BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Xuân Diệu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Xuân Diệu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 26 tháng 8, 2023

NHỮNG TƯ TƯỞNG NGHỆ THUẬT CỦA VĂN CAO - Xuân Diệu


         
 
Mặt trận tư tưởng, tinh thần, mặt trận văn hoá văn nghệ quả thật là xung yếu, tinh tế! Những tư tưởng Nhân văn-Giai phẩm luồn lách như chạch; không phải lúc nào nó cũng lộ liễu như trộn trấu, cát vào gạo cơm ta ăn, khiến ta biết ngay; mà có khi nó giấu tay rỏ thuốc độc vào những chai thuốc dán nhãn hiệu là "bổ". Văn Cao vào hạng có bàn tay bọc nhung như thế. Sự giả dối đã thành bản chất của Văn Cao, nên những cái lạc hậu, thoái hoá của Văn Cao cứ nghiễm nhiên mặc áo chân lý và tiến bộ. Cũng là một thứ văn thơ "giật gân", giật gân đến một độ rất nguy hiểm; thà cứ như cái thùng sắt tây Lê Đạt, thà cứ ngổ ngáo cao bồi như Trần Dần: dễ thấy; đằng này cứ như triết gia ban phát đạo lý nghìn đời; người nào đã biết thế nào là chân lý chân chính, đọc một số thơ và những bài văn, tựa của Văn Cao, có thể tức tối đến đau óc, bởi cái giả dối ở đây nó chằng chịt thật là khó gỡ, nó đã thành máu thịt của Văn Cao, nó nói cứ như thánh, và còn biết nhoẻn miệng cười duyên nữa!
 

Thứ Năm, 9 tháng 2, 2023

XUÂN DIỆU BÌNH THƠ HUY CẬN

Xuân Diệu có rất nhiều lời bình về thơ của Huy Cận. Vậy thì hãy đọc thử xem từ góc nhìn của người nghệ sĩ, họ đã cảm nhận như thế nào về thi phẩm của nhau nhé!
 

    KHI NHÀ THƠ NÓI VỀ NHÀ THƠ
                              Xuân Diệu - Huy Cận
 
“Chàng như không ở trong thời gian mà chỉ ở trong không gian; người ta muốn tưởng linh hồn Huy Cận là đám mây kia, là nỗi hắt hiu trong cõi trời, hơi gió nhớ thương…
 
Trong thơ Việt Nam, nghe bay dậy một tiếng địch buồn. Không phải sáo Thiên thai, không phải điệu ái tình, không phải lời Li Tao kể chuyện cái tôi, mà ấy là một bản ngậm ngùi dài: có phải tiếng đìu hiu của khóm trúc, bông lau, có phải niềm than vãn của bờ sông, bãi cát; có phải mặt trăng một mình đang cảm thương cũng các vì sao? Tiếng rền rĩ dịu êm sẽ vấn lấy ta như một dải lụa ôm ấp một vết đau; tiếng len thấm thía vào hồn ta như khí hậu của núi đèo; tiếng làm thành sương, đọng lại trên mắt ta…Thơ Huy Cận đó ư? Ai nhắc làm chi những nỗi thê thiết của ngàn đời, ai động đến cái lớp sầu dưới đáy hồn nhân thế. Những lời muôn năm than thầm trong lòng vạn vật, ai thuật lại mà não nuột lắm sao?

Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2022

XUÂN DIỆU, CHỦ SOÁI TRƯỜNG THƠ TÂN CON CÓC - Trần Mạnh Hảo.


Tác giả bài viết Trần Mạnh Hảo
 
Đầu những năm sáu mươi của thế kỷ trước, khi còn ngồi trên ghế nhà trường tập tọe làm thơ, chúng tôi thành khẩn thú nhận từng là đệ tử của trường thơ “tân con cóc” do thi sĩ Xuân Diệu làm chủ soái. Vì sao một thi hào từng có hai tập thơ lớn: “Thơ, thơ”“Gửi hương cho gió” trước 1945 nay lại lập ra trường phái thi ca không giống ai thế?
 
Từ bỏ dòng thơ lãng mạn, Xuân Diệu đi theo cách mạng, lên chiến khu Việt Bắc kháng chiến, được đảng cộng sản cải tạo thành con người mới, nên ông đã phải từ bỏ hai tập thơ lớn trên để được công nông hóa, giai cấp hóa, để được vào đảng. Hồi đầu kháng chiến, nhà văn Nguyễn Tuân, sám hối đến mức treo các tập tùy bút tuyệt vời của mình viết trước năm 1945 lên cây như treo một con dê cỏn (chữ của Hồ Xuân Hương) lên cành cây rồi dùng roi quất nát bét tác phẩm của mình để đẹp lòng đảng mà hóa thành người vô học, là con người lý tưởng của thời bần cố nông cai trị treo khẩu hiệu diệt trí thức.
 

Thứ Ba, 11 tháng 1, 2022

NHÀ THƠ XUÂN DIỆU “MA VỚI NHAU” - Minh Diện.


Nhà thơ Xuân Diệu

Cuối năm 1983, Công ty cao su Dầu Tiếng tổ chức Hội nghị tổng kết cuối năm. Năm ấy phân u-re được Liên Xô cấp, mủ cao su được Liên Xô bao tiêu, công ty này trở thành điển hình tiên tiến toàn ngành, nên tổ chức Hội nghị tổng kết to. Trưởng phòng thi đua - tuyên truyền Nguyễn Hữu Bằng lên Sài Gòn mời nhà báo, miệng bô bô: “Ngoài đánh chén, còn có một sấp vải  Seviot  may quần, một sấp vải KT may áo, một kg bột ngọt và một phong bì 50 đồng  nghe!”.  Món quà đó ngày ấy bằng hai tháng lương chuyên viên một của tôi, hơn nữa có tiền chưa chắc đã mua được vải Seviot, KT, bột ngọt theo tiêu chuẩn phân phối.
 

Thứ Bảy, 25 tháng 12, 2021

BÀI THƠ MẸ VIỆT NAM MUÔN ĐỜI - Thơ Xuân Diệu

“Bài Thơ Mẹ Việt Nam Muôn Đời” Xuân Diệu viết về Mẹ Việt Nam. Tác giả đã dùng hết những hình ảnh đẹp để miêu tả Mẹ. Nào là “bầu trời trong xanh, sông cũng long lanh”, “vào một buổi trưa lòng con sao cảm xúc”, “con là sáo mẹ là ngàn vạn gió, mẹ là trời con là hạt sương rung”. Bài thơ này in trong tập “Tập Dưới Sao Vàng” (1949). Đây là một bài thơ hay hiếm hoi của Xuân Diệu sáng tác sau 1945 và xuất bản công khai, không khô cỡ “ngói” như những bài thơ “cách mạng” khác của Xuân Diệu (không kể những bài thơ tình làm “chui” của ông)


  
              Xuân Diệu qua thư pháp Lê Vũ


BÀI THƠ MẸ VIỆT NAM MUÔN ĐỜI 

Nắng trong xanh, trời cũng trong xanh.
Mây bay, trái giỡn trên cành.
Một con chim cánh vàng như nắng
Bay qua thông còn hát thanh thanh.
 
Thông ngâm, sông cũng long lanh,
Nước non rất đỗi an lành,
Một buổi trưa của Mẹ hoa giam ríu rít
trong mành thời gian.
 
Trưa hôm nay lòng con sao cảm xúc!
Răng thánh tha như hai lượt phím đàn;
Bờ bên mắt lệ đầy như chẩy trút,
Vì vui, vì mừng, vì ngợi Việt Nam.
 
Trưa hôm nay con ngồi như trẻ nhỏ,
Giữa đáy trưa, trong lòng mẹ vô cùng.
Con là sáo, mẹ là ngàn vạn gió,
Mẹ là trời, con là hạt sương rung.
 
Sương uống mãi chẳng bao giờ hết sáng
Của trời cao chói lói mỗi triều ngày.
Sáo ca mãi lòng tre run choáng váng,
Gió vẫn đầy ngàn nội bốn phương bay.
 
Không nói được lời hương lên thỏ thẻ.
Không nói được trưa, không nói được ngày.
Không nói được lòng con tôn quý Mẹ,
Không nói được trời, không nói được mây.
 
Mẹ còn ngự mênh mông và diễm lệ,
Ánh linh lung soi đôi mắt dịu hiền.
Nước bông bống dỡn với trời se sẽ,
Canh la đà bên Mẹ vẫn làm duyên.
 
Núi cao ngất đứng hầu như trẻ nít,
Cuốn thân xanh dưới chân Mẹ biển nằm.
Sóng xếp nếp cảnh gia đình quấn quít,
Dờ con tầm hồi hộp mấy ngàn năm.
 
Miền Trung Bộ như vòng cung sắp bắn,
Dáng em Nam mềm mại chiếc chân giỏ,
Chị Bắc Bộ cánh quạt xoè tươi tắn:
Ba vẻ cùng biêng biếc một màu tơ.
 
Hồ sắc cốm hợp với đồng lá mạ,
Ao cá rô êm ả ngủ chờ sung,
Làng tre thầm điểm nhà vàng mái rạ:
Ôi những chiều quê, ôi những chiều hồng.
 
Quần xắn gối, chân nâu đi vặm vỡ;
Áo tứ thân hay theo nhịp gánh gồng;
Môi trầu thắm hạt na cười hớn hở;
Mẹ thái bình yêu những việc nhà nông.
 
Con chim hót, con bướm thì đập cánh,
Con cá bơi, con trâu lững lờ nhai,
Con nít chạy đuổi nhau cười nhí nhảnh,
Mẹ tươi vui ôm ấp cả trăm loài.
 
Việt Nam hỡi! ôi rừng vàng biển bạc!
Việt thanh thanh. Việt sắc sảo mặn mà,
Việt rộng mở như nụ cười nước Việt,
Việt muôn đời! con xin gửi bài ca.
 
                                    XUÂN DIỆU

Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2020

NHÀ THƠ XUÂN DIỆU TRONG “HỒI KÝ NGUYỄN ĐĂNG MẠNH”

Nguồn:
https://www.vinadia.org/hoi-ky-nguyen-dang-manh/xuan-dieu/
 

Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh

Có một hồi, người ta cứ đồn Xuân Diệu ái nam ái nữ. Không rõ hư thực thế nào. Rồi anh cưới Bạch Diệp. Ái nam ái nữ sao lại lấy vợ? Nhưng được mấy tháng, Bạch Diệp bỏ luôn. Vậy là sao?
 
Thực ra Xuân Diệu chỉ mắc chứng đồng tính luyến ái và bất lực trong quan hệ tình dục, chứ không ái nam ái nữ.
 
Hồi kháng chiến chống Pháp, tôi công tác với anh Lã Hữu Quỳnh ở Sở Giáo dục Liên khu Việt Bắc (Anh Quỳnh là một nhạc sĩ, sau 1954, về Hà Nội làm Hiệu phó trường nhạc trung cấp). Anh quê ở Bắc Giang. Trong thời gian kháng chiến, các văn nghệ sĩ đi công tác qua, thường ghé vào nhà anh ngủ nhờ. Một lần, Xuân Diệu và Trần Văn Cẩn vào ngủ nhờ. Nửa đêm, anh thấy Cẩn đùng đùng dậy chửi mắng Xuân Diệu thậm tệ.
 
Anh Xuân Tửu một lần cùng Xuân Diệu ở trong một đoàn văn nghệ sĩ đi thăm đảo Cô Tô. Chiều hôm trước họ nghỉ lại ở Móng Cái để hôm sau đáp tàu ra đảo. Xuân Tửu muốn tắm truồng nên một mình lang thang ra biển tìm chỗ vắng người. Nhưng rất phiền là cứ thấy Xuân Diệu lẽo đẽo đi đằng sau. Đi một chập, Xuân Diệu biết ý Xuân Tửu, nói: “muốn tắm truồng phải không? Thì cùng tắm”. Xuân Tửu mừng quá không phải vì được tắm, mà vì nhân dịp này, biết đích xác Xuân Diệu có ái nam ái nữ hay không. Anh giương mục kỉnh để nhìn cho rõ – Té ra rất đẹp! – Xuân Tửu nói với tôi như vậy.
 

Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2019

LẼ VÔ THƯỜNG TRONG THƠ TRANG TỬ, NGUYỄN BÍNH, XUÂN DIỆU… - La Thụy


  
                 “Học làm Trang Tử thiêu cơ nghiệp
              Khúc Cổ bồn ca gõ hát chơi”


  LẼ VÔ THƯỜNG
  TRONG THƠ TRANG TỬ, NGUYỄN BÍNH, XUÂN DIỆU…

Tình cờ lướt web, đọc bài Đạo Chích (chương 29, Trang Tử Nam Hoa Kinh), tôi cứ tủm tỉm cười. Trang Tử khá “độc” khi đem “vạn thế sư biểu” Khổng Tử của Nho giáo ra đùa cợt. Hình ảnh uy nghi, khẳng khái “uy vũ bất năng khuất” đâu chẳng thấy mà chỉ còn là hình ảnh lão già tầm thường run như cầy sấy trước hành động hung cuồng bạo ngược của Đạo Chích – kẻ bị cho là “đào tường khoét vách, lùa ngựa bò, bắt cóc vợ và con gái người ta, tham lợi tới quên cả thân thích, không đoái hoài tới cha mẹ anh em, không cúng giỗ tổ tiên”. Đạo Chích vừa mới cất vài lời “cường ngôn” phản bác màKhổng Tử vái hai vái rồi vội vàng chạy ra cửa, lên xe ba lần mới nắm được dây cương vì hoảng hốt, mắt không thấy rõ, mặt tái như tro tàn, ngồi dựa vào cái đòn ở trước xe, đầu cuối xuống, thở không ra hơi”. Trang Tử khéo giễu quá đi thôi! Đạo giáo cùng Nho giáo Tàu cũng “chỏi” nhau ra trò đó chứ!

