BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tạ Thu Phong. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tạ Thu Phong. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 5 tháng 3, 2023

NƯỚC SẠCH Ở HÀ NỘI HƠN 100 NĂM TRƯỚC – Tạ Thu Phong


Hà Nội chuyện xưa phố cũ
Tạ Thu Phong / Tri thức Trẻ BooksNXB Hà Nội
 
Năm 1893, Nhà máy Nước Hà Nội bắt đầu đi vào hoạt động. Cũng thời gian này Sở máy nước được thành lập có nhiệm vụ quản lý, khai thác nguồn nước sạch.
 
Trước khi trở thành nhượng địa của Pháp, người dân Hà Nội lấy nước sinh hoạt bằng cách đào giếng hoặc múc nước từ sông, hồ, ao trong thành phố rồi đánh phèn cho lắng cặn để sử dụng.
 

Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2023

CON ĐƯỜNG LÃNG MẠN NHẤT HÀ NỘI XƯA – Tạ Thu Phong

Đường Thanh Niên tên cũ là đường Cổ Ngư, con đường lãng mạn nhất của Hà Nội.

Đường Cổ Ngư và tam quan đền Quán Thánh. Ảnh: Firmin-André Salles.
 
Trên đê Cố Ngự
Nhớ chữ đồng tâm
Hỡi cô đội nón ba tầm
Có về Yên Phụ hôm rằm lại sang
         (Ca dao ngạn ngữ Hà Nội)
 
Mùa đông Hà Nội đẹp và lãng mạn. Đi trên đường Thanh Niên, trông ra hồ Tây mờ sương, cảm nhận mùa đông đến gần lắm.
 
Đường Thanh Niên tên cũ là đường Cổ Ngư, con đường lãng mạn nhất của Hà Nội. Có người đã gọi con đường này là “đường tình yêu”, nơi đã cất giấu bao nhiêu lời tự tình của trai gái Hà thành.
 

Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2022

NGÔI TRƯỜNG CÓ NHIỀU NHÂN VẬT NỔI TIẾNG TỪNG DẠY HỌC Ở HÀ NỘI – Tạ Thu Phong



Trong những năm 1930, trường Thăng Long trở thành trường có uy tín ở Hà Nội. Nhiều nhân vật nổi tiếng đã từng dạy học tại đây. 
Nằm ở đầu phố Ngõ Trạm giáp phố Phùng Hưng là ngôi trường nổi tiếng có từ lâu đời: trường tư thục Thăng Long.
 
Ban đầu trường Thăng Long không nằm ở đây. Khởi nguồn của trường này là Trường Tiểu học Thăng Long ở số 2 phố Takou (phố Hàng Cót). Trường do ông Phạm Hữu Ninh sáng lập vào năm 1928.
 
Trường tư thục Thăng Long. Nguồn: ththanglong.

Ông Phạm Hữu Ninh (1889-1966), người xã Phượng Vũ, huyện Thường Tín vốn là Thông phán Phủ Toàn quyền và từng được bầu làm Nghị viên dân biểu Bắc kỳ. Ông Ninh cũng là người quản lý các tờ Nông Công Thương báo, Phong Hóa tuần báo. Là người tâm huyết với giáo dục, năm 1928 ông Phạm Hữu Ninh xin nghỉ việc, cùng hai người bạn là Nguyễn Văn Tòng và Đào Thiện Ngôn lập ra Trường Tiểu học Tư thục Thăng Long ở số 2 phố Hàng Cót.
 

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2022

MÁI TÓC CỦA NGƯỜI HÀ NỘI XƯA – Tạ Thu Phong


Hà Nội chuyện xưa phố cũ
Tạ Thu Phong / Tri thức Trẻ BooksNXB Hà Nội

Thời xưa, ở Bắc kỳ, đàn ông hay phụ nữ đều để tóc dài và vấn khăn đầu. Đàn ông tóc búi tó như củ hành thấp dưới gáy.
Cái búi tóc “quốc túy” này đã trở thành biểu tượng của người nho nhã. Khi ở nhà, đàn ông thường để búi tóc trần. Lúc làm việc thì vấn rối hoặc vấn kiểu khăn đầu rìu. Nếu đi đâu cần lịch sự sang trọng thì chít khăn lượt hay nhiễu Tam giang. Khi vấn khăn tạo thành hình chữ “Nhân” hoặc “Nhất” trên trán. Người thị dân mặc áo sa trơn hoặc the thâm dài, quần trắng, đi giày Gia Định.
 

