BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn GIAI THOẠI. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn GIAI THOẠI. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 4 tháng 10, 2023

TIỂU THƯ CON QUAN VIỆT NAM ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ BỊ ĐUỔI HỌC LÀ AI? - Đông Anh

Là con quan Phủ Doãn Thừa Thiên, bà Nguyễn Thị Thiếu Anh là tiểu thư đầu tiên ở Huế biết đi xe đạp, cũng là tiểu thư con quan hiếm hoi bị đuổi học vì không chấp nhận bị cô giáo Pháp miệt thị.
 
Nguyễn Thị Thiếu Anh thời học sinh Đồng Khánh, Huế.

Nguyễn Thị Thiếu Anh sinh năm 1921 tại phủ Anh Sơn, Nghệ An, quê xã Sơn Hoà, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh. Bà là con gái cụ Hoàng Giáp Nguyễn Khắc Niêm đương chức Phủ doãn Thừa Thiên - kinh đô Huế.

Từ khi còn là một cô nữ sinh Đồng Khánh, Nguyễn Thị Thiếu Anh đã nổi tiếng là cô gái đầu tiên trong kinh thành Huế dám đi xe đạp khắp kinh thành. Nguyên do của việc này bởi vốn học giỏi văn, cô học trò tuổi mới 15 lúc ấy đã tự nguyện tham gia vào ‘học sinh văn đoàn’, vừa chịu trách nhiệm biên tập vừa lo công việc quản trị tờ báo phải chạy ‘phát hành’ và giao dịch nên phải tập đi xe mới đủ thời gian. Và người cổ vũ động viên cô gái tập đi xe ấy chính là người anh ruột - Nguyễn Khắc Viện, một nhà văn, nhà báo, nhà văn hoá, bác sĩ nổi tiếng không chỉ ở ta mà cả ở Pháp.

Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2022

ĐỌC ĐỖ TRUNG QUÂN, “BÀI THƠ TẶNG CỤ KHÁNH THỊ PHƯỢNG” - Châu Thạch


Cụ bà Khánh Thị Phượng
 
 
Mẹ bỏ sau lưng thời con gái
Vân tưởng y thường hoa tưởng Dung*
Lời ru mẹ hoá thành Khánh ngọc
Ngân Nga vang mãi đến vô cùng
Trâm Anh tuổi mẹ màu mây trắng
Còn mãi môi cười như nét Xuân.              

                         Đỗ Trung Quân
 
(*) Thanh bình điệu – Lý Bạch

 
ĐỌC ĐỖ TRUNG QUÂN, “BÀI THƠ TẶNG CỤ KHÁNH THỊ PHƯỢNG”
                                                                                      Châu Thạch
  
Đã lâu lắm rồi, tôi muốn viết về một bà mẹ nhân hậu, là nhạc mẫu của người bạn rất thân với tôi. Bạn tôi tên Lê Văn Thiêm. Bà cụ cũng là ân nhân của chúng tôi, những thư sinh đi học xa nhà một thời trai trẻ. Thế nhưng, dầu đã nhiều lần ngồi trước máy tính, tôi vẫn chưa viết được, vi cảm thấy chữ nghĩa của mình không đủ để nói hết những gì trong lòng mình muốn nói. Hôm nay đọc được bài thơ của Đỗ Trung Quân, bài thơ của một nhà thơ danh tiếng, viết để tặng nhân ngày con cháu mừng đại thọ bách niên của cụ, đã cho thêm tôi cơ hội để phải viết hôm nay về một con người bác ái, đã cưu mang chúng tôi trong nhiều năm tháng.
 

Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2022

CÔ “BẮC KỲ NHO NHỎ” BÂY GIỜ RA SAO? - Diệp Hoàng Mai



Thuyết phục mãi, chị Hoàng Thị Kim Oanh – nguyên mẫu trong bài thơ “Cô Bắc kỳ nho nhỏ” của nhà thơ quá cố Nguyễn Tất Nhiên – mới đồng ý chia sẻ với tôi những hoài niệm tuổi học trò… Chị kể khi xưa chị hiền lành, nhưng không khờ khạo đến mức, không biết có nhiều cây si trước ngõ nhà mình. Nhưng điều đó, chỉ khiến chị mỗi lúc một ngại ngùng giao tiếp. Dần dà, chị sống khép kín tựa cô chim non trong chiếc lồng son. Ba mẹ của chị đông con, nhưng các con của ông bà rất thuận hòa, hết lòng yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Với suy nghĩ non nớt lúc bấy giờ, như vậy đã quá đủ cho cuộc sống riêng của chị.
 

Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2022

CHẮC LÀ CHUYỆN GIAI THOẠI - Đặng Xuân Xuyến


Tác giả Đặng Xuân Xuyến

Lâu rồi, đọc trên facebook, nhà văn Nguyễn Quang Vinh kể chuyện đợt xét kết nạp Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam lần đầu tổ chức tại Văn Miếu. Sau khi có kết quả bỏ phiếu, nhà thơ Trần Đăng Khoa rón rén vào nhà vệ sinh điện thoại báo cho nhà văn Nguyễn Quang Vinh biết ông vừa được xét kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam, giọng nhà thơ thần đồng cứ lào thào rỏn rẻn vì sợ ông Hữu Thỉnh (Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam lúc bấy giờ) đang đứng đái gần đấy mà "nghe được thì chết.". Tôi cười, nghĩ chắc nhà văn Nguyễn Quang Vinh viết giai thoại giỡn vui chứ chuyện đấy thì đâu đến nỗi nhà thơ Trần Đăng Khoa phải rón rén rỏn rẻn vậy.

Thứ Ba, 22 tháng 2, 2022

NHỮNG CÂU ĐỐI THÚ VỊ TIẾNG ANH - Đỗ Chiêu Đức


TÂN NIÊN KHOÁI LẠC


Mừng năm mới, vui Xuân đón Tết, tất cả mọi người đều chúc nhau NĂM MỚI VUI VẺ; chữ Nho là TÂN NIÊN KHOÁI LẠC 新年快樂 ! Âm Quan Thoại là "XIN-NIÁN KUÀI-LÈ", ngày xưa Chợ Lớn là thế giới của người Quảng Đông nên Tết đến là khắp nơi đều nghe tiếng chúc nhau "Cống-hỉ fat-xồi !" là CUNG HỈ PHÁT TÀI 恭喜發財! là lời chúc của giới thương buôn luôn luôn lấy lợi nhuận làm đầu, nên họ rất thực tế, mừng năm mới thì cứ "Chúc nhau Phát tài!". Còn bây giờ ở xứ Huê-Kỳ nầy thì cái gì cũng HAPPY: Hết Happy Hallowing, rồi Happy Thanksgiving, bây giờ thì tới HAPPY NEW YEAR !

XUÂN TIẾT KHOÁI LẠC
 

Chủ Nhật, 21 tháng 11, 2021

GIAI THOẠI VĂN CHƯƠNG: THI TIÊN LÝ BẠCH (701-762) – Đỗ Chiêu Đức



Truyện kể, vào triều đại của Huyền Tôn hoàng đế đời Đường, có một tài tử họ Lý , tên Bạch , tự là Thái Bạch 太白, người đất Cẩm Châu (Tứ Xuyên), vốn là cháu 9 đời của Tây Lương Võ Chiêu Hưng Thánh Hoàng Đế Lý Hạo. Bà mẹ của Lý nằm mơ thấy sao Trường Canh rơi vào bụng mà sanh ra Lý; vì sao Trường Canh là Thái Bạch Kim Tinh, nên mới lấy tên Bạch và tự là Thái Bạch để đặt cho Lý. Lý sinh ra vốn đã mi thanh mục tú, cốt cách phi phàm; Mười tuổi đã làu thông kinh sử, xuất khẩu thành thơ, mọi người đều ca ngợi và xưng tụng là thần tiên giáng thế, nên mới đặt cho cái ngoại hiệu là Lý Trích Tiên 李謫仙 (Là tiên trên trời được trích giáng xuống trần gian). Có thơ của Thi Thánh Đỗ Phủ chứng thực:          

昔年有狂客,  Tích niên hữu cuồng khách,                   
號爾謫仙人。  Hiệu nhĩ trích tiên nhân.              
筆落驚風雨,  Bút lạc kinh phong vũ,                  
詩成泣鬼神!  Thi thành khấp qủi thần !

Có nghĩa:              

Năm xưa có khách ngông cuồng,                
Xưng là trời giáng xuống trần Trích Tiên.                
Huơ bút mưa gió kinh thiên,               
Thơ thành thần thánh qủi tiên cũng gờm !

Chủ Nhật, 7 tháng 11, 2021

PHẠM CÔNG THIỆN VS NGUYÊN SA

Nguồn:
http://nhilinhblog.blogspot.com/2012/06/pham-cong-thien-vs-nguyen-sa.html


Phạm Công Thiện


Phạm Công Thiện trả lời loạt bài của ông Lê Hải Vân về Trường hợp Phạm Công Thiện đăng liên tục vô tận trong nhật báo Độc Lập từ hạ tuần tháng 5 năm 1970.
 
(Xin lỗi độc giả Tư Tưởng về bức thư nầy và xin hãy xem bức thư này như là một việc đáng lẽ không nên làm ở đây.)
 
