ yếu bằng đường biển.

Thứ Tư, 15 tháng 12, 2021

CHÂN RUỘNG, SỰ TỒN VONG CỦA DÂN TỘC – Hoàng Hải Vân




1. Vì sao Việt Nam trước đây chưa hề xảy ra đại dịch?
 
Lịch sử chưa ghi một đại dịch nào trong suốt mấy ngàn năm tồn tại của dân tộc. Vì sao vậy? Vì dân ta chưa bao giờ thoát khỏi môi trường sống tự nhiên là chân ruộng. Người ta nói nhiều về nền văn minh lúa nước nhưng ít ai đề cập đến môi trường sống tự nhiên của người Việt, môi trường sống tự nhiên đó quy định màu da, màu mắt, cấu tạo sinh học và thể trạng của giống nòi. Cốt lõi của môi trường sống tự nhiên đó chính là chân ruộng.
 
Trong ký ức tôi vẫn còn thấp thoáng cái bầu của bà nội, cái bầu đan bằng tre trét dầu rái mà bà dùng để đựng những thứ linh tinh, nhưng bao giờ cũng có vài chiếc tổ tò vò. Hồi nhỏ mỗi khi chị em tôi vừa sốt vừa nôn, bà lấy chiếc tổ tò vò ra đốt lên, thả vào một bát nước rồi cho uống, vậy là hết bệnh.
 
Cho đến giờ tôi vẫn không hiểu vì sao chiếc tổ tò vò lại có thể chữa được bệnh khi nó chẳng qua chỉ là một cục đất khô. Chưa có một “nghiên cứu khoa học” nào về chiếc tổ tò vò cả, nhưng có sao đâu, nó vẫn có thể chữa được bệnh “thương hàn thổ tả” cho chị em tôi trong suốt những năm thơ ấu mà không cần đến một viên thuốc tây nào.
 
Tôi hỏi ông Nguyễn Phúc Ưng Viên “y lý” của tổ tò vò là gì, ông cười bí hiểm : “Đó là sự kỳ thú của chân ruộng”.
 
Ông Ưng Viên là cháu gọi Vua Minh Mạng bằng cố nội. Qua ông mà tôi viết được hai loạt bài “Bí ẩn trầm hương”“Cây tre cứu người” đăng trên báo Thanh Niên. Tài dụng trầm và dụng tre vào việc chữa bệnh của ông đạt đến độ xuất thần nhập hóa, ai đã từng chứng kiến đều tâm phục khẩu phục. Nhưng điều tôi tâm đắc nhất trong cuộc đời làm báo cho đến bây giờ là khi nghe ông nói về chân ruộng.
 
Tôi không tài nào hiểu được cái ông già “hoàng thân quốc thích” này sống ở nông thôn vào lúc nào mà lại giống một “lão nông tri điền” đến vậy, hơn nữa kiến thức về ruộng đồng vườn tược của ông uyên thâm đến mức khiến người ta kinh ngạc.
 

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2019

GIÁ TRỊ CỦA TRE KHÔNG THUA GÌ TRẦM – Hoàng Hải Vân


        
                Tre xanh phục vụ đời sống lại làm thuốc cứu đời


       GIÁ TRỊ CỦA TRE KHÔNG THUA GÌ TRẦM 
                                                                         Hoàng Hải Vân

Là cháu nội hoàng tử thứ 12 con vua Minh Mệnh, ông Nguyễn Phúc Ưng Viên gọi vua Minh Mệnh bằng ông cố. Theo “đế hệ thi” của vua Minh Mệnh thì hàng “Ưng” ngang với vua Hàm Nghi và là hàng ông nội của vua Bảo Đại. Hàng “Ưng” nay chỉ còn vỏn vẹn 3 vị: ông Ưng Linh hiện ở Đà Nẵng gần 90 tuổi, ông Ưng Ân ở Huế gần 80, ông Ưng Viên trẻ nhất, mới xấp xỉ 70. Giải thích về thứ bậc và tuổi tác của mình trong dòng họ, ông bảo: “Tôi thuộc dòng thứ”. Ông Ưng Viên sống ở TP. HCM như một ẩn sĩ âm thầm chữa bệnh cứu người.