BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Câu Chuyện Âm Nhạc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Câu Chuyện Âm Nhạc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 8 tháng 1, 2025

GIÀ ĐẦU CÒN MÊ NHẠC SẾN - Vũ Thế Thành



Năm tháng trôi qua, ở cái tuổi xem xi-nê không còn hào hứng đứng dậy vỗ tay nữa, tôi xoay qua nghe nhạc lãng mạn. Thời sinh viên ai chẳng uống cà phê nghe nhạc, mà nghe nhạc gì mới được. Phải là nhạc cổ điển, nhạc tiền chiến, nhạc trữ tình, lời lẽ ẩn dụ, êm ái như thơ… Cái goût nhạc ngon lành này đã vô tình (?) vạch ra một ranh giới mù mờ giữa cái gọi là nhạc “hàn lâm”, và phía kia là nhạc sến. Một đàng là của giới có học, thưởng thức điệu nghệ. Đàng kia của giới bình dân, lời lẽ giản dị, phơi bày, âm điệu dễ nghe, dễ hát, thường là điệu bolero, rumba, habanera…
 

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2025

CA SĨ LÊ UYÊN: “LÊ UYÊN VÀ PHƯƠNG CHƯA BAO GIỜ CHIA TAY” – Tạp chí Âm Nhạc



Cho dù là bao nhiêu năm, nhạc Việt vẫn không thể quên được ba cặp ca-nhạc-sĩ là Trịnh Công Sơn - Khánh Ly, Từ Công Phụng - Từ Dung và Lê Uyên - Phương. Mỗi cặp đôi chất chứa trong tâm hồn mình những giai điệu và nỗi niềm khác...

Mối dây liên kết của họ, gọi là tình yêu thì vẫn chưa đủ, mà như một định mệnh. Như Lê Uyên Phương, kể từ khi ông gặp cô tiểu thư Lâm Phúc Anh tại Đà Lạt, cuộc đời cả hai người đã xoay chuyển theo một chiều hướng không ai đoán định được. Ngày ấy, vì yêu âm nhạc của ông, cô tiểu thư ấy trốn nhà đi gặp ông, bất chấp ba mẹ cấm cản.
Sau này, ngay cả khi đã trở thành một cặp tình ca, hai người vẫn muốn mình là của nhau bằng mọi hình thức, và đó là lý do ông “cắt” nghệ danh Lê Uyên Phương của mình thành đôi: ông là Phương, còn Lâm Phúc Anh là Lê Uyên.

Cái tên Lê Uyên - Phương từ đó đi vào âm nhạc Việt Nam với giai điệu tình yêu mãnh liệt của ông và tiếng hát trầm khàn không ai thay thế được của bà.


Lê Uyên Phương mang trong người một căn bệnh, được phát hiện năm ông 27 tuổi, mà nhiều người vẫn tin rằng ông có thể ra đi sớm, chỉ có bà là không tin. Nhiều người nói, chính Lê Uyên đã khiến Phương có nhiều sáng tác để đời về tình yêu như thế, và chính tình yêu của Phương đã mang đến cho giọng hát Lê Uyên sự đặc biệt thế. Rời Việt Nam năm 1979, Lê Uyên nói, cuộc sống của bà tuy sau đó thay đổi hoàn toàn nhưng vẫn tràn đầy âm nhạc và tình yêu, như lý do hai người đến với nhau.

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2024

CÓ CON SÔNG HIỀN LƯƠNG CHẢY QUA MỖI SỐ PHẬN – Châu La Việt

Nỗi lòng thương nhớ suốt 35 năm của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ với con trai và mối tình đầu

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ và ca sĩ Tân Nhân 
(đôi vợ chồng lạc nhau trong chiến tranh và cách biệt hai miền giới tuyến)

“Hoài, đứa con trai đầu lòng yêu quý của ba” - Cho đến năm 1987 - nghĩa là 12 năm sau ngày Sài Gòn giải phóng, tôi mới nhận được lá thư đầu tiên ấy của ba tôi, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ từ Mỹ gửi về.
 
“Chối bỏ”. Từ ngữ ấy không hề có trong từ điển đời ba. Hoặc có chăng đi nữa, thì ba chưa bao giờ dùng nó. Ba chưa bao giờ chối bỏ con. Suốt 35 năm trời nay, con luôn ở trong ký ức của ba, trong trái tim của ba, trong tâm hồn của ba…”
 

NHỮNG BÓNG HỒNG GẮN BÓ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP ÂM NHẠC CỦA NHẠC SĨ PHÚ QUANG - Hạ Đan

Nổi tiếng là người hào hoa và đào hoa, nhạc sĩ Phú Quang gắn bó với nhiều phụ nữ cả trong tình yêu và công việc. Mỗi người đi qua đều ít nhiều để lại dấu vết trong tác phẩm của ông.

Nhạc sĩ Phú Quang và vợ Trịnh Anh Thư ( Ảnh sưu tầm)
      
1/      
Về cuộc sống riêng, nhạc sĩ Phú Quang có ba người vợ. Người đầu tiên là nghệ sĩ Kim Chung, người thứ hai là NSƯT Hồng Nhung và người cuối cùng là chị Trịnh Anh Thư, một cán bộ ngân hàng, người ngoại đạo duy nhất đối với nghệ thuật. Phú Quang có ba con, con gái đầu lòng là nghệ sĩ piano Trịnh Hương, đã kết hôn với nghệ sĩ violin Bùi Công Duy. Con gái thứ của ông tên là Giáng Hương và con trai út Phú Vương.

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2024

CA KHÚC “THƯƠNG VỀ MIỀN TRUNG” DO NHẠC SĨ DUY KHÁNH HAY NHẠC SĨ CHÂU KỲ SÁNG TÁC ? – Đàng Sa Long

 

“Thương về miền Trung” là một ca khúc nhạc vàng, được nhạc sĩ Duy Khánh soạn nhạc và lời, trình diễn vào năm 1962.
 
Quê của nhạc sĩ Duy Khánh không phải ở xứ Huế, tuy nhiên phần lớn tuổi thơ của ông đều học Trung học và lớn lên ở Huế. Chính vì thế, ông đã xem Huế như là quê hương thứ hai của mình. Vì thế, sau này khi ông vào Sài Gòn, ông đã viết một loạt ca khúc nhớ quê hương, như Ai ra xứ Huế, Thương về miền Trung, Trăm năm bến cũ, Bao giờ em quên, Sầu cố đô, Xin anh giữ trọn tình quê,..
 

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2024

NHẠC SĨ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG VÀ CA KHÚC "ĐÊM CUỐI CÙNG" - Huỳnh Duy Lộc


Ảnh:  Phạm Đình Chương với ca sĩ Khánh Ngọc.
 
Anh Phạm Thành, trưởng nam của nhạc sĩ Phạm Đình Chương, đã chép tiểu sử của ông: "Phạm Đình Chương sinh ngày 14 tháng 11 năm 1929 tại Bạch Mai, Hà Nội. Quê nội ông ở Hà Nội và quê ngoại ở Sơn Tây. Xuất thân trong một gia đình có truyền thống âm nhạc, cả hai thân sinh ra ông đều chơi nhạc cổ truyền. Thân phụ của nhạc sĩ Phạm Đình Chương là ông Phạm Đình Phụng. Người vợ đầu của ông Phụng sinh được 2 người con trai: Phạm Đình Sỹ và Phạm Đình Viêm. Phạm Đình Sỹ lập gia đình với nữ kịch sĩ Kiều Hạnh và có con gái là ca sĩ Mai Hương. Còn Phạm Đình Viêm là ca sĩ Hoài Trung của ban hợp ca Thăng Long. Người vợ sau của ông Phạm Đình Phụng có 3 người con: trưởng nữ là Phạm Thị Quang Thái, tức ca sĩ Thái Hằng, vợ nhạc sĩ Phạm Duy. Con trai thứ là nhạc sĩ Phạm Đình Chương và cô con gái út Phạm Thị Băng Thanh, tức ca sĩ Thái Thanh.
 

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2024

THƯ CA SĨ THANH MAI GỬI NHẠC SĨ QUỐC DŨNG – Đàng Sa Long



Đó là vào năm 1972, Mai được gặp anh ở nhà thầy của Mai là nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9. Anh gặp Mai lần đầu nhưng Mai đã thấy và biết anh trên truyền hình, bởi lúc đó anh đã là một nhạc sĩ trẻ, tài năng. Chú Nguyễn Ánh 9 đã đệm đàn cho Mai và anh hát chung để thử hai giọng hát có hợp nhau không? “Ai Đưa Em Về” ra đời từ đó, một sáng tác mới nhất của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 bay xa với hai tiếng hát lần đầu kết hợp và đây cũng là ca khúc đầu tiên hai anh em hát chung với nhau trên truyền hình. Ca khúc thứ hai, Mai còn nhớ là bài “Con Quỳ Lạy Chúa Trên Trời,” của nhạc sĩ Phạm Duy. Đây là hai ca khúc đầu tiên mà Mai và anh cùng hát với nhau.
 

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2024

NHẠC SĨ NGUYỄN TRUNG CANG, LINH HỒN BAN NHẠC PHƯỢNG HOÀNG – Câu Chuyện Âm Nhạc



Nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang sinh ra năm 1947 tại Long Thành, Biên Hòa. Ông là một trong những người tiên phong trong phong trào "Nhạc Trẻ" trước 1975, thể loại âm nhạc Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi nhạc Rock và Pop của Anh và Mỹ trong thập niên 60 và đầu thập niên 70. Cùng với nhạc sĩ Lê Hựu Hà, ông là người đồng sáng lập ban nhạc trẻ "Phượng Hoàng" vào năm 1970 và đảm nhiệm vai trò tay guitar điện chính cho ban nhạc.
 

Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2024

DANH CA LỆ THU – Theo Câu Chuyện Âm Nhạc



Sinh năm 1943 với tên thật là Bùi Thị Oanh, danh ca Lệ Thu đã nhanh chóng khẳng định vị trí của mình trong làng nhạc Việt. Bà là một trong những giọng ca vàng của nền tân nhạc Việt Nam với chất giọng ngọt ngào truyền cảm, đã thể hiện sống động hàng loạt ca khúc của các nhạc sĩ nổi tiếng như Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Đoàn Chuẩn. Tiếng hát của Lệ Thu gắn liền với nhiều giai điệu bất hủ, trở thành một phần ký ức của nhiều thế hệ người nghe nhạc Việt. Mỗi người một vẻ, mỗi người một chất giọng nhưng cả ba ca sĩ Khánh Ly, Thái Khanh, Lệ Thu thời đó đều sở hữu một sức hút đặc biệt.
 

Thứ Năm, 14 tháng 11, 2024

CA SĨ THANH LAN VÀ NHỮNG SCANDAL TÌNH ÁI CHƯA ĐƯỢC GIẢI MÃ - Theo Dòng Đời

Trước 1975, ở Sài Gòn, ca sĩ Thanh Lan nổi lên như một hiện tượng trong làng ca nhạc. Cô ca sĩ xuất thân từ trường Tây này không chỉ nổi tiếng trên sân khấu, trên phim ảnh mà còn nổi tiếng trên tình trường.


Khi mới vào nghề ca hát, Thanh Lan vốn là một cô gái xinh đẹp, giọng hát trong trẻo, phong cách rất Tây, đôi mắt gợi tình hồn nhiên, gương mặt nhí nhảnh nên được tặng biệt danh “Tiếng hát học trò”. Nhưng cũng vì sớm nổi tiếng, sớm thành người của công chúng nên Thanh Lan cũng sớm vướng những chuyện thị phi khó đỡ. Đúng là hồng nhan đa truân, tạo hóa đã sắp bày cho cô gái xinh đẹp, tài hoa này một số phận nghiệt ngã.
 

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2024

QUỐC DŨNG, NGƯỜI NHẠC SĨ TÀI HOA NHƯNG HÔN NHÂN ĐẦY SÓNG GIÓ - Câu Chuyện Âm Nhạc



Nhạc sĩ Quốc Dũng sinh năm 1951 tại Thái Lan, theo gia đình về Việt Nam năm 3 tuổi. Ông là người có năng khiếu nghệ thuật và bộc lộ tài năng từ bé: 11 tuổi viết bản nhạc không lời đầu tiên; 15 tuổi tốt nghiệp thủ khoa Nhạc pháp Tây Phương Trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn, về làm việc tại một đài truyền hình, chơi nhạc 'như sàng gạo'; 17 tuổi rời đài hoạt động độc lập và trình làng ca khúc đầu tay.
Nhạc sĩ Quốc Dũng là tác giả của nhiều ca khúc đình đám như: Bài ca Tết cho em, Điệp khúc mùa xuân, Biển mộng, Thư tình không gửi, Ru tôi giấc mộng, Trái tim tội lỗi, Kẻ đau tình, Chuyện hợp tan... Các sáng tác của Quốc Dũng đa dạng về phong cách, đẹp cả về ca từ và giai điệu, khẳng định sức sáng tạo dồi dào và tư duy âm nhạc tiên tiến, hiện đại.

CẶP ĐÔI ÂM NHẠC: QUỐC DŨNG & THANH MAI - Câu Chuyện Âm Nhạc



Năm 1971, khi nhạc sĩ Quốc Dũng 20 tuổi đã sáng tác một ca khúc mà sau đó đã rất nổi tiếng, đặc biệt là đạt giải Kim Khánh năm 1973, đó là bài “Mai”. Một năm sau, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đã kết nối Quốc Dũng với học trò của mình là ca sĩ Thanh Mai để trở thành đôi song ca nhạc trẻ rất được yêu thích một thời.  Họ song ca những ca khúc tươi trẻ của Quốc Dũng tự sáng tác như “Quê hương và mộng ước”, “Bên nhau ngày vui”.
 
Nhiều người cho rằng, "Mai" là ca khúc nhạc sĩ viết tặng Thanh Mai nhưng nữ ca sĩ cho biết 2 người quen nhau năm 1972 trong khi ca khúc ra đời năm 1971. Nhạc sĩ Quốc Dũng cho biết, thời điểm ông sáng tác "Mai" ông quen nhiều cô tên Mai và 1 người trong đó đã để lại cho ông niềm rung động để sáng tác thành ca khúc đã gắn liền với sự nghiệp của mình. Và trong ca khúc này, tình yêu không có hậu nên ông không muốn nhắc tới tên người đó.

"Mai! Anh đã quen em một ngày
 Anh đã yêu em một ngày
 Một tình yêu quá không may
 Mai! Anh nhớ môi em miệng cười
 Anh nhớ môi em ngọt lời
 Dù lời yêu thương chưa nói…"
 
“Chuyện tình khó quên” của nhạc sĩ Quốc Dũng có vương vấn với nhiều bóng hồng. Trong đó, có hai mỹ nhân nức danh tài sắc là ca sĩ Thanh Mai và ca sĩ Bảo Yến.
 
Ca sĩ Thanh Mai cũng là người “đặt hàng” và là người đầu tiên hát ca khúc “Cơn gió thoảng” của nhạc sĩ Quốc Dũng vào năm 1973. Nửa thế kỷ đã trôi qua, ca khúc “Cơn gió thoảng” tiếp tục bồi đắp rạo rực cho những “chuyện tình khó quên” khác ở những đôi lứa yêu nhau: “Ngày nào em đến, áo trắng ướt đẫm hơi sương chiều rơi/ Tưởng là phút vui, ôi như cơn mơ, nỗi đau nghẹn lời/ Buồn theo cơn gió, những cánh lá rơi, cuốn trôi về đâu/ Nắng đã chìm sâu, biết ta còn nhau/ Người còn đi mãi, biết có đến chốn không gian mù xa/ Một ngày thoáng qua, xin trong hư vô nhớ thương nhạt nhòa”.
 
                                                                      Câu Chuyện Âm Nhạc

Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2024

CA SĨ THÁI HIỀN - Câu Chuyện Âm Nhạc



Thái Hiền (tên đầy đủ là Phạm Thị Thái Hiền, sinh ngày 24 tháng 4 năm 1958) là một nữ ca sĩ Việt Nam tại hải ngoại, là người con thứ năm - đồng thời là trưởng nữ của nhạc sĩ Phạm Duy và ca sĩ Thái Hằng. Thái Hiền bước chập chững bước vào con đường nghệ thuật từ đầu những năm 70 dưới sự dìu dắt của bố.

Ca sĩ Thái Hiền người gốc Hà Nội nhưng lại sinh ra và lớn lên ở TP. HCM, cô bắt đầu con đường ca hát từ năm 13 tuổi với những bài Bé Ca mà nhạc sĩ Phạm Duy viết dành riêng cho con gái của mình.
Đến năm 1974, khi Julie rời The Dreamers sang Pháp thì Thái Hiền trở thành giọng nữ chính của ban nhạc. Và cô nhanh chóng trở thành một ngôi sao ở độ tuổi thiếu niên nhờ những bài Bé Ca, Nữ Ca và sau này là Thiền Ca, Đạo Ca được bố là nhạc sĩ Phạm Duy viết riêng cho giọng hát của mình.
Khi bắt đầu được yêu mến với Nữ ca, những bài hát cho tuổi mới lớn, là lúc cô rời Việt Nam theo cha.

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2024

NHẠC SĨ TUẤN KHANH CỦA “CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG” BÂY GIỜ RA SAO” - Câu Chuyện Âm Nhạc



Tuấn Khanh tên khai sinh là Trần Trọng Ngọc. Ông sinh ngày 10-12-1933 tại Nam Định. Vào năm 1950, gia đình ông về Hà Nội. Lúc ấy, Tuấn Khanh đã 17 tuổi. Mê âm nhạc từ nhỏ, Tuấn Khanh được người anh cả là Trần Trọng Tuấn dạy chơi violin. Sau đó, học thầy Nguyễn Văn Diệp (vốn là học sinh trường "Pháp quốc Viễn đông âm nhạc viện" từ năm 1927). Từ thầy Diệp, Tuấn Khanh lại được học thầy người Pháp tên là De Haut. Khi thầy về Pháp thì Tuấn Khanh lại được giới thiệu học thầy Rits. Tuy học violin nhưng Tuấn Khanh lại có cả giọng hát bẩm sinh khá hay. Nhân kỳ thi giọng hát hay do Đài Pháp - Á tổ chức năm 1953, Tuấn Khanh (khi ấy vẫn tên là Trần Trọng Ngọc hay Trần Ngọc) đã đăng ký thi và đoạt giải nhì sau nữ ca sĩ Thanh Hằng (sau này là ca sĩ Lệ Hằng), "Tà áo xanh" của Đoàn Chuẩn và cũng là người tạo cảm hứng để Đoàn Chuẩn viết "Chiếc lá cuối cùng" của ông.