BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn HỘI HỌA. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn HỘI HỌA. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2024

BỨC TRANH ĐẸP NHẤT CỦA HỘI HỌA VIỆT HIỆN ĐẠI – Ma Nat

 

Tôi đã ngẫm nghĩ, cân nhắc rất nhiều khi có thể nói ra điều này về bức tranh gò đồng mới của họa sĩ Phạm Xuân Trường mà không sợ mang tiếng là chủ quan hay nói lấy được: Đây quả là bức tranh đẹp nhất của nền hội họa VN hiện đại!
 
Ngắm bức tranh lần đầu xuất hiện trên một trang Fb, thoạt tiên, cảm xúc của tôi là sững sờ tựa bị điện giật, bởi bao cảm nghĩ của riêng tôi hòa trộn với cảm nghĩ xã hội suốt một tháng trời qua về đối tượng miêu tả như được tác giả thâu tóm lại và dồn cả vào bức tranh… Sau đó thấy trên một trang Fb khác, bức tranh này được chụp lại toàn vẹn không bị cắt cúp, tôi đã chăm chú quan sát và bắt đầu tự lý giải: điều gì đã tác động tới mình sâu và mạnh đến thế, từ bức tranh?

Thứ Hai, 25 tháng 4, 2022

CUỘC ĐỜI U TỐI ÍT AI BIẾT CỦA NÀNG MONA LISA ĐỜI THẬT

Giai nhân trong một bức tranh nổi tiếng nhất thế giới mang một truyền thuyết lạ lùng về cuộc đời của nhân vật trong tranh và nghệ thuật sáng tạo của họa sĩ. Những bí ẩn này vẫn được các nhà nghiên cứu phân tích để tìm hiểu sâu thêm.

Bức họa Mona Lisa. Ảnh: I.T

Cuộc đời u tối ít ai biết của nàng Mona Lisa đời thật
 
Bức chân dung nàng Mona Lisa không chỉ là tác phẩm tiêu biểu cho cuộc đời danh họa Leonardo da Vinci mà còn là một tuyệt tác huyền thoại của lịch sử hội họa. Sau hàng trăm năm, nụ cười đầy mơ hồ trên môi nàng Mona Lisa vẫn được hậu thế bàn luận, phân tích. Thế nhưng, không phải ai cũng biết về cuộc đời thực tế bên ngoài bức họa của quý bà người Ý này.
 

Thứ Năm, 7 tháng 10, 2021

ĐƯỜNG VỀ QUÊ NGOẠI MIỀN TÂY… - Tranh của Lê Sa Long

…Nước mắt rơi trên đường đã dài
Nước mắt đưa chân về cội đời
Giọt lệ vàng không mùi
ngược trôi về với đơn côi.
Nước mắt êm đi vào tuổi trời
Nước mắt khô âm thầm không lời
(Nước Mắt Rơi- NS Phạm Duy)
 
 
Tranh “ĐƯỜNG VỀ QUÊ NGOẠI MIỀN TÂY…”
KT 77x 77 cm
 

Vị cựu Đại tá- thủ trưởng ngày xưa của tôi tâm tư:
“Khi quyết định mở cửa, nới lỏng giãn cách thì Các vị LĐ địa phương, và Viện Kinh tế, KHXH… lẽ ra đã phải hình dung dự báo trước và tham mưu cho CP rằng: nhiều công nhân và gia đình họ vốn quê ở các tỉnh, bốn tháng vừa rồi bị kẹt tại chỗ nay vừa cạn tiền vì không có việc làm, người dân lao động sẽ tìm cách rời thành phố ngay khi được nới lỏng.
Họ về sẽ rất khó cản ngăn, vì lòng đã quyết! Nhưng tôi tin họ về rồi họ sẽ quay lại, vì cuộc sống của chính họ!
 
Nếu dự đoán như vậy thì CQ phải sắp xếp, tạo điều kiện cho họ về rồi quay trở lại êm thắm thay vì tìm cách ngăn cản, buộc họ quay đầu, hay tạo ra các khu vực có chính sách riêng…
Qua đây, tôi thấy công việc dự báo, liên quan đến chủ trương chính sách để mỗi chính sách ban hành có được sự nhất quán, thấu đáo - đang có vấn đề. Mong các vị công bộc nào có thẩm quyền, có dịp “điền dã” ở nhà trọ chật chội 3 ngày cùng đồng bào; hay đi cùng bà mẹ trẻ giữa đêm nhói lòng vì con khát sữa, đứng chờ bên lề đường ru con ngủ, kiên nhẫn bám trụ chờ thông chốt để về quê ngoại miền Tây, thì sẽ hiểu DÂN và ra những quyết định phù hợp ĐỒNG BÀO…”
 
