(Đôi
dòng cảm nhận khi đọc HỒN QUÊ của nhà thơ Đặng Xuân Xuyến)
Khi trên đầu đã 2 thứ tóc, đã sống đủ dài, đã trải
nghiệm đủ lao đao lận đận, đã biết thế nào là “lên voi xuống chó”... đáng lẽ phải cố quên, cố buông bỏ, thi tôi lại
cứ nghĩ nhiều về sự sống. Chả phải là vì còn nuối tiếc điều gì, mà chỉ là vì những
mảng dĩ vãng không mời mà cứ ùn ùn đến...
BÂNG KHUÂNG
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trần Thị Hồng Châu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trần Thị Hồng Châu. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 18 tháng 8, 2021
Thứ Hai, 16 tháng 11, 2020
TÌM TÂM Ý TRONG THƠ - “Cảm nhận khi đọc bài thơ Hoa Nhài của nhà thơ Đặng Xuân Xuyến”, Trần Thị Hồng Châu
Để cảm nhận được TÂM Ý mà tác giả muốn gửi gắm vào thơ
thật không hề dễ chút nào! Rõ ràng mình vừa nhận ra ý bài thơ là thế này, định
chia sẻ với bạn đọc. Vậy mà khi đọc được những cảm nhận của mọi người thì lại
ra ý khác. Nhiều cảm nhận đâu có phải là lèng èng. Nó là của những nhà thơ, nhà
văn, nhà bình luận... Cảm nhận của họ đã làm cho bài thơ được cất cánh, làm cho
bạn đọc hiểu sâu thêm về mọi khía cạnh chìm, nổi trong bài thơ. Lý lẽ của họ có
sức thuyết phục được rất nhiều bạn đọc và xoay chuyển được cả cảm nhận chớp
nhoáng của tôi về bài thơ đang định vung ra, lại đành thu hồi, hạ bút...
Vì điều này mà tôi không những chỉ mê đọc thơ mà còn rất rất ghiền đọc tất cả những câu COM, bài BÌNH, bàì CẢM... cho thơ. Không những để tôi hiểu sâu hơn về bài thơ, mà còn cân, đo, đong, đếm xem bản thân còn sức cảm thụ được bao nhiêu.
Thứ Tư, 14 tháng 10, 2020
“KHỜ ĐẾN THẾ LÀ CÙNG” CẢM NHẬN KHI ĐỌC “VIẾT CHO KHỜ” CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN - Trần Thị Hồng Châu
Tác
giả bài viết Trần Thị Hồng Châu
Chúng ta đang sống trong thời đại 4.0 mà người ta xem
chữ TÌNH nhẹ phều.
Người ta có thể thay người yêu như thay áo, có thể đem
chuyện tình cảm ra mua bán, giao dịch, đổi chác... Bữa nay quấn quýt anh anh em
em, ngày mai đã quay phắt lạnh như tiền, gọi nhau thằng này con kia... Thế nên
chuyện TÌNH "Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng" mà Cụ Nguyễn Du nói đến
cách nay mấy trăm năm đã xưa lắm rồi, đã dần khan hiếm lắm rồi! Nếu có người vì
tình còn vương, còn vấn, còn tiếc, còn nuối, sẽ bị người ta cho là ĐIÊN, là
KHÙNG mà nhà thơ Đặng Xuân Xuyến lại có hẳn một bài thơ VIẾT CHO KHỜ về sự
“điên”, “khùng” ấy với những vấn vương, tiếc nuối.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)