BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoàng Hương Trang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoàng Hương Trang. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2020

SOI GƯƠNG UỐNG RƯỢU – Thơ Hoàng Hương Trang



Hồi tiền chiến lắm văn nghệ sĩ thích khoe say. (Có người không uống được rượu cũng khoe say.) Vũ Hoàng Chương “nhịp gõ hàm ca”, Nguyễn Vỹ say và lẫn lộn người với chó, Lưu Trọng Lư say với ca nhi, Tản Đà say với tri âm v,v... Nhưng hồi ấy tửu đồ toàn thị là nam tử, tôi chưa bắt gặp được người đẹp nào say sưa trong thi ca cổ điển và tiền chiến.

Sau 1954, Hoàng Hương Trang là một người đẹp, và là một người say dữ dội. Nói say dữ không phải nói ngoa, vì quả chưa thấy ai trong đám nam tử kể trên say mà hung tợn như Hoàng nữ sĩ. Nửa đêm trằn trọc, bà đào đất lấy ra hũ rượu nếp than, mang uống một mình, uống ngay trong đêm tối, không đèn không lửa, bà uống rượu say và chửi bới inh ỏi, chửi đời chửi người, rồi say vùi trượt ngã.

Hôm nay còn có ông Phạm Thiên Thư chẳng hạn. Gặp khó khăn trong tình yêu, ông rỉ rả, ông thẩn thờ, ông khe khẽ thốt ra những lời than nhẹ phới. Như thế nam phái vốn dịu dàng an phận hơn nữ phái chăng?! Ôi rắc rối

Hoàng Hương Trang có cả một tập thơ về chuyện say sưa: “Túy ca”. Khi thì “soi gương uống rượu”, khi thì “uống rượu trong mưa”, khi thì nhớ cố nhân mà uống rượu, khi thì mất ngủ mà uống rượu v..., uống đến say khướt.

Những trận say như thế nói chung là vì tình cả. Trước bà, dù tình duyên trắc trở đau khổ đến đầu người ta cũng chỉ than thở, có thể than thở rất mực não nuột như Tượng Phố, như Đông Hồ v.v..., nhưng bất khuất táo tợn thì không.

Tuy vậy muốn đem nguyên cái tâm lý thời đại, đem nét đặc điểm “hôm nay” ra mà cắt nghĩa thái độ của bà, e cũng không ổn đâu. Nhưng lao đầu làm chi vào những cái hóc búa ấy? cố gắng cắt nghĩa làm chi cho khốn khổ? Hãy lặng yên ghi nhận thêm một khía cạnh tâm hồn, lặng yên như người ta vẫn lặng yên trước một cảnh tượng thương tâm.

                                                          10/1986
                                                        Võ Phiến
              (Nguồn: Văn Học Miền Nam, Thơ / Nxb Văn Nghệ 1999)
*
Áng thơ kiệt tác “Soi Gương Uống Rượu” của nữ sĩ Hoàng Hương Trang, trong tập thơ “Túy Ca”. Thi phẩm này hẳn là bài mà cô Trang đắc ý nhất trong tập thơ “Túy Ca”, nên đã chọn ngâm bài thơ này khi lần đầu tham dự hội thơ Quỳnh Dao với sự góp mặt của thi sĩ Vũ Hoàng Chương, Bùi Khánh Đản, Đan Quế, Trùng Quang, v.v. . Vương Thanh cũng có dịch bài thơ này qua tiếng Anh trong tập thơ song ngữ “A Vietnamese Garden of Lyrics & Verse, Volume 1”.
Bài này tuy ngâm hơi nhanh, nhưng có lẽ vì cảm khái, nhưng do chính tác giả ngâm, không còn ai có tư cách ngâm hay hơn nữa.
Và sau đó thì cô Trang trong bữa tiệc này được những nhà thơ mời ngâm giùm tới tấp!
 