Thứ Hai, 10 tháng 9, 2018

LAN MAN VỀ CÁC NHÀ THƠ HUY CẬN, XUÂN DIỆU, VƯƠNG BỘT... CÙNG CÁNH CÒ HAY CÁNH VỊT TRỜI - La Thụy


   

      LAN MAN VỀ CÁC NHÀ THƠ HUY CẬN, XUÂN DIỆU, 
      VƯƠNG BỘT... CÙNG CÁNH CÒ HAY CÁNH VỊT TRỜI

Rảnh, mình đọc bài Tràng Giang - thơ Huy Cận, lòng man mác cùng mây trời, hoàng hôn và chim chiều nghiêng cánh

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
                                              (Huy Cận)

Bất chợt liên tưởng mấy câu trong bài "Thơ Duyên" của Xuân Diệu

Mây biếc về đâu bay gấp gấp
Con cò trên ruộng cánh phân vân
                                 (Xuân Diệu)

Rồi lan man với lời bình thơ của Hoài Thanh:

“Từ cánh cò của Vương Bột lặng lẽ bay với ráng chiều đến con cò của Xuân Diệu không bay mà cánh phân vân, có sự cách biệt hơn một ngàn năm và hai thế giới”  (Thi nhân Việt Nam)

“Lạc hà dữ cô vụ tề phi
Thu thuỷ cộng trường thiên nhất sắc”
                                     (Vương Bột)


Ai đó đã dịch thành:

 (Chiếc cò cùng với ráng sa
 Sông thu cùng với trời xa một màu)

Và cứ thế lan man đến Đằng Vương Các Tự của Vương Bột. Ôi chao, cái ông thi sĩ thời Sơ Đường này, ông đã lưu dấu ấn lại trong truyện Kiều của Nguyễn Du qua một câu thơ điển tích thật hay:

“Duyên Đằng thuận nẻo gió đưa”
                                         (Kiều)

Và trong một câu thơ điển tích khác cũng thật hay của Tô Đông Pha:

Thời lai phong tống Đằng Vương Các

Hai câu thơ điển tích của hai nhà thơ lớn ấy bắt nguồn từ giai thoại:
"Con của vua Cao Tông nhà Đường bấy giờ làm Thái Sử ở Hàng Châu, được phong là Đằng Vương, có dựng một cái gác bên sông Tầm Dương gọi là Đằng Vương Các. Lúc Diêm Bá Dư ra giữ chức Đô Đốc Hàng Châu, đặt tiệc tại gác Đằng Vương để thết tân khách. Muốn khoe tài chàng rể, bảo làm trước một bài tự, rồi mời tất cả các nhà quyền quý, các mặc khách tao nhân xa gần đến dự; và yêu cầu mỗi người làm một bài tự ngay bữa tiệc.
Vương Bột lúc bấy giờ, tuổi vừa 15, 16. Hay tin ấy, nhưng vì đường xá xa xôi có mấy trăm dặm, không đến họp được, lấy làm tiếc. Một ông già khuyên chàng cứ sửa soạn thuyền buồm, tự nhiên sẽ có gió thổi. Quả nhiên đêm đó có gió lớn. Vương cho thuyền khởi hành, và hôm sau tới Đằng Vương các vừa kịp lúc vào tiệc. Và một cuộc thi tài văn học xảy ra, bài Đằng Vương Các Tự đã xuất sắc đoạt giải”

           

Bài tự "Đằng Vương Các" viết theo thể biền ngẫu, dùng nhiều chữ cầu kỳ, nhiều điển khó hiểu nhưng lời thì khá đẹp mà rất khó dịch. Trong bài, Vương Bột nhắc qua địa lý và nhân vật ở quận, nơi xây gác Đằng Vương, rồi tả chủ khách trong tiệc, phong cảnh chung quanh khi ngồi trong gác trông ra, sau cùng kể cảm tưởng của chính mình.

