BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoàng Cầm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoàng Cầm. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 16 tháng 9, 2023

VÁY ĐÌNH BẢNG BUÔNG CHÙNG CỬA VÕNG - Tâm thức dân gian, tâm hồn quê hương


 
Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng
Chị thẩn thơ đi tìm
Đồng chiều
Cuống rạ
 
Chiếc “váy Đình Bảng” khắc một vệt buồn thương khắc khoải trong văn học Việt qua một câu chuyện thực thực hư hư. Liệu đó có phải là hình bóng giai nhân lay động một đời thơ Hoàng Cầm. Là người mà chàng trai mải mê đầu non cuối bể để tìm lá, hay tìm hình bóng mà duyên phận đã mãi lỡ làng.
 

Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2022

HOÀNG CẦM TRONG TÔI - Phạm Duy

Nguồn:
https://dungparis.pagesperso-orange.fr/Phamduy_motdoinhinlai.htm


... Tôi không có tham vọng đóng vai trò một nhà khảo cứu phê bình có đủ phương tiện, thời gian và không gian để viết về một trong những nhà thơ lớn nhất của nước Việt Nam hiện đại. Tôi chỉ muốn hoá giải một nỗi buồn thương có trong tôi mỗi khi nhớ tới Hoàng Cầm. Người bạn thi sĩ cùng tuổi với tôi, vừa bước vào đời là được cùng tôi thoả chí tang bồng khi cùng đi vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Rồi vì phận nước long đong, với cảnh đất nước và lòng dân bị phân chia bởi chủ nghĩa, chiến tranh và hận thù, chúng tôi mỗi người mỗi ngả. Từ đó, nhất là sau cuộc nổi dậy và bị tiêu diệt của một phong trào đối kháng, Hoàng Cầm mất tích, trong đời anh cũng như trong đời tôi.
Suốt 30 năm trời, một tấm màn đen phủ lên cuộc đời và sự nghiệp của Hoàng Cầm, không cứ gì ở Bắc Việt. Cho tới năm 1975, tại Nam Việt Nam, tuy không thiếu những bài viết về các nhà thơ nổi danh của thời đại nhưng không có ai viết đầy đủ về anh. Chỉ có Hoàng Văn Chí với cuốn sách TRĂM HOA ÐUA NỞ cho ta thấy thơ Hoàng Cầm trong phong trào Nhân Văn Giai Phẩm và chỉ có Trần Tuấn Kiệt cho in lại (với nhiều khuyết điểm) một vài bài thơ kháng chiến của thi sĩ trong một tuyển tập thi ca.
Thời gian trôi đi, bỗng có lúc tôi khám phá ra một số bài thơ của Hoàng Cầm rồi thấy mình nên viết ra những gì còn nhớ được nơi người bạn vãn niên này để, thêm một lần nữa (sau Nguyễn Chí Thiện), lôi ra từ bóng tối một nhà thơ sáng láng nhất của chúng ta...
 
Ðó là đoạn MỞ ÐẦU của tập HOÀNG CẦM TRONG TÔI, một tiểu luận được viết ra sau gần mười năm sống đời lưu dân -- nghĩa là vào khoảng 1984 -- nhất là sau khi đã tự coi như mất quê hương rồi bỗng nhiên lại tìm thấy quê hương qua những bài thơ ẩn dụ của Hoàng Cầm mà vô tình tôi được đọc. Sự biên soạn tập tiểu luận vừa kể và sự ra đời của những bản (tôi gọi là) Hoàng Cầm Ca cũng còn do một ngẫu nhiên, hay nói cho đúng hơn, do một hữu duyên. Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, vô duyên đối diện bất tương phùng.
 