*
 
NHÓI LÒNG
 
Tôi vẽ xong tranh này vào lúc 2h ngày 5-10. Trời chuyển về sáng!
Chợt nhớ cũng vào thời gian ấy ngày 30 -9 rạng sáng ngày 1-10 (ngày mà mọi người nói vui là “Tết”) đã có hàng ngàn đồng bào chờ thông chốt, sau cùng may mà có quyết định ở trên cho đi. CQ bố trí xe đưa đón bà con, lực lượng Công an và quân đội hỗ trợ phương tiện vận tải đưa xe máy người dân về quê nhà…
 
Đường về quê ngoại miền Tây
Xa lơ xa lắc, mắt cay bụi trần...
 
- Tranh này Long sử dụng bố cục tròn như các HS thời Phục hưng (như Raphael, Leonardo da Vinci... ) hay các HS chuyên về tranh nhà Thờ hay vẽ. Dụng ý chỉ sự tuần hoàn của thiên nhiên, con người… Xuân hạ thu đông, vui buồn tuyệt vọng, ra đời và chết đi…
- Với dân tộc Việt: là những chuỗi di dân- hồi hương. Ngoài ra nói sự bế tắc, đi vòng vòng “con kiến mà leo cành đa”…)
- Tranh nhấn mạnh 3 điểm chính tạo bố cục tam giác nhỏ trong vòng tròn: Bảng cấm đỏ QL 1 - Ánh mắt khắc khoải vô định ngơ ngác của người mẹ trẻ - khuôn mặt say ngủ sau chặng đường dài của bé.
- Bầu trời vần vũ như sắp mưa bão
(Quả thật tối ngày 2 và 3/10 có mưa - bà con vẫn đội mưa về quê). 

                                                                                      Lê Sa Long

Thứ Hai, 4 tháng 10, 2021

TRANH HIẾM CỦA NHÀ VĂN NHẤT LINH ĐƯỢC ĐẤU GIÁ THÀNH CÔNG TRÊN SÀN QUỐC TẾ - Ngô Kim Khôi

Nguồn:
https://www.facebook.com/ngo.kimkhoi/posts/10222583493510254
 
La Tonkinoise Et La Vieille Sage của Nguyễn Tường Tam (1905 - 1963) 
 Ảnh: AGUTTES. Khoảng 1927. Tranh khắc gỗ.
 
 
Mộc của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương bên phải dưới, 
có lời đề tặng và chữ ký của Victor Tardieu.
 
Sau nhiều lần đấu giá không thành công, bức tranh khắc gỗ của Nguyễn Tường Tam đã được gõ búa trong phiên đấu Aguttes 30/9/2021 ở mức 8.000€, thêm 29% phí và thuế, giá thành tương đương khoảng 270 triệu VND. Tôi cho rằng mức giá này quá hời đối với sự quý hiếm của bức tranh.

Thứ Hai, 16 tháng 8, 2021

RƯNG RƯNG TÌNH NGƯỜI SÀI GÒN THỜI DỊCH COVID 19 QUA TRANH VẼ CỦA LÊ SA LONG – Lê Công Sơn

Hình ảnh nữ bác sĩ vắt sữa nuôi bé gái mắc Covid-19, những quán cơm trưa 0 đồng, cây ATM gạo... với tình cảm ấm áp mà người Sài Gòn dành cho nhau được họa sĩ Lê Sa Long thể hiện thật sự xúc động.
 
           
                                                  Họa sĩ Lê Sa Long

Câu chuyện của nữ bác sĩ Phạm Thị Thanh Thúy (30 tuổi, quê ở tỉnh Lâm Đồng) đang làm việc tại khoa Cấp cứu - Bệnh viện Trưng Vương TP.HCM khiến cho trái tim họa sĩ Lê Sa Long se thắt. Anh cho biết: “Trên Facebook, chị ấy viết: Mẹ của bé đi chợ tiếp xúc với F0 hồi nào không hay rồi nhiễm bệnh, lây luôn cho chồng và hai đứa con. Người mẹ suy hô hấp nặng đang điều trị tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Còn bố và hai đứa con nhỏ được chuyển sang Bệnh viện Trưng Vương điều trị. Nhìn vào ai cũng xót thương nên đồng nghiệp sắp xếp chỗ tốt nhất trong khoa cho ba bố con nằm chung. Riêng bé gái 7 tháng tuổi vẫn còn bú sữa mẹ dù đã được tập bú sữa công thức khi vào viện nhưng vẫn chưa quen nên đói khóc. Nhận thấy bé gái gần bằng với tuổi con mình đã phải xa mẹ, cứ sau ca trực khi trở về chỗ nghỉ tôi lại vắt sẵn sữa của mình cho vào tủ lạnh. Mỗi ngày đến bệnh viện, tôi đều mang theo sữa của mình để dành riêng cho bệnh nhi Covid -19”.


