BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ung Chu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ung Chu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2025

"TAM DƯƠNG NGHÊNH PHÚC", TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ - Ung Chu

Chuyên mục nhằm thuyết minh các kí tự Hán và Nôm trên các tác phẩm tranh dân gian Việt Nam, giúp người Việt Nam hiện đại cảm thụ rõ hơn nội dung các bức tranh này. Tranh dân gian là các di sản Hán - Nôm có giá trị, có sức sống bền bỉ và độ tiếp cận rộng rãi trong dân chúng.


Phân tích một bức tranh Đông Hồ do Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Hữu Quả sáng tác, tên là "Tam dương nghênh phúc". Chữ trên tranh đọc từ phải qua trái.
 
Về tính biểu tượng, người Trung Hoa và người Việt dùng các con vật và cây cối hoa lá có tên Hán ngữ gần giống với các chữ Hán mang ý nghĩa tốt đẹp. Chẳng hạn:
- dương : dê, thay thế cho "dương" trong âm dương
- bức / phúc : dơi, thay thế cho "phúc"
- lộc 鹿: hươu nai, thay thế cho "lộc" 祿 /
- thái : rau cải, phát âm trong tiếng Hoa gần giống chữ "tài" nghĩa là tiền của
- ngư : cá, phát âm trong tiếng Hoa giống chữ "dư" nghĩa là dư dả
- kê : gà, phát âm theo tiếng Quan thoại của người Trung Hoa gần giống chữ "cát / kiết" nghĩa là việc tốt lành, cát tường, kiết tường.

Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2025

VŨ ĐINH (武丁), THIÊN ẤT (天乙) – Tranh dân gian Đông Hồ, Ung Chu

Chuyên mục nhằm thuyết minh các kí tự Hán và Nôm trên các tác phẩm tranh dân gian Việt Nam, giúp người Việt Nam hiện đại cảm thụ rõ hơn nội dung các bức tranh này. Tranh dân gian là các di sản Hán - Nôm có giá trị, có sức sống bền bỉ và độ tiếp cận rộng rãi trong dân chúng.


"Vũ Đinh" và "Thiên Ất" là cặp tranh Đông Hồ vẽ môn thần (thần giữ cửa), dùng để trấn giữ trừ tà.

VŨ ĐINH (tranh bên trái)
THIÊN ẤT (tranh bên phải)

Thiên Ất 天乙 tức là Thành Thang 成湯 - người sáng lập nhà Thương  trong lịch sử Trung Hoa, nên còn gọi là Thương Thang 商湯.

Vũ Đinh 武丁 là vị vua hơn 20 đời sau của nhà Thương  (có tài liệu ghi thứ 21, 22 hoặc 23), tương truyền là con trai của vị vua 1 đời trước đó là Tiểu Ất 小乙

Tiểu Ất nối ngôi người anh của mình là Tiểu Tân 小辛, Tiểu Tân nối ngôi người anh của mình là Bàn Canh 盘庚, Bàn Canh nối ngôi người anh của mình là Dương Giáp 陽甲...

Có thể thấy, các thuỵ hiệu của vua nhà Thương (và vợ của họ) trong sử sách Trung Hoa có chứa tên các can ("giáp - ất - bính - đinh - mậu - kỉ - canh - tân - nhâm - quý" 甲乙丙丁戊己庚辛壬癸), gắn với 10 ngày trong tuần ("tuần"  xưa 10 ngày, về sau do ảnh hưởng của Ki-tô giáo đi lễ vào các ngày Chúa nhật [Chủ nhật] nên đổi sang "tuần lễ" 7 ngày). Nghi thức cúng tế các vị vua này diễn ra vào ngày ứng với tên can trong thuỵ hiệu.

Vị vua cuối cùng của nhà Thương là Đế Tân 帝辛 con của vua Đế Ất 帝乙. Tương truyền, Chu Vũ Vương 周武王 (người sáng lập nhà Chu ) đã gọi Đế Tân là Trụ Vương 紂王 nghĩa là vị vua tàn ác bạo ngược. Theo truyền thuyết, vợ của Đế Tân là Đát Kỉ 妲己 (họ tính Kỉ  và họ thị Hữu Tô 有蘇) vốn là hồ li tinh hoá thành.
 
                                                                                              Ung Chu

Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2025

TỨ LINH 四靈 - Tranh dân gian Việt Nam, Hán Việt Thông Dụng

Chuyên mục nhằm thuyết minh các kí tự Hán và Nôm trên các tác phẩm tranh dân gian Việt Nam, giúp người Việt Nam hiện đại cảm thụ rõ hơn nội dung các bức tranh này. Tranh dân gian là các di sản Hán - Nôm có giá trị, có sức sống bền bỉ và độ tiếp cận rộng rãi trong dân chúng.


Ta phân tích một bức tranh Đông Hồ vẽ đề tài "Tứ Linh" 四靈.
 
TỨ LINH

Theo thói quen, người Việt gọi 4 loài trong Tứ Linh là "long"  - "lân"  - "quy"  /  - "phụng / phượng"  / 
Tuy nhiên, bức tranh Đông Hồ này dùng một cách khác mà người Việt gọi lân trong Tứ Linh là "li" . "Long lân quy phụng" còn nói là "long li quy phụng".
Còn chữ "quy"  trong tranh này được viết thêm bộ "trùng"  xuất hiện trong tên nhiều loài động vật trong Hán ngữ (như các loài bò sát, sâu bọ, tôm cua).
                                                                                             Ung Chu

Thứ Tư, 22 tháng 1, 2025

PHÚC LỘC SONG TOÀN – Ung Chