BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Bắc Sơn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Bắc Sơn. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 18 tháng 5, 2023

TRẬN ĐỊA CỌC BẠCH ĐẰNG ĐÃ THI CÔNG THẾ NÀO ? – Nguyễn Bắc Sơn

Sau bài viết “Bạch Đằng 1288 – trận thủy chiến lừng danh của dân tộc” của tác giả Lê Tiên Long đăng tải trên Lao Động Cuối tuần số 38 (từ 21.9 – 23.9.2018), chúng tôi nhận được bài viết của CTV Nguyễn Bắc Sơn trình bày quan điểm riêng về bãi cọc Bạch Đằng. Xin giới thiệu cùng bạn đọc để rộng đường dư luận.

Cọc gỗ đóng trên sông Bạch Đằng, dùng để chống quân Nguyên Mông vào thời nhà Trần tại Việt Nam (nguồn: wikipedia.org).

ĐÁNH BẠI QUÂN GIẶC CÙNG BẰNG MỘT CHIẾN THUẬT
 
1. Hễ là người Việt Nam đều có lòng yêu nước, đều tự hào về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trong lịch sử, có nhiều lần thắng ngoại xâm. Nhưng tự hào nhất phải kể đến ba lần thắng quân Nguyên - đế quốc mạnh nhất thế giới lúc đó, từng giày xéo từ Á sang Âu dưới vó ngựa mình. Nhưng không khuất phục nổi người Việt. Cả ba lần vào những năm 938, 981 và 1288 đều thất bại thảm hại.
 
Lần 3, quân đội nhà Trần đã dồn đoàn thuyến chiến giặc vào trận địa cọc Bạch Đằng để tiêu diệt. Sử sách chỉ nói đại thể tổ tiên ta đã đóng/cắm cọc. Nhưng đóng/cắm thế nào thì không ai hình dung ra được.
 

Chủ Nhật, 5 tháng 3, 2023

NGUYỄN BẮC SƠN: NHƯ MỘT NHÀ THƠ ĐÔNG PHƯƠNG - Lương Minh Vũ

(Nhân Tập Sách “Nguyễn Bắc Sơn - Tác Phẩm & Dư Luận”. NXB Hội Nhà Văn Vừa Xuất Bản)
 

DỌC ĐƯỜNG VĂN NGHỆ
 
Trong quá trình viết lách, mình sợ và ngại nhất mảng viết nhận định, lý luận phê bình, khảo cứu, tiểu luận...
Thực tế mình thường "né", hay thoái thác khi được "đặt bài"
Ở lĩnh vực này, mình nghĩ cũng khó như (hay hơn) sáng tác.
Ở lĩnh vực này, người viết cùng với sự uyên bác, uyên thâm trong kiến thức, kiến văn, còn có sự quyết liệt, sòng phẳng và hòa ái, thâm trầm.
 
Mình đã từng ngây ngất, sung sướng, bàng hoàng khi đọc các tiểu luận, nhận định của Võ Phiến, Chơn Hạnh Trần Xuân Kiêm, nhất là Phạm Công Thiện và Chơn Pháp Nguyễn Hữu Hiệu...
 

Thứ Hai, 28 tháng 2, 2022

NGUYỄN BẮC SƠN, TÊN “TÀ LỌT” CỦA THẦN THƠ, THÁNH THƠ – Phóng bút của Lê Mai Lĩnh

(Bài này viết khi nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn còn sống)


Tác giả Lê Mai Lĩnh
(Nhà thơ Sương Biên Thùy)

MỘT.
 
Điều không may cho Nguyễn Bắc Sơn, cũng là điều không may cho chúng tôi, những người bạn, những độc giả đang muốn viết về ông, là cho tới nay ông vẫn chưa về bên kia chín suối. Tại sao lại là điều không may cho ông, là tại vì Đời Là Một Bể Khổ, như Phật nói. Do vậy, chưa chết là chưa hết khổ. Mà, điều cũng là lạ, là đã rất nhiều lần ông muốn chết.
 

Thứ Hai, 10 tháng 1, 2022

NHỚ THI SĨ ĐẠI CA NGUYỄN BẮC SƠN – Ngô Đình Miên

Hôm nay là sinh nhật anh Nguyễn Bắc Sơn thân thương.
Nhớ anh, xin được đăng lại bài viết cho số kỷ niệm nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn trên Tạp chí Văn nghệ Bình Thuận nhiều năm trước.



Thời những năm 70 – 75, lũ học sinh, sinh viên chúng tôi ở “trong này”, nhất là con trai, không hiểu sao lại thuộc lòng, nhiều thì cả bài, ít thì vài câu thơ của những nhà thơ ở “ngoài kia” lúc bấy giờ như: Quang Dũng với “Đôi mắt người Sơn Tây”, “Tây Tiến”, Phùng Quán với “Lời mẹ dặn”, Yên Thao với “Nhà tôi”, Hoàng Cầm với “Bên kia sông Đuống”.v.v… Bên cạnh đó, đặc biệt hơn là những câu thơ nghênh ngang “dọc ngang nào biết trên đầu có ai”, nhưng lại hào sảng và hồn nhiên hết mực của nhà thơ “trong này” quê Bình Thuận - thi sĩ Nguyễn Bắc Sơn, thì hầu như trong chúng tôi khá nhiều người biết và thuộc lòng cho tới tận bây giờ vẫn còn nhớ:
 