Thứ Năm, 17 tháng 2, 2022

ĐỌC LẠI HOÀNG CẦM - Nguyễn Đức Tùng



Thơ Hoàng Cầm cao quý. Thơ ông tưởng xa mà gần. Tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng tìm cách trò chuyện với người đọc, ngay cả khi đó không phải là ý định của người viết. Không phải nhà thơ nào cũng chủ trương mời gọi người đọc đi vào bài thơ của mình. Các nhà thơ siêu thực ở phương Tây có ngôn ngữ khó hiểu, cánh cửa vào bài thơ của họ không mở rộng. Bài thơ của Hoàng Cầm không nói với chúng ta, người đọc, mà trò chuyện với nhân vật của mình, trong thế giới riêng lẻ của mình. Một bài thơ thành công là khi những xúc cảm, thông qua ngôn ngữ, thiết lập được mối quan hệ với người đọc, khiến cho họ có thể tham dự vào quá trình sáng tạo. Việc đọc ngày càng nâng cao thì một ngôn ngữ chất phác trong thơ ngày càng bị loại bỏ. Những bài thơ của Hoàng Cầm viết sau Về Kinh Bắc rơi vào tình trạng hiện thực mộc mạc ấy. Cái còn lại của ông, cao điểm nhất của tài năng Hoàng Cầm, vẫn nằm ở tập Về Kinh Bắc, và cả Mưa Thuận Thành, một ngôn ngữ bàng hoàng siêu thực, mặc dù nhà thơ có thể không có chủ ý. Đó là chủ nghĩa siêu thực tự phát, hay như Hoàng Cầm nói, có tính tâm linh, từ giấc mơ. Khác với Thanh Tâm Tuyền ở miền Nam, có ý thức, cùng thời, nhưng xuất bản công khai, với sự tiếp nhận dè dặt của công chúng. Cố gắng của ông không phải là làm mới ngôn ngữ, và về phương diện này Hoàng Cầm đi sau Lê Đạt, Trần Dần, Đặng Đình Hưng, nhưng trong các nhà thơ thuộc nhóm Nhân Văn và Giai Phẩm, thành tựu trước mắt của ông có lẽ lớn nhất, không phải chỉ vì thơ ông phổ biến, được nhiều người yêu mến, mà vì Hoàng Cầm thực sự làm mới những xúc cảm của sự đọc. Ngay từ trước tập Về Kinh Bắc:
 
Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc
Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay
 
Là ẩn dụ mới. Và do đó, câu thơ mới, đặc trưng của Hoàng Cầm, một ngôn ngữ hình ảnh. Hình ảnh trong thơ Hoàng Cầm có thể xuất hiện như ẩn dụ trong một câu thơ, cũng có thể là hình ảnh trung tâm của toàn bài thơ. Những hình ảnh ấy không phải chỉ là sự trang trí, có thì đẹp lên, không có thì câu thơ vẫn tồn tại, trái lại hình ảnh trung tâm ấy, cái mà người xưa gọi là tứ thơ, quyết định toàn bộ giá trị hay phần lớn giá trị của một bài.
 
Chị đưa Em đến bến này
Cheo leo mỏm đá
Trước vực, sau khe
Thòng lọng tơ gì cuốn gót
 

Chủ Nhật, 13 tháng 2, 2022

KỶ NIỆM 100 NĂM NGÀY SINH NHÀ THƠ HOÀNG CẦM (22/2/1922-22/2/2022) – Nguyễn Khôi

Bài trích đăng lại từ tập BẮC NINH THI THOẠI của Nguyễn Khôi (Đình Bảng)”
 


NHÀ THƠ HOÀNG CẦM
 
Thi sĩ sinh đêm 12 tháng giêng năm Nhâm Tuất (tháng 2 – 1922) đêm trước của hội Lim quan họ; mất lúc 9h sáng ngày mùng 6-5-2010 tại Hà Nội.
 
Tên khai sinh là Bùi Tằng Việt (Họ Bùi, ghép tên làng nơi sinh: Phúc Tằng, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang). Quên cha: thôn Lạc Thổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh(cụ thân sinh là đồ Nho có tham gia Đông du và Đông Kinh Nghĩa Thục). Mẹ là chị hai quan họ làng Bịu Xim, huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh.
 
Hoàng Cầm nổi tiếng ngay từ năm 1942 với kịch thơ Kiều Loan; thời kháng chiến chống Pháp, nổi tiếng với bài thơ dài “Bên kia sông Đuống”(1948); và hình như câu thơ mở đầu thi phẩm tuyệt tác này (đầy chất quan họ và hồn quê Kinh Bắc) : “Em ơi buồn làm chi…” như một tuyên ngôn đời, tuyên ngôn thơ Hoàng Cầm, rất định mệnh, rất tiên chi của một đấng tài hoa xứ Kinh Bắc rất hiểu đời, vượt trên mọi cái trầm luân của đời thường, cứ “đường ta ta cứ đi”, đi dưới “mưa Thuận Thành”, đi tìm “lá diêu bông”… luôn đổi mới, cách tân thi pháp để có những vần thơ bất tử, đọc lên nghe xao xuyến lòng người như “váy Đình Bảng buông chùng cửa võng…” để “từ thuở ấy/em cầm chiếc lá/đi đầu non cuối bể/gió quê vi vút gọi… diêu bông hỡi… ới diêu bông!”
 