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2022

ĂN CHƠI TRÊN ĐẤT HÀ THÀNH XƯA – Tạ Thu Phong



Trước năm 1945, các quán cô đầu là chốn khách chơi thường tìm vui.

 
Khi buồn thuốc phiện, khi vui cô đầu
 
[…]
 
Hà thành kim tính khảo của Sở Cuồng Lê Dư cho biết trước đây phố Hòe Nhai có nhiều nhà ả đào. Nguyên do là có bà lão tên là Bá Ẩu rất giỏi nghề hát đã mở lớp dạy xướng ca, từ đó nơi đây trở thành xóm “Bình Khang”. Sau bao lần vật đổi sao dời, xóm ả đào dịch chuyển nơi khác không còn ở Hòe Nhai nữa.
 
Thời cực thịnh của nghề sênh phách là khi ca quán còn trên phố Hàng Giấy. Một buổi hát được gọi là một chầu. Người có “máu mặt” nhất trong các quan viên (cách xưng hô tôn kính chỉ khách đến nghe hát) được mời cầm chầu. Nói vậy chứ cầm roi chầu không hề đơn giản. Người cầm chầu phải biết khi nào đánh sơ cổ, tòng cổ, trung cổ và khi nào dùng các khổ song châu, liên châu, xuyên tâm… […]
 
Khi người Pháp vào Đông Dương, sự xâm thực ngày càng lớn của lối sống Tây Âu khiến giọng ca, tiếng đàn của hát ả đào dần lạc nhịp, không còn thuần khiết như xưa. Đào nương không còn chú tâm nắn nhịp phách, giọng ca sao cho hay, cho ngọt nữa.
 
Các quan viên không chỉ là văn nhân tài tử lịch lãm mà còn có những thanh niên Tây học, họ không chỉ đến nghe hát mà còn uống rượu và tìm vui. Sự biến đổi này đã xuất hiện thêm một loại người nữa bên cạnh ca nương, đó là cô đầu rượu.
 
Cô đầu rượu phần nhiều không biết hát. Nhưng họ biết cách búi tóc thật cao để khoe cái cổ trắng ngần và rất giỏi lả lơi ve vãn khách. Nhiệm vụ của cô đầu rượu là ngồi bên cạnh quan viên trò chuyện, quạt mát và hầu rượu. Có thể hình dung giống karaoke ôm hoặc hát ở tiệc rượu bây giờ vậy. […]
 
Không ít trường hợp tâm đầu ý hợp, khách xin cưới cô đầu làm vợ hoặc làm thiếp. Giá cả chuộc cô đầu theo thỏa thuận. Tàn cuộc rượu, nếu “quan viên” có nhu cầu ngủ lại thì cô đầu rượu chuẩn bị giường chiếu và dĩ nhiên một số cô đầu sẵn sàng lả lơi “lửa bén mặn nồng” để chiều khách.
 

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2022

VIỆC XỬ TRẢM NGÀY XƯA – Tạ Thu Phong

 
Hà Nội chuyện xưa phố cũ
Tạ Thu Phong / Tri thức Trẻ BooksNXB Hà Nội
 
Sách gồm 39 đoản văn biên khảo về các hoạt động của thành phố Hà Nội khoảng giữa thế kỷ 20 trở về trước, từ chuyện phố xá, chợ búa, quy hoạch thành phố, đến chuyện ăn, chuyện mặc, chuyện chơi… của người dân Hà thành.

                     VIỆC XỬ TRẢM NGÀY XƯA 
                                                                                Tạ Thu Phong
 
Thời phong kiến, một trong những cách thức hành hình tội nhân là chém đầu. Người được giao nhiệm vụ hành quyết là đao phủ.
Ở Việt Nam, đao phủ không sử dụng búa, rìu mà dùng thanh đao làm dụng cụ hành hình. Thanh đao dài ngót 1 mét, lưỡi to bản ở phần mũi và thuôn dần về tay cầm. Chuôi đao dài, đủ cho hai tay cầm, tận cùng là vòng khuyên có dây để quấn vào tay cho khỏi tuột.