       
Bức tranh 'Dòng sữa ngọt ngào' của họa sĩ Lê Sa Long đầy cảm xúc
                                               Ảnh: Lê Sa Long


Đọc đến đây, họa sĩ Lê Sa Long đã quyết định đến ngay bên giá vẽ để hoàn thiện bức tranh đầy cảm xúc. Anh cho biết: “Khi vẽ mặt và chân tay của bé để thấy rõ là cô bé hiếu động, nhìn thấy cưng gì đâu”. Và bức tranh vẽ bằng bằng chất liệu pastel và than trên giấy Canson của Lê Sa Long trong một khoảnh khắc đã thực sự “đốn tim” người xem.

 
      
Bức tranh 'Một thiên thần trong mùa dịch' của họa sĩ Lê Sa Long gây xúc động mạnh
                                                  Ảnh: Lê Sa Long
 

Họa sĩ Lê Sa Long kể tiếp: “Khi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM đưa video clip xúc động về một bệnh nhi Covid-19 mới 5 tuổi được đưa đi điều trị, khi ba của bé gái cũng bị nhiễm Covid-19, mẹ bé là F1 đi cách ly tập trung, tôi thấy thương vô cùng. Bé sống với bà ngoại và dì thì người bà cũng mắc Covid-19. Đoạn clip quay lại hình ảnh cô bé một mình lên xe cấp cứu để đến Bệnh viện Trưng Vương điều trị Covid-19, với hình dáng nhỏ bé trong trang phục phòng hộ cá nhân rộng thùng thình, một mình leo lên chiếc xe cấp cứu..., không thể không rớt nước mắt”.
 
Nói thêm về hoàn cảnh ra đời bức ảnh Một thiên thần trong mùa dịch, Lê Sa Long tiết lộ: “Từ bên kia bờ Thái Bình Dương xa xôi, ông bạn tôi khi xem video clip xong, hôm qua có gọi điện về hỏi thăm tình hình Sài Gòn sao, rồi “đặt hàng” Long vẽ hình ảnh cháu bé lúc xoay người chuẩn bị lên xe đi cách ly. Ông vẽ sớm gửi qua để tôi treo về trận dịch bệnh kinh hoàng đầu thiên niên kỷ …. Tôi bảo, khỏi cần nói cũng đã vẽ xong, bạn không tin thì mình đưa lên Facebook sớm cho bạn xem nhé.”
 
Đường Trường Sa - kênh Nhiêu Lộc những ngày giãn cách
 

          ATM gạo "lướt ống" độc đáo ở nhà thờ Tân Sa Châu, Q. Tân Bình


             Quán cơm trưa 0 đồng hỗ trợ người nghèo vượt qua Covid – 19




                               "Chú bán vé số ơi, nhận thùng mì này về dùm..."



                               Cửa hàng 0 đồng, nét đẹp của người Sài Gòn


                 Tranh vẽ hai cha con mưu sinh thời dịch Covid-19, 

                được họa sĩ Lê Sa Long vẽ nhân Ngày của Cha (20/6). Ảnh: Lê Sa Long

 
Họa sĩ Lê Sa Long "bật mí" thêm về người bạn tâm giao xa xứ của mình: “Hôm qua anh ấy ‘lai trim’ (livestream - PV), ảnh cầm đàn hát ca khúc bài này khi anh em ngồi quán nhỏ khu Miếu Nổi ảnh hay hát. Giọng ảnh nghe vốn rất hay nay nghe sao tình cảm và da diết quá:


…Đêm nhớ về Sài Gòn
Tiếng nhạc vàng gọi từng âm xưa
Ánh đèn vàng nhạt nhòa đêm mưa
Ai sầu trong quán úa
Bóng mẹ hiền mờ mờ bên song
Mắt người tình một trời mênh mông .
Gợi bao nhiêu cho cùng ….