(Tưởng nhớ tiếng hát, giọng ngâm, và thơ của nữ sĩ Hoàng Hương Trang)
                                                                                     Vương Thanh

Thứ Hai, 14 tháng 12, 2020

GIÁM ĐỐC… HÀI !!! – Hoàng Hương Trang

 
Nhà văn Hoàng Hương Trang

 
Tèo và Tý là bạn nối khố, chí thân, cùng quê, cùng học một lớp từ mẫu giáo tới trung học cơ sở. Hai đứa không học lên cao nữa vì ở thôn quê không có trường cấp III, nhà lại nghèo, cày thuê, cấy mướn nên gia đình không lo nổi lên thành phố học trọ. Đành nghỉ ngang ở nhà chăn trâu mướn, cuốc đất, giăng câu, cũng kiếm được chút ít phụ cho cha mẹ.
 

Thứ Ba, 8 tháng 12, 2020

LẠI THÊM MỘT GIẢ THUYẾT MỚI TÌM MỘ QUANG TRUNG – Hoàng Hương Trang


Tượng vua Quang Trung
 
Từ giữa thế kỷ XX đến giờ đã có nhiều giả thuyết về mộ vua Quang Trung, do những nhà nghiên cứu sử, do những nhà nghiên cứu Huế, do câu hỏi: Mộ vua Quang Trung ở đâu? Tất cả cuộc tìm kiếm hơn nửa thế kỷ qua đều hướng về địa thế Thừa Thiên Huế và cũng chỉ hạn hẹp có chừng ấy thôi. Thật may mắn cho tôi, tuy không phải nhà nghiên cứu sử, cũng không phải nhà Huế học, nhưng tôi tự nhận mình là một người ngưỡng mộ vị Anh hùng dân tộc áo vải cờ đào.
 

Thứ Năm, 26 tháng 11, 2020

BÁNH VẼ, CHỖ ANH NGỒI, BÀI TÍNH SAI, GIAM THUYỀN, BIỂN VÀ CÁT – Thơ Hoàng Hương Trang


   

BÁNH VẼ
 
Mèo mẹ dắt mèo con dạo phố
Ngắm ngựa xe, lố nhố cửa nhà
Phố phường rộn rịp người ta
Bán buôn tấp nập thật là đông vui.
Mèo con bỗng đánh hơi thơm phức
Tự cửa hàng bánh mứt bay ra
Vội vàng vòi mẹ mua quà
Mẹ mèo dừng bước ngó qua tủ bày
Bánh giò, bánh nướng, bánh dầy
Bánh gai, bánh dẻo… xếp đầy bên trong
Con chọn mãi vẫn không vừa ý
Mẹ xoa đầu – con quý con yêu
Bánh nào con thích mẹ chiều
Hàng này quả thực có nhiều bánh ngon.
Mẹ ơi, bánh cỏn con nho nhỏ
Ăn nó vào chã bỏ bèn chi
Mẹ nhìn lên vách đằng kia
Bánh to hơn cả cái nia cái bồ
Mua bánh ấy khỏi lo mẹ ạ
Một chiếc thôi no đến cả đời
Mẹ cười – Con mẹ lầm rồi
Đó là bánh vẽ dối người đấy thôi
Hãy suy cho kỹ con ơi
Trót nhầm một phút, đi đời nhà ma!
 
 

Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2020

“ẤY VÀ MÌNH”, CÁCH GỌI NHAU CỦA PHỤ NỮ HUẾ - Hoàng Hương Trang



Cũng lạ cho cái xứ Huế của tôi, cái chi cũng khác hơn thiên hạ. Nắng thì nắng cháy da phỏng trán, mưa thì mưa thúi đất thúi đai, dầm dề không dứt. Vài ba năm lại một trận lụt, trận bão to đùng. Đường phố Gia Hội, nơi tôi ở, trở thành sông, đò chèo từ Bãi Dâu lên tới đường Trung Bộ (nay là Tô Hiến Thành). Nghe tới bão năm Thìn là ai cũng kinh hãi. Mùa lụt, người lớn lo đến sốt vó, không buôn bán làm ăn gì được, nhưng tụi con nít thì rất khoái lụt, rủ nhau đi lội chơi suốt buổi (vì lụt to được nghỉ học) lội lụt cho đã, đói bụng, về ăn cơm mắm cà, ăn vét đến thủng nồi.