Cuối bài, có 8 câu tuyệt diệu, nhất là 4 câu cuối:

        Nhàn vân đàm ảnh nhật du du,
        Vật hoán tinh di, không độ thu?
        Các trung đế tử kim hà tại?
        Hạm ngoại trường giang không tự lưu.

    Nghĩa:

       Đầm nước mây vờn ngày tháng trôi,
       Mấy phen vật đổi với sao dời.
       Đằng Vương thuở trước giờ đâu tá?
       Sông lớn ngoài hiên luống chảy hoài.
                            (Tương Như dịch)

Trong văn nghiệp sáng rực của một cuộc đời ngắn ngủi, tác phẩm làm cho tên tuổi Vương Bột trở nên bất tử lại chỉ là hai câu thơ tả cảnh tuyệt bút, cùng một đoạn thơ tám câu ở cuối bài Đằng Vương Các Tự. Hai câu thơ tả cảnh tuyệt tác đó là:

“Lạc hà dữ cô vụ tề phi
Thu thuỷ cộng trường thiên nhất sắc”

Hai câu thơ tuyệt bút ấy lại bị người đời sau cho là thừa chữ "dữ", "cộng" ("dữ, cộng" cùng nghĩa “với”,“cùng”).  Nếu bỏ hai chữ này thì càng tuyệt hơn, vừa gọn vừa thanh thoát, lại nhất khí:

 Lạc hà cô vụ tề phi,
 Thu thủy trường thiên nhất sắc.

Lạc hà là ráng chiều buông xuống, cô vụ tề phi là con vịt trời cô đơn đang cùng bay. Thu thuỷ là sông nước mùa thu, trường thiên nhất sắc là trời rộng mênh mông, chỉ có một màu.
Con vịt trời cô đơn này không lẽ cũng là chú Uyên Ương gãy cánh của Kahlil Gibran đang trải mối sầu lẻ bóng vào ráng chiều ?
VỤ (鶩) trong từ  Hán Việt là con vịt trời (dã áp  野 鴨). Khổ một nỗi, các dịch giả Việt Nam đã chuyển ngữ “cô vụ” là “Chiếc cò, cánh cò cô lẻ” nên gây nhầm lẫn trong trí nhớ của một số người, khi họ đọc câu thơ Hán Việt theo hồi ức, thành “Lạc hà dữ cô LỘ tề phi”. Vì LỘ  là con cò (Lộ diệc vũ trùng trung chi nhất - Thơ Nguyễn Công Trứ).

Đằng Vương Các Tự là bài giới thiệu về Gác Đằng Vương, còn được gọi tắt là bài Đằng Vương Các.

Gọi như vậy để phân biệt với “bài thơ Đằng Vương Các”. Cái gọi là “bài thơ” Đằng Vương Các, thật ra chỉ là đoạn thơ cuối cùng trong bài Đằng Vương Các Tự. Tuy chỉ là một đoạn thơ, một bộ phận trong bài Đằng Vương Các Tự, nhưng 8 câu thơ cuối thật hay. Nếu tách riêng ra thì 8 câu thơ này là một bài thơ hoàn chỉnh. Vì vậy, nó được nhiều văn nhân thi sĩ tán dương và ngâm ngợi. Tám câu thơ cuối bài còn được đưa vào giảng dạy trong nhà trường và trở nên “bài thơ Đằng Vương Các” và cụm từ vật hoán tinh di ” (vật đổi sao dời) được sử sụng như thành ngữ. Mời thưởng thức!

ĐẰNG VƯƠNG CÁC

Đằng Vương cao các lâm giang chử
Bội ngọc minh loan bãi ca vũ
Họa đống triêu phi Nam phố vân
Châu liêm mộ quyển Tây Sơn vũ.

Nhàn vân đàm ảnh nhật du du,
Vật hoán tinh di kỷ độ thu
Các trung đế tử kim hà tại ?
Hạm ngoại Trường giang không tự lưu.

 DỊCH:

Gác Đằng cao ngất bãi sông thu,
Ngọc múa vàng gieo nay thấy đâu ?
Nam Phố mây mai quanh nóc vẽ,
Tây Sơn mưa tối, cuốn rèm châu

Đầm nước mây vờn ngày tháng trôi,
Mấy phen vật đổi với sao dời.
Con vua thuở trước giờ đâu tá ?
Sông lớn hoài hiên luống chảy hoài.

                        TƯƠNG NHƯ dịch

Lan man rồi lại lan man, nhưng cũng đến lúc hết lan man…

                                                                             La Thụy