 
Kết cuộc gọi, ảnh còn dặn: Long ơi. Vẽ Sài Gòn phố, nhớ nghen…”
 
Và không chỉ có họa sĩ Lê Sa Long mà mọi người ai cũng đều rưng rưng cảm xúc về Sài Gòn - TP.HCM khi xem những bức tranh vẽ lúc phố xá lặng im trong những ngày giãn cách, khi mọi người đang cùng nắm tay nhau, động viên nhau cùng vượt qua khó khăn giữa cơn đại dịch Covid - 19 đầy mệt mỏi.
 
                                                                                     Lê Công Sơn
 
Nguồn:
https://thanhnien.vn/van-hoa/rung-rung-tinh-nguoi-sai-gon-giua-mua-dich-qua-tranh-cua-le-sa-long-1405197.html
 

Thứ Hai, 14 tháng 6, 2021

MƯỢN THỊ VĂN, NGƯỜI VIẾT TRUYỆN TRANH VỚI ‘ÍT CHỮ, NHƯNG HIỂU NHIỀU’ - Trà Nhiên

BERKELEY, California (NV) – Nữ văn sĩ Mượn Thị Văn vừa xuất bản truyện tranh với tựa đề “Wishes” hồi Tháng Năm, nói về hành trình vượt biển của chính tác giả những năm đầu 1980, nhưng chỉ có vỏn vẹn 75 chữ vô cùng “ý nghĩa, súc tích, và đầy giá trị nhân văn.”

 
Nhà văn Mượn Thị Văn và cuốn truyện tranh nổi tiếng khác của cô, “Clever Little Witch.”(Hình: Nhân vật cung cấp)


Đây là cuốn sách ít chữ nhất của nữ nhà văn, được hai người thực hiện, cô và họa sĩ minh họa, với tổng cộng thời gian của hai người là bảy năm trời.
 

Thứ Tư, 2 tháng 9, 2020

TRANH VẼ CỦA HỌA SĨ HOÀNG HƯƠNG TRANG (4)


       
                              Thiếu nữ và hoa (lụa)


       
                                    Múa đèn (lụa)


       
                                   Chim ơi bay đi (lụa)


       
                                      Tắm ao (lụa)


      
                                    Tiếng đàn (lụa)


   
                                 Chiều (1960, sơn dầu)


    
                 Đường Cường Để - Hội An 1958 (sơn dầu)



                               Sách và hoa (sơn dầu khổ 100x100)



                                           Ngọ môn Huế (lụa)



                                          Múa cung đình (lụa)



                                               Ca trù (lụa)



                                      Tranh gà (màu nước)

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2020

TRANH VẼ CỦA HỌA SĨ HOÀNG HƯƠNG TRANG (3)


          
                                 Lầu Hoàng Hạc (lụa)


         
                                Trên sông Hương (lụa)
 

      
                 Đường lên núi Bạch Mã (sơn dầu khổ 50x65)


                                  Bên bờ sông Hương (lụa)


                         Dấu tích vàng son (sơn dầu khổ 90x90)


                     Thiếu nữ Chăm đội nước (sơn dầu khổ 90x90)


                     Thả đèn trên sông Hương (sơn dầu khổ 90x90)


             Nhà sàn trên kênh rạch Sài Gòn (sơn dầu khổ 60x75)


                                        Êm đềm (lụa)

Thứ Năm, 6 tháng 8, 2020

TRANH VẼ CỦA HỌA SĨ HOÀNG HƯƠNG TRANG (2)


        
                                          Hái sen (lụa)
   

                                                             Đánh đu (lụa)


                                                    Thiếu nữ Chăm (lụa)


                                              Chăn trâu (lụa)


                                              Chơi rồng rắn (lụa)
             

                                         Hội Lim Quan họ (lụa)
   

                                        Nhạc cung đình (lụa) 


          Học trò trường Huyện (thơ Nguyễn Bính) - Tranh minh họa (lụa)


          Múa (phác thảo lụa)

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2020

TRANH VẼ CỦA HỌA SĨ HOÀNG HƯƠNG TRANG (1)



                       Nụ cười của mẹ (tranh lụa)



                            Đàn tỳ bà (tranh lụa)



                            Mẹ và con (tranh lụa)



                            Tắm suối (tranh lụa)



                             Chùa Cầu Hội An (tranh sơn dầu -1958)



                                                    Ao nhà (tranh lụa)



                                          Đi lễ chùa (tranh lụa)



                                                    Nữ tu (tranh lụa)



                                     Hoa (Tổng hợp khổ 80-90)