Thứ Hai, 9 tháng 11, 2020

BÀN VỀ “ĐỌC LẠI NGƯỜI XƯA, BÀI 1”; THƠ VŨ HOÀNG CHƯƠNG – Châu Thạch

 

Thi sĩ Vũ Hoàng Chương

I - Sơ lược về nhà thơ Vũ Hoàng Chương:

Vũ Hoàng Chương (1916-1978) ở Nam Ðịnh, nguyên quán ông là làng Phù Ủng, huyện Đường Hào nay là huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên. 

Thi phẩm của Vũ Hoàng Chương được nổi tiếng nhất là tập Thơ Say (xuất-bản năm 1940). Sau tháng Tám 1945, nhà thơ họ Vũ đã cho ra đời thêm mấy tập thơ nữa là: Mây (1943), Rừng Phong (1954); một tập kịch thơ Vân Muội, Trương Chi, Hồng Diệp (1944). 

Sau năm 1954, nhà thơ di cư vào Nam, ông tiếp tục sáng tác không ngừng cho đến khi ông mất. Các tác phẩm giai đoạn này là các tập thơ Tâm Sự Kẻ Sang Tần (1961), Lửa Từ Bi (1963), Ta Đợi Em Từ 30 Năm (1970), Chúng Ta Mất Hết Chỉ Còn Nhau (1973)... Ông từng được vinh danh là "Thi bá" Việt Nam.

Sau 1975 bị bắt giam ở Chí Hòa, do bệnh nặng Ông mất ngày 6 tháng 9 năm 1976 tại Sài Gòn. 

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2020

BÀN THỜ NHÂN BẢN – Truyện ngắn Hoàng Hương Trang

 
          

                      Tác giả Hoàng Hương Trang 


Mấy người anh chị đã trưởng thành, đã có chồng, có vợ ra ở riêng. Chỉ còn người con trai út, cưới vợ sinh con, lo làm lụng để phụng dưỡng cha mẹ già yếu. Cha qua đời, rồi mẹ cũng qua đời. Anh Năm lo chăm sóc ngôi nhà vườn và bàn thờ cha mẹ rất chu đáo. Anh không hề so bì với các anh chị gần như khoán trắng cho anh cả, kể cả khi cha mẹ còn tại thế họ cũng không phụng dưỡng, họ bảo anh:

- Giàu út ăn, khó út chịu, thằng Năm đã hưởng nhà, vườn của cha mẹ thì phải lo nuôi cha mẹ.

Anh Năm cũng không phiền trách gì họ. Cứ lặng lẽ lo mọi chuyện. Cho đến khi cha mẹ lần lượt qua đời. Sau đám tang, họ họp nhau lại đòi chia gia tài. Lúc này anh Năm mới đưa ra một tờ di chúc của cha mẹ để lại. Trong di chúc cha mẹ cho anh Năm ở ngôi vườn, còn ngôi nhà làm nhà thờ để thờ tự tổ tiên, cấm con cháu không được bán. Ngôi vườn anh Năm lo trồng trọt kiếm chút lợi tức để lo hương khói cho ngôi từ đường. 

Thứ Bảy, 10 tháng 10, 2020

NHỮNG BÀI THƠ CUỐI ĐỜI CỦA THI SĨ VŨ HOÀNG CHƯƠNG: “ĐỌC LẠI NGƯỜI XƯA” – Hoàng Hương Trang

Năm 2012, La Thụy được chị Hoàng Hương Trang tặng TUYỂN TẬP THƠ VĂN XUÔI HOÀNG HƯƠNG TRANG, trong đó có in những bài thơ cuối cùng, là “di cảo do thi sĩ Vũ Hoàng Chương trao cho chị Hoàng Hương Trang giữ trước khi qua đời”. Những bài thơ này được in từ trang 398 đến trang 407 trong tuyển tập nêu trên. Xin giới thiệu cùng quý bạn đọc.