Thứ Bảy, 5 tháng 6, 2021

SỰ TÍCH LÁ DIÊU BÔNG – Hoàng Cầm




"Bài thơ "Lá diêu bông" tôi viết về một câu chuyện có thật, câu chuyện về mối tình đầu tiên trong đời tôi. Vào một đêm năm 1959, khoảng 3 giờ sáng, tôi chợt tỉnh giấc rồi thao thức không ngủ lại được.
 

Thứ Tư, 25 tháng 11, 2020

NHÀ THƠ HOÀNG CẦM TRONG “HỒI KÝ NGUYỄN ĐĂNG MẠNH”


Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh

Nguồn:
https://www.vinadia.org/hoi-ky-nguyen-dang-manh/hoang-cam/

Những tư liệu riêng của tôi về Hoàng Cầm, tôi đã đưa cả vào bài chân dung: “Hoàng Cầm người và thơ”.
Giờ tôi chỉ chép lại hai câu chuyện Hoàng Cầm kể tôi nghe mà tôi chưa có dịp viết ra:

 1. Chuyện tiết mục quan họ bị đả đảo

Năm 1954, chiến thắng Điện Biên Phủ. Hoàng Cầm lúc đó phụ trách đoàn văn nghệ quân đội thuộc Tổng cục chính trị. Ông được giao tổ chức một cuộc liên hoan văn nghệ mừng chiến thắng trong rừng Việt Bắc. Trong chương trình biểu diễn hôm ấy, Hoàng Cầm bố trí xen vào một tiết mục hát giao duyên quan họ.
 
Đang diễn thì ở một góc hội trường, bỗng có một đám bộ đội đứng dậy hô đả đảo. Chỉ huy đám bộ đội này là một sĩ quan nổi tiếng anh hùng lúc bấy giờ tên là Thái Dũng. Tây rất nể nhân vật này, gọi anh là Capitaine manchot (đại uý cụt tay). Thái Dũng hô lớn: “Trong quân đội không được hát hỏng trai gái nhảm nhí. Đi xuống!”.
 

Thứ Tư, 6 tháng 5, 2020

HOA HỒNG XANH VÀ LÁ DIÊU BÔNG - Nguyên Lạc


   


BÀI THƠ BLUE ROSES - HOA HỒNG XANH

Hoa Hồng Xanh - Blue Roses là bài thơ của Rudyard Kipling, một văn thi sĩ người Anh.

I. Vài Hàng Tiểu Sử Rudyard Kipling

     Joseph Rudyard Kipling (sinh tại Mumbai, Ấn Độ 30 tháng 12, 1865 – qua đời 18 tháng 1, 1936)  là một trong những tác giả nổi tiếng nhất ở Vương quốc Anh, cả về văn xuôi và thơ, vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Rudyard Kipling đoạt giải Nobel Văn học năm 1907 - ông được trao giải Nobel khi mới 42 tuổi – là người trẻ tuổi nhất trong lịch sử giải Nobel Văn học.

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2019

TƯƠNG BIỆT HÀNH - Thơ Hoàng Cầm

Nguồn:
https://www.thica.net/2014/02/06/tuong-biet-hanh/

    
                           Nhà thơ Hoàng Cầm


TƯƠNG BIỆT HÀNH

A.

Cành lá buồn riêng em

anh ngậm
Lá bất ly thân em
Lá bất ly tâm em
Lá bất ly đời em
đã trao anh cầm
từ trinh trắng nào tròn trăng quanh năm
Sao hôm nay ai xui bơ vơ em về xa mê câm

– Kiếp hướng dương sầu xế hướng Tây
Quẩn quanh hồn đọng cóng lòng tay
Đường tim em vấp nhiều thiên thạch
Heo hút dài theo ngọn gió may

Muốn ôm anh ngủ nồng đêm cỏ
Phải thức chờ nghe lạnh cánh bay
Dẫu động bờ nam rung bến bắc
Chẳng ơ hờ thấm nhịp mưa say