“Mai ta đụng trận ta còn sống
Về ghé Sông Mao phá phách chơi
Chia sớt nỗi sầu cùng gái điếm
Đốt tiền mua vội một ngày vui…
 
Ngày vui đời lính vô cùng ngắn
Mặt trời thoáng đã ở phương Tây
Nếu ta lỡ chết vì say rượu
Linh hồn chắc sẽ thành mây bay”
         (Mật khu Lê Hồng Phong)
 

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2018

CHÙM THƠ NGUYỄN BẮC SƠN SAU 1975


    
                                  Nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn

Nguyễn Bắc Sơn tên khai sinh là Nguyễn Văn Hải, sinh năm 1944 tại Phan Thiết, Bình Thuận.
Năm 15 tuổi, ông đã lên nghĩa địa, cắt cổ tay, nằm chờ chết. Không may cho ông là có người vào thăm nghĩa địa, tìm thấy và cứu ông thoát chết. Sau này ít nhất ông còn có hai lần nhảy lầu tự tử nhưng không chết.
Cha Nguyễn Bắc Sơn là cán bộ tập kết ra Bắc năm 1954, đến 30/4/1975 mới trở về đoàn tụ gia đình, mang cấp bậc Đại tá Quân đội nhân dân, Phó Chủ nhiệm Cục Chính trị Quân khu 6. Sau một thời gian ngắn đã qua đời vì một tai nạn xe hơi.
Trước năm 1975 Nguyễn Bắc Sơn là binh nhì lính địa phương quân của chính quyền VNCH, thời gian này ông đã nổi tiếng với tập thơ phản chiến in năm 1972 là Chiến tranh Việt Nam Và Tôi, gây được tiếng vang trong giới văn nghệ miền Nam. Thơ Nguyễn Bắc Sơn từng được nhiều bạn đọc ưa thích, ngâm nga trong các quán văn nghệ ở Đà Lạt, Vũng Tàu, Sài Gòn, Cần Thơ…
Nguyễn Bắc Sơn là con người đa tài: rất giỏi tiếng Anh, nghiên cứu triết học Đông – Tây, đặc biệt là Kinh dịch và triết học Phật giáo, lại có bàn tay châm cứu tuyệt vời cộng với tấm lòng nhân ái của một lương y thực thụ. Thập niên 70, 80 của thế kỷ trước, ông đã từng tham gia chẩn trị và hướng dẫn châm cứu cho lớp đàn em ở các cơ sở Đông y Phan Thiết và Hàm Thuận Bắc.
Nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn đã qua đời do bệnh tim vào lúc 8h50 sáng ngày 4 tháng 8 năm 2015 tại nhà riêng ở Phan Thiết.
Hưởng thọ 71 tuổi

Tác phẩm đã xuất bản:
- Chiến tranh Việt Nam Và Tôi
               (1972)
- Ở Đời Như Một Nhà Thơ Đông Phương
                (NxbTrẻ, 1995)
Tập thơ do nhà văn Đoàn Thạch Biền và thân hữu góp sức xuất bản.
- Biển Của Một Thời
Tuyển tập thơ nhiều tác giả
               (1999)

Thứ Hai, 16 tháng 1, 2017

NGUYỄN BẮC SƠN, NGOÀI CHIẾN TRANH - Nguyễn Đức Tùng


                
                                   Nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn


          NGUYỄN BẮC SƠN, NGOÀI CHIẾN TRANH

                                                                             Nguyễn Đức Tùng

Bạn thử sống một ngày nhàn rỗi: thật khó.
Nếu đau khổ gây ra bởi chiến tranh là hiển nhiên, thì nỗi vô vị của hòa bình khó hiểu hơn, khó được chấp nhận, khó diễn tả. Thơ sau chiến tranh của Nguyễn Bắc Sơn không gợi lên sự sầu muộn, căm phẫn, chỉ mô tả trạng thái của đời sống. Một ngày. Trạng thái nhàn rỗi. Trong khi một số nhà thơ tìm cách làm mới ngôn ngữ thì có người thăm dò tiềm thức, sống tận cùng thực tại. Nguyễn Bắc Sơn cũng lãng mạn hơn trước, nhưng đó là lãng mạn mới, hướng tới sự thật mới.
Tôi nghĩ niềm bi quan được bộc lộ thường trực trong thơ Nguyễn Bắc Sơn, trong tập Chiến Tranh Việt Nam Và Tôi, một tập thơ độc nhất vô nhị, nên được hiểu là những tín hiệu, và chúng thật ra chưa được đọc đúng mức. Sự nghi ngờ, tính hài hước, thái độ ngang tàng, không chỉ che khuất một tấm lòng nhân hậu, mà chúng còn chính là hình thức biểu hiện của tấm lòng ấy.

Tóc ơi ngươi cứ tha hồ mọc
Xanh tốt như mùa xuân thảo nguyên

Trong thơ, thỉnh thoảng gặp chữ phụ đặt trúng đích:

Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay
                            Nguyễn Bính