                                                                              Phạm Công Thiện
 

Thứ Ba, 26 tháng 10, 2021

HOA HẬU ĐẦU TIÊN CỦA MIỀN NAM & CÂU THƠ "CÒN 2 CON MẮT KHÓC NGƯỜI 1 CON" CỦA BÙI GIÁNG – Đông Kha

Nguồn:
https://nhacxua.vn/hoa-hau-dau-tien-cua-mien-nam-va-cau-tho-con-2-con-mat-khoc-nguoi-1-con-cua-bui-giang/



Trong bài hát “Con Mắt Còn Lại” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, có câu hát: Còn hai con mắt khóc người một con...
 
Nhiều người cho rằng bài hát này được Trịnh Công Sơn được dựa theo 1 câu thơ trong bài thơ Mắt Buồn” của thi sĩ Bùi Giáng. Khi nghe bài hát “Con Mắt Còn Lại”, ai cũng hiểu nội dung của bài hát nói rằng có 2 con mắt, dùng 1 con mắt để khóc người, còn con mắt còn lại thì “nhìn cuộc đời tôi…”“nhìn cuộc tình phai…”
 
Tuy nhiên, nội dung gốc của câu thơ “còn hai con mắt khóc người một con” của Bùi Giáng có phải có ý nghĩa như vậy hay không?
Thực ra, ý nghĩa của câu thơ Bùi Giáng không phải là “tâm thần phân liệt” như vậy, mà “Còn hai con mắt khóc người một con” tức là Bùi Giáng đã dùng cả hai con mắt để khóc cho người đẹp đã có một đứa con, là “gái một con trông mòn con mắt”.
 

Thứ Hai, 31 tháng 5, 2021

MỘT MẢNH TÌNH CHUNG THỦY - Ngô Viết Trọng




“Khô héo lá gan cây đỉnh Ngự,
Đầy vơi giọt lệ nước sông Hương
Quê người đành gởi thân trăm tuổi
Cuộc thế mong gì nợ bốn phương!”
                          (Thượng Tân Thị)
 
Mùa hè năm 1914 vua Duy Tân lại ra nghỉ mát ở Cửa Tùng. Lần này triều đình chỉ định quan thượng thư Bộ Học kiêm Cơ Mật Viện đại thần Hồ Đắc Trung theo hầu ngự. Năm này vua cũng vừa bước lên tuổi mười bốn. Hai hôm trước khi đi, vua nói với ông Trung:
- Năm nào đi nghỉ mát tôi cũng tắm, cũng bơi, cũng nằm phơi nắng trên cát một mình thật buồn tẻ quá. Nghe nói thầy có mấy người con trai cũng đang nghỉ hè, bảo họ đi chơi với tôi cho có bạn được không?
Ông Trung ngập ngừng:
- Đa tạ hoàng thượng đã chiếu cố đến đám trẻ của hạ thần. Chỉ sợ chúng quê mùa dốt nát chưa thông lễ nghĩa lỡ xúc phạm oai trời hạ thần lại mang tội.
- Thầy ngại cho con ra tắm biển có thể gặp chuyện nguy hiểm chứ gì? Chắc thầy chưa rõ Cửa Tùng là một bãi biển đẹp, mát mẻ và yên bình nhất ở Trung Kỳ? Người Pháp vẫn mệnh danh Cửa Tùng là Nữ hoàng của những bãi tắm (La Reine des plages) mà! Tắm và nghỉ ngơi ở đó tốt cho sức khỏe lắm. Thầy yên chí đi!
- Vậy xin phép hoàng thượng cho hai con trai của hạ thần là Hồ Đắc Điềm và Hồ Đắc Di cùng đi cho vui. Nếu chúng vụng về sơ sót điều gì xin hoàng thượng lượng thứ.
- Không sao. Điềm với Di chắc xuýt soát tuổi tôi?
- Tâu vâng, chúng chỉ trội hơn hoàng thượng một hai tuổi!
- Quá tốt! Kế Điềm với Di còn người nào nữa không?
- Tâu, còn hai đứa. Nhưng lại đều là con gái.
- Chắc các em đều còn nhỏ?
- Tâu vâng. Một lên mười, một mười hai.
- Như vậy đâu còn nhỏ lắm? Thầy nên cho hai em đi chơi luôn để hai em vui chứ! Mọi thứ cần thiết tôi sẽ cho người lo giúp, thầy khỏi bận tâm.
- Tạ ơn hoàng thượng!
 

Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2020

NHỮNG GIAI THOẠI NGÔNG CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ - Tống Hoa

Nguyễn Công Trứ là nhân vật kiệt xuất trong lịch sử Việt Nam, nổi tiếng là vị quan thanh liêm, tài trí hơn người nhưng có lối sống tự do.

                                     Chân dung Nguyễn Công Trứ.


NHỮNG GIAI THOẠI NGÔNG CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ

Nguyễn Công Trứ tên tục là Củng, tự là Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu là Hy Văn, sinh ngày 1/11 năm Mậu Tuất (1788) người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Theo một số tài liệu, ông sinh ở Quỳnh Côi, Quỳnh Phụ, Thái Bình.