– Phải chăng vì em quên
không giam cầm con dế đầu si
trong vỏ bao diêm kín lặng thành trì
để nó trốn qua khe tường bão đổ
sang mảnh vườn mai ly
năn nỉ suốt đêm mưa dài

quê tình sử thi

Thứ Năm, 28 tháng 6, 2018

NAM QUAN TRƯỜNG HẬN - KỊCH THƠ HOÀNG CẦM


     
                                    Nhà thơ Hoàng Cầm
      
NAM QUAN TRƯỜNG HẬN - KỊCH THƠ HOÀNG CẦM

Một đêm giăng mờ lạnh lẽo. Tiếng tiêu nào trên ngàn xa văng vẳng trong sương. Trên một khu rừng gần Ải Nam Quan, chi chít cây cối, có một bóng đen vạch cây, rẽ lá tìm đường.
Gần chỗ ấy, Nguyễn Phi Khanh bị giam trong một cái cũi lớn. Lúc đó đã nửa đêm. Bốn bề tịch mịch. Duy có tiếng tiêu vẫn réo rắt, não nùng. Thỉnh thoảng có tiếng mõ cầm canh xa xa. Hồi lâu, Phi Khanh hơi cử động và ngồi dậy.

Thứ Ba, 23 tháng 5, 2017

SỰ THẬT VỀ TÁC GIẢ CỦA VỞ KỊCH THƠ “BÓNG GIAI NHÂN” - Hoàng Cầm

           Gửi Yến Lan, một nỗi nhớ, một niềm thương
           Ký tên Hoàng Cầm

                 
                           Nhà thơ Hoàng Cầm

SỰ THẬT VỀ TÁC GIẢ 
CỦA VỞ KỊCH THƠ “BÓNG GIAI NHÂN”
(Ai là tác giả của vở kịch thơ Bóng giai nhân - Hoàng Cầm)
                             Lâm Bích Thủy sưu tầm và giới thiệu

 “Trong lịch sử văn học và nghệ thuật của loài người, ngay từ những thế kỷ đầu trước và sau Công Nguyên, hầu như ở dân tộc nào cũng đôi khi xảy ra vài ba chuyện nhầm lẫn ở bộ môn này, bộ  môn khác  mà về sau các nhà làm văn hóa sử thường vấp phải những điều khó bình luận, khó phân giải. Rồi họ thấy tiếc, tiếc rằng đã không biết rõ sự thật về một bức tranh, một bài thơ, một câu chuyện kể, càng tiếc hơn khi không biết thật đúng về đời sống và tác phẩm của một thi hảo, một danh họa nào đó. Ở ta chỉ mới vài trăm năm , trường hợp Hồ Xuân Hương là một ví dụ
Đến thời đại chúng ta, nếu những người đương thời với một số văn nghệ sĩ lại làm ngơ trước một vài sự thật bị nhầm lẫn (trong khi mọi mặt thong tin đã có nhiều điều kiện khoa học tân tiến để xác minh bất cứ một vấn đề to nhỏ nào trong đời sống v8n hóa của một dân tộc, một đất nước, thì tôi nghĩ đấy có thể trở thành một tội lỗi đối với những thế hệ mai sau. Vì bản chất loài người là luôn luôn khao khát được biết, được hiểu những sự thật lịch sử của riêng từng dân tộc.

Thứ Hai, 13 tháng 3, 2017

AI LÀ TÁC GIẢ KỊCH THƠ BÓNG GIAI NHÂN - Hồi ký của Hoàng Cầm

ĐÍNH CHÍNH NHỮNG NHẦM LẪN TRONG VĂN HỌC
                                 Gửi Yến Lan, một nỗi nhớ, một niềm thương
                                                              Ký tên Hoàng Cầm  

              
                            Nhà thơ Hoàng Cầm


            AI LÀ TÁC GIẢ KỊCH THƠ BÓNG GIAI NHÂN  
                                                                         Hoàng Cầm

  1941 tôi đã chính thức bước vào cái “nghiệp của văn chương” được vài năm. Cuối năm ấy tôi được xem vở kịch thơ đầu tiên công diễn trên sân khấu nhà hát lớn Hà Nội, do nhà đạo diễn Chu Ngọc dàn dựng. Việc được xem một vở kịch thơ tề chỉnh trên sân khấu có chuẩn mực lần ấy với tôi là một bước ngoặc quyết định trong công việc sáng tác kịch thơ của tôi

   Vở kịch thơ ấy có tên là “Bóng giai nhân”. Trong chương trình ghi là hai tác giả Nguyễn Bính và Yến Lan. Với Nguyễn Bính tôi đã quen. Đối với các bậc đàn anh nổi tiếng, tôi coi như cây cao bóng cả. Tôi chưa gặp Yến Lan bao giờ, chỉ biết anh là một thi sĩ đáng kính nể với bài Bến My Lăng, mà anh đang sánh vai đồng hành với đại thụ như Hàn Mặc Tử, Bích Khê…nhóm thơ Bình Định nổi tiếng trong phong trào thơ mới