BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phố. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phố. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 6 tháng 1, 2025

NHÀN THOẠI: “PHỐ VÀ NHÀ” HAY “PHỐ VÀ ĐƯỜNG” - Tử Yếng Lương Hoài Trọng Tính

 

Gần đây, thấy nhiều người hỏi về chuyện “Phố A B C – Phố Vải, Phố Ẩm Thực”… Kỳ thiệt, không phải bá gia họ thấy kì đâu! Ngay tại tôi vẫn thấy rất là kì khôi, bởi lẽ:
 
 1. Xét về phương diện kiến trúc
 
Trong các hình thái kiến trúc nhà ở phong cách Miền Nam, chia làm hai dạng thức chánh là Nhà ở quê và Nhà ở Thị thiềng.
Theo đó, tên gọi cũng phân biệt như sau:
- Các công trình dân dụng ở Quê, hay thường kêu là Nhà (thông dụng là nhà vườn)
- Các công trình dân dụng ở Chợ, Thị Thiềng, hay kêu là Phố. Phố nầy tức là Phố xá, chỉ về những công trình thiên về buôn bán, ở trong khu vực châu thành thị tứ.
Chữ Phố 舖 trong văn hóa miền Nam, chỉ về một căn nhà ở tại thị thiềng, nên sau nầy mới sanh ra chữ Nhà Phố (Phố Xá) vậy!
Chữ Phố  nầy không bao hàm ý nghĩa như một Cái Lộ hay Cái Đường, di chuyển nào hết. Ở miền Nam, còn vài địa danh gắn với chữ Phố như Cù Lao Phố (Chữ Nho là Đại Phố Châu 大舖 , kêu Nôm là Cù Lao Phố 岣嶗舖) ở Biên Hòa, Đồng Nai, ý chỉ về Cù Lao có nhiều Phố Xá buôn bán sung túc, Khu phố ở phía Đông nên cũng kêu là Đông Phố (xem thêm ĐNQATV-Huỳnh Tịnh Của). Người đứng Chủ Phố kêu là Bổn Phố vậy! Rồi Thành Phố, trong Thành (thiềng) có Phố buôn bán!
Đơn cử, có thể xét định nghĩa trong Đại Nam Quấc âm tự vị của Đốc phủ Của, trương 200, mục chữ Phố, như sau “Nhà buôn bán thường cất dọc chợ, nhà bán hàng xén. Phố xá, Phố Phường, …”.
Cách xài nầy vẫn còn thịnh hành trong đời sống và Phố = Nhà mà thôi!