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2020

MỐI TÌNH QUÂN VƯƠNG DANG DỞ - Hoàng Hương Trang


   
            Nhà văn Hoàng Hương Trang


MỐI TÌNH QUÂN VƯƠNG DANG DỞ
                                            Giai thoại Huế

Nữ tướng Bùi Thị Xuân là một nữ tướng tài ba của nhà Tây Sơn, đánh trận rất giỏi, thường cưỡi voi ra trận. Chồng bà là Trần Quang Diệu cũng là một vị tướng tài của nhà Tây Sơn. Năm đó, bà đã có thai, vẫn nai nịt gọn gàng, lên mình voi đi đánh trận. Vì vậy bà sinh ra một bé gái nhỏ thó, yếu ớt, đặt tên là Trần Bích Xuân. 

Thứ Bảy, 8 tháng 8, 2020

GIAI THOẠI VĂN CHƯƠNG: THI NÔ GIẢ ĐẢO - Đỗ Chiêu Đức

Đời Đường có những tài thơ được xưng tụng là : Thi Tiên Lý Bạch, Thi Thánh Đỗ Phủ, Thi Phật Vương Duy, Thi Quỉ Lý Hạ, Thi Thiên Tử Vương Chi Hoán... nhưng riêng Giả Đảo lại có biệt danh là Thi Nô (Nô Lệ Của Thơ). Sao lạ lùng vậy ? Mời quý bạn đọc bài viết của học giả Đỗ Chiêu Đức.

                     Ã„á»— Chiêu Đức
                                          Học giả Đỗ Chiêu Đức


GIAI THOẠI VĂN CHƯƠNG: THI NÔ GIẢ ĐẢO

Lưỡng cú tam niên đắc,
两句三年得,                                      
Nhất ngâm song lệ lưu. 一吟双淚流.

Hai câu thơ trên có nghĩa :

“Ba năm làm được hai câu,
Ngâm lên một tiếng lệ châu hai hàng”.

Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2020

MINH OAN CHO GIAI THOẠI “TRUYỆN TÌNH TRẦN KHẮC CHUNG VÀ HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA” - Hoàng Hương Trang




MINH OAN CHO GIAI THOẠI TRUYỆN TÌNH TRẦN KHẮC CHUNG VÀ HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA

Từ xưa đa số người Việt mặc nhiên cho rằng Trần Khắc Chung và Huyền Trân công chúa là một mối tình. Họ kể truyền miệng đời này qua đời khác thành ra vô tình đã “Đóng Đinh” đó là một mối tình như có thực. Chính tôi từ mấy chục năm qua cũng tin như vậy. Cứ cho là trước khi đi làm vợ vua Chiêm Chế Mân, Huyền Trân công chúa đã có ý tình dang díu với Trần Khắc Chung, nên khi Chế Mân chết, vua Trần sai Khắc Chung đi cứu con gái khỏi bị hỏa thiêu chết theo chồng theo phong tục của hoàng gia Chiêm Thành, thì hai người “Tình cũ” lại được “tái hợp”, cuộc cứu hộ công chúa thành công và hai người lênh đênh trên biển một thời gian khá dài có đến hàng năm, mới về tới Thăng Long.

Thứ Hai, 3 tháng 9, 2018

GIAI THOẠI CHƯA KỂ VỀ NGUYỄN KHUYẾN - Vũ Tiến Đức

https://kienthuc.net.vn/tham-cung/giai-thoai-chua-ke-ve-nguyen-khuyen-315970.html  

     
              Tranh vẽ cụ Nguyễn Khuyến mặc áo quan 
                   treo trong từ đường tại quê nhà cụ.


GIAI THOẠI CHƯA KỂ VỀ NGUYỄN KHUYẾN

Cụ Nguyễn Khuyến quê ở làng Vị Hạ, nay thuộc xã Trung Lương, Bình Lục, Hà Nam. Cụ là người nuôi chí học hành để giúp dân giúp nước và đã đạt đến vinh dự cao nhất trong nghiệp thi cử khi đỗ đầu cả ba kỳ thi (Hương, Hội, Đình). Tuy nhiên, đỗ đạt rồi ra làm quan cụ mới thấy chán ngán thế sự khi thực dân Pháp thì đang lấn chiếm dần dần đất nước còn triều đình Huế thì hèn nhát cam chịu.
Bởi thế làm quan đúng 10 năm, cụ cáo quan về quê nhà dạy học, ngâm thơ. Sống vui vầy giữa xóm làng, cụ nhiều lần viết đại tự, cho câu đối bà con lối xóm. Điều đó là chuyện bình thường đối với một người khoa danh như cụ. Tuy nhiên, điều đặc biệt là mỗi lần cho chữ, cho câu đối của cụ là một giai thoại kỳ thú.