Nguồn:
http://www.daidoanket.vn/tinh-hoa-viet/gs-le-van-lan-chuyen-su-phai-khach-quantrung-thuc-toan-dien-tintuc429193?fbclid=IwAR1kPyxX_mK_-3dRunz-WcQtQNhbvjMF2PWOKzdeaqlMy0GId90sh9QZ4wU
Người Việt biết rằng mình tựa lưng vào phía sau không phải là một khoảng trống nhạt nhòa. Nếu mà chỉ có một khoảng trống nhạt nhòa, thì người ta thấy hụt hẫng, người ta thấy phiêu diêu, người ta thấy hoang mang. Nhưng bây giờ có một cái điểm tựa ở phía sau lưng mình. Nó là chỗ dựa, nhưng nó cũng là cái chỗ thúc đẩy mình phải tiến lên phía trước. Và chỗ ấy là lịch sử- GS Lê Văn Lan
Nhà thơ Hồng Thanh Quang trò chuyện cùng Giáo sư Lê Văn Lan. (Ảnh: Quang Vinh).
http://www.daidoanket.vn/tinh-hoa-viet/gs-le-van-lan-chuyen-su-phai-khach-quantrung-thuc-toan-dien-tintuc429193?fbclid=IwAR1kPyxX_mK_-3dRunz-WcQtQNhbvjMF2PWOKzdeaqlMy0GId90sh9QZ4wU
Người Việt biết rằng mình tựa lưng vào phía sau không phải là một khoảng trống nhạt nhòa. Nếu mà chỉ có một khoảng trống nhạt nhòa, thì người ta thấy hụt hẫng, người ta thấy phiêu diêu, người ta thấy hoang mang. Nhưng bây giờ có một cái điểm tựa ở phía sau lưng mình. Nó là chỗ dựa, nhưng nó cũng là cái chỗ thúc đẩy mình phải tiến lên phía trước. Và chỗ ấy là lịch sử- GS Lê Văn Lan
Nhà thơ Hồng Thanh Quang trò chuyện cùng Giáo sư Lê Văn Lan. (Ảnh: Quang Vinh).
Hồng Thanh Quang: Cùng
một mùa xuân nhưng tôi đồ rằng, ngay cả với những người gần gụi nhất thì ai
cũng có cách cảm nhận ít nhiều riêng biệt. Với giáo sư, một người làm công tác
sử học ở độ tuổi ngoại bát thập, xuân Kỷ Hợi này gợi nhớ những suy tư, dự cảm
gì?
GS Lê Văn Lan: Trong hệ thống 12 con giáp thì con Hợi được rất
nhiều người thích bởi vì sự an nhàn, hiền lành. Nhưng năm nay, tôi chú ý hơn đến
chữ “Kỷ”. Trong hệ thống can và chi, thì “Kỷ” nằm trong hệ thống liên quan đến
nhiều sự kiện lớn. Năm Kỷ Dậu chẳng hạn. Năm nay chẵn 230 năm kể từ chiến thắng
Ngọc Hồi - Đống Đa. Tôi còn có suy nghĩ, và cũng từng thảo luận với tướng Hoàng
Minh Thảo khi ông ấy còn sống. Ông ấy là nhà nghiên cứu rất kỹ về cuộc khởi
nghĩa của Nguyễn Huệ - Quang Trung, là chuyên gia số 1 về nghệ thuật và khoa học
chiến dịch. Những bài giảng về chiến dịch của ông trong Học viện Quốc phòng bao
giờ cũng là nội dung nòng cốt để đào tạo sỹ quan cấp chiến lược. Với tư cách là
chuyên gia về chiến dịch, ông Hoàng Minh Thảo đã có một lần làm việc với tôi rất
kỹ để cuối cùng ta không gọi Đống Đa, ta cũng không Ngọc Hồi – Đống Đa mà ta gọi
là “chiến dịch Ngọc Hồi – Đống Đa”. Như Từ điển Bách khoa thế giới cũng như Từ
điển Bách khoa Quân sự người ta đều nói, thực tế và cơ sở khoa học của vấn đề
chiến dịch và nghệ thuật chiến dịch chỉ với Napoleon mới ra đời ở trên thế giới,
tức là vào đầu thế kỷ XIX. Nhưng bây giờ ở Việt Nam chúng ta, ông Quang Trung
đã nâng trận Ngọc Hồi – Đống Đa ấy lên thành “chiến dịch”, có nghĩa chúng ta đã
tiến hành chiến dịch trước thế giới. Và Quang Trung trước Napoleon ít nhất 30
năm, để sáng tạo, để cho ra đời thực tế và khoa học, nghệ thuật chiến dịch bằng
cái mà lâu nay chúng ta vẫn gọi là chiến thắng Đống Đa, hay chiến thắng Ngọc Hồi
– Đống Đa. Tôi thấy việc năm Kỷ Dậu, bây giờ đến Kỷ Hợi, ta nhắc tới Ngọc Hồi –
Đống Đa là nhắc tới cấp cao hơn đó là “chiến dịch” thì rất thú vị.