NHỮNG BÀI THƠ CUỐI ĐỜI CỦA THI SĨ VŨ HOÀNG CHƯƠNG: “ĐỌC LẠI NGƯỜI XƯA”
                                                                           Hoàng Hương Trang

Di cảo của Vũ Hoàng Chương (1975 – 1976), do Vũ Hoàng Chương trao cho Hoàng Hương Trang giữ trước khi qua đời, đây là công bố đầu tiên di cảo này, gồm 14 bài, trong đó có 1 bài thơ Tết vịnh Tranh Gà Lợn, 12 bài cùng 1 nhan đề “Đọc lại người xưa”, còn 1 bài ông làm trong tù gồm 12 câu, phải làm 6 lần, mỗi lần bà Đinh Thục Oanh vợ ông vào thăm nuôi, ông chỉ viết 2 câu trên mảnh giấy gói đồ, 6 lần vào thăm nuôi ghép lại mới hoàn chỉnh bài thơ, tuy nhiên bài ấy do bà Đinh Thục Oanh giữ và nay đã thất lạc, Hoàng Hương Trang chỉ nhớ vỏn vẹn 1 câu: “Tối về Khánh Hội sáng vô Chí Hòa” để chỉ những cuộc thăm nuôi của bà Đinh Thục Oanh vào thăm ở Chí Hòa, lặn lội cuốc bộ về tới Khánh Hội ở đậu nhà bà Đinh Hùng thì trời đã chiều tối. Nhưng bài thơ này cũng là ngoài 12 bài liền mạch “Đọc lại người xưa”.
Hoàng Hương Trang nay cũng ở gần cái tuổi 80 rồi, sợ không giữ được, nên xin công bố, in vào tuyển tập sau này để lưu giữ được lâu dài, làm tài liệu cho văn học sau này.

Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2020

CHIỀU TƯỞNG NHỚ- Thơ Hoàng Hương Trang, nhạc Lan Đài, ca sĩ Minh Châu, ca sĩ Lệ Thu trình bày


   


CHIỀU TƯỞNG NHỚ

Chiều đi lặng lẽ
Thương nhớ muôn bề
Khi người yêu đã chết
Nhạc thu chưa thấy về
Chiều buông mờ sương
Quạnh vắng phố phường
Khi người yêu đã chết
Nhạc tình sao luyến thương
Bàn tay đâu tìm không thấy nữa!
Bờ môi đâu, mắt đâu ôi tìm đâu!
Dấu chân anh xa vời vợi
Nghìn muôn xưa quên lãng rồi
Hồn chìm tưởng nhớ
Dòng thư xanh mờ
Hôn tình thư anh viết
Gửi em xưa đến giờ
Chiều đi lặng lẽ
Mộ chí hoa tàn
Ôi màu hoa tang trắng
Liệm tình em nát tan

Hoàng Hương Trang


VIDEO CLIP

1/
https://www.youtube.com/watch?v=bc06_Hs4p5E


       

            Thơ Hoàng Hương Trang - nhạc Lan Đài
            Tiếng hát: Minh Châu - nhạc đệm: Đinh Sinh Long


2/
https://www.youtube.com/watch?v=d-lrFP_CKrk&feature=emb_logo


      

              Thơ Hoàng Hương Trang - nhạc Lan Đài
              Tiếng hát: Lệ Thu

Thứ Năm, 1 tháng 10, 2020

NIỀM VUI BUỔI SÁNG - Truyện ngắn Hoàng Hương Trang

       
       

Tôi có thói quen từ thuở nhỏ là phải tìm cách tập thể dục hằng ngày để có sức khỏe. Lúc ấy còn ở Huế, tuổi tiểu học, tôi thích chạy bộ. Lên trung học, tôi thích nhiều bộ môn hơn, nào bơi lội trên sông Hương, bơi từ bến nhà tôi qua bên Cồn hái trộm vài quả bắp, vài trái ớt (gởi lời xin lỗi những vườn cây năm xưa đã từng bị tôi và các bạn hái trộm) rồi bơi về cười đùa ầm ĩ trên sông rất khoái chí. Mặc dù tôi không giỏi bơi lội, phải bơi bằng phao ruột xe hơi cho an toàn. Có khi là chèo thuyền lên tới chùa Thiên Mụ rồi chèo về, mỗi thuyền hai đứa, một đứa chèo đi, một đứa chèo về. Nếu bữa nào có tiền thì ghé khu vườn cạnh chùa Thiên Mụ ăn bánh bèo rồi mới chèo về.

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2020

GIỚI THIỆU 12 BÀI THƠ “ĐỌC LẠI NGƯỜI XƯA” CỦA THI SĨ VŨ HOÀNG CHƯƠNG - Trần Từ Mai

 

Đầu tháng 4 năm 1976, thi sĩ Vũ Hoàng Chương bị nhà cầm quyền bắt, đưa vào giam ở khám Chí Hoà. Một số thơ ông làm trong thời gian này (chẳng hạn bài Đường luật bát cú mở đầu bằng câu “Thấm thoắt vào đây tháng đã tròn”) đã được chuyển về cho gia đình và đã được phổ biến. Đầu tháng 9-1976, thấy sức khỏe của ông suy sụp, những người cầm quyền thả ông về để chết ở nhà.

Thứ Ba, 8 tháng 9, 2020

CHIỀU SAY NHỚ HOÀNG - Thơ Hoàng Hương Trang


   
                    “Cảm Đề Túy Ca,” thơ thủ bút của Vũ Hoàng Chương 
             viết tặng Hoàng Hương Trang, đề ngày 16 tháng 6 năm 1972


CHIỀU SAY NHỚ HOÀNG

Kính tặng thi sĩ Vũ Hoàng Chương nhân ngày giỗ thứ 30 – 14 tháng 8 Âm lịch 1976 – 2006

“Biết đâu Hoàng lại gặp Hoàng chiều nay!”(*)
Mới vừa dăm chén đã say
Trong men chếnh choáng nhớ ngày năm xưa
Bút gươm chém lệch đường thơ
Mực đau giấy ảo, kịch hờ thương
Mây Trả gươm cho gió nghiêng vai
Trả thơ cho mộng, trả ngày cho đêm
Kiều Thu, hề! Dẫm gót sen
Mười Hai Tháng Sáu trả men cho tình
Trời một phương, đất một mình
Cảm thông nhân thế cái tình phù du
Tài hoa hệ lụy sa mù Chén vui, hề!
Chén buồn xưa hiện về
Ơi Hoàng, nửa chén si mê
Ơi Hoàng, nửa chén vụng về trao tay
Rượu đây, hề! Ta cứ say
“Biết đâu Hoàng lại chiều nay gặp Hoàng!”

                  Chiều mưa Sài Gòn 10/10/2006
                            Hoàng Hương Trang

(*) Thơ Vũ Hoàng Chương tặng Hoàng Hương Trang cảm đề Túy Ca – 1972

Thứ Tư, 2 tháng 9, 2020

TRANH VẼ CỦA HỌA SĨ HOÀNG HƯƠNG TRANG (4)


       
                              Thiếu nữ và hoa (lụa)


       
                                    Múa đèn (lụa)


       
                                   Chim ơi bay đi (lụa)


       
                                      Tắm ao (lụa)


      
                                    Tiếng đàn (lụa)


   
                                 Chiều (1960, sơn dầu)


    
                 Đường Cường Để - Hội An 1958 (sơn dầu)



                               Sách và hoa (sơn dầu khổ 100x100)



                                           Ngọ môn Huế (lụa)



                                          Múa cung đình (lụa)



                                               Ca trù (lụa)



                                      Tranh gà (màu nước)

Thứ Hai, 31 tháng 8, 2020

THÊM MỘT TƯ LIỆU CHO CUỘC HÀNH TRÌNH ĐI TÌM LĂNG MỘ VUA QUANG TRUNG - Hoàng Hương Trang


                      
                                   Tác giả Hoàng Hương Trang

Từ trước đã có nhiều nhà nghiên cứu sử học đưa ra nhiều giả thuyết về nơi chôn cất vị anh hùng vĩ đại Nguyễn Huệ Quang Trung, nhưng chúng ta vẫn chưa tìm ra được cụ thể nơi nào là lăng tẩm của Người. Vừa rồi, nhân đọc một số tư liệu văn học xứ Thanh, tôi tình cờ bắt gặp một bài thơ lạ từ trước đến nay ít người đọc đến, chưa ai lưu tâm đến bài thơ này, nhưng lại là một bài thơ đặc biệt có nhắc đến nơi chôn cất vua Quang Trung. Tác giả bài thơ đã từng thấy linh cữu vị anh hùng áo vải cờ đào này một cách cụ thể, suy ra là chính tác giả đã từng tham dự trong đám tang này nên mới có bài thơ như thế.

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2020

THƯƠNG TIẾC BẠN THƠ HOÀNG VŨ ĐÔNG SƠN, NGHE HÁT QUAN HỌ Ở VĂN MIẾU, RƯỢU LẠNH, NHỐT NÚI, TIẾNG HÓT CHIM LỒNG... - Thơ Hoàng Hương Trang


    


THƯƠNG TIẾC
BẠN THƠ HOÀNG VŨ ĐÔNG SƠN
Tạ thế 19/8 Âm lịch (2014)

“Tháng giêng buồn…”(*) tháng tám cũng buồn
Giã từ cõi tạm, về nguồn hư vô
Tiếc thương thu tím lững lờ
Nước non chìm nổi đôi bờ thực hư
Bạn đi ta gửi lời thơ
Quyện trong hương khói ảo mờ bao la
Bạn rời cõi thế ta bà
Nguyện cầu yên ổn nơi xa vĩnh hằng.

Hoàng Hương Trang kính viếng
(*) Tháng giêng buồn đọc lại Lỗ Tấn: Tác phẩm của Hoàng Vũ Đông Sơn


NGHE HÁT QUAN HỌ Ở VĂN MIẾU
(Nhạc sĩ Quỳnh Hợp đã phổ nhạc và được giải thưởng âm nhạc VN 2004 – Hà Nội)

Áo tứ thân vui mùa trẩy hội
Nón thượng quai thao, tóc đuôi gà
Giọng bổng trầm quan họ ngân nga
Sân Văn Miếu, ngỡ Cầu Lim Nội Duệ

Hàng bia tiến sĩ im lặng thế!
Rùa đá khum lưng gánh thời gian
Hồn xưa khoa bảng soi nghiêng bóng
Đâu đó ngựa quan tiếp võng nàng

Cô gái hát câu quan họ lý
Mắt lúng liêng “Người ở đừng về…”
Giải yếm bắc cầu bao thế kỷ
Quan nghè ruỗi ngựa bái vinh quy

Xốn xang chiêng trống như ngày hội
Khăn lượt, áo the, yếm hoa đào
Bia đá mỉm cười, rùa vui bước
Giữa làn giai điệu tự thuở nao…

Cô gái cất cao lời thanh thoát
Phải chăng hồn đá cũng ngẩn ngơ
Hoa cỏ dịu dàng thơm bát ngát
Lời ca, bia đá, thật hay mơ?

(Hà Nội – 1998)

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2020

TRANH VẼ CỦA HỌA SĨ HOÀNG HƯƠNG TRANG (3)


          
                                 Lầu Hoàng Hạc (lụa)


         
                                Trên sông Hương (lụa)
 

      
                 Đường lên núi Bạch Mã (sơn dầu khổ 50x65)


                                  Bên bờ sông Hương (lụa)


                         Dấu tích vàng son (sơn dầu khổ 90x90)


                     Thiếu nữ Chăm đội nước (sơn dầu khổ 90x90)


                     Thả đèn trên sông Hương (sơn dầu khổ 90x90)


             Nhà sàn trên kênh rạch Sài Gòn (sơn dầu khổ 60x75)


                                        Êm đềm (lụa)

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2020

MỐI TÌNH QUÂN VƯƠNG DANG DỞ - Hoàng Hương Trang


   
            Nhà văn Hoàng Hương Trang


MỐI TÌNH QUÂN VƯƠNG DANG DỞ
                                            Giai thoại Huế

Nữ tướng Bùi Thị Xuân là một nữ tướng tài ba của nhà Tây Sơn, đánh trận rất giỏi, thường cưỡi voi ra trận. Chồng bà là Trần Quang Diệu cũng là một vị tướng tài của nhà Tây Sơn. Năm đó, bà đã có thai, vẫn nai nịt gọn gàng, lên mình voi đi đánh trận. Vì vậy bà sinh ra một bé gái nhỏ thó, yếu ớt, đặt tên là Trần Bích Xuân. 

Thứ Hai, 10 tháng 8, 2020

CHẮP TAY, NGHĨ VỀ CÂY, HỌC GỒNG, VỀ THĂM MỘ TỔ, SÔNG HƯƠNG, BỎ LẠI - Thơ Hoàng Hương Trang


    
             Nhà thơ Hoàng Hương Trang


CHẮP TAY

Chắp tay như búp sen hồng
Ngước lên tám cõi thấy lòng mênh mông
Chắp tay như đóa phù vân
Cúi đầu xin chuộc châu thân nợ nần
Chắp tay thầm niệm mấy lần
Bánh xa luân đó xin đừng quay nhanh
Chắp tay lòng ngát tinh anh
Hít vào hạnh ngộ, ngọt lành thở ra
Chắp tay nguyện chốn ta bà
Ba nghìn thế giới đều là chúng sinh
Chắp tay xin được an bình
Chắp tay cúi lạy, tim mình nở sen
Tận cùng từ chốn hạnh duyên
Đóa sen cúng Phật tâm nguyền ngát hương.

                                                            2010

Thứ Năm, 6 tháng 8, 2020

TRANH VẼ CỦA HỌA SĨ HOÀNG HƯƠNG TRANG (2)


        
                                          Hái sen (lụa)
   

                                                             Đánh đu (lụa)


                                                    Thiếu nữ Chăm (lụa)


                                              Chăn trâu (lụa)


                                              Chơi rồng rắn (lụa)
             

                                         Hội Lim Quan họ (lụa)
   

                                        Nhạc cung đình (lụa) 


          Học trò trường Huyện (thơ Nguyễn Bính) - Tranh minh họa (lụa)


          Múa (phác thảo lụa)

Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2020

ĐẶC SẢN LOÀI NGƯỜI - Hoàng Hương Trang


             
                    Nhà văn Hoàng Hương Trang


                 ĐẶC SẢN LOÀI NGƯỜI

Có thể nói tạo hóa ưu ái dành riêng cho loài người một thứ đặc sản mà không một giống loài nào có được, kể cả loài sống trên không, loài lội dưới nước hay loài ở trên mặt đất. Đó là đặc sản nụ cười! Chim chóc chỉ biết hót hoặc kêu, con hổ chỉ biết gầm, ngựa thì hý, dê kêu be be, bò thì rống, gà thì gáy, chó thì sủa, chó sói thì tru, mèo thì kêu, ve gào mùa hạ, rắn, rết, cá không kêu, ếch nhái cũng chỉ phát ra tiếng kêu đêm đêm, loài khôn ngoan như linh trưởng, khỉ, dã nhân cũng không biết cười như con người, các loài cá ngoài biển khơi đôi khi có tiếng phát ra đơn điệu để gọi nhau, đa số im lặng, tuyệt đối không cười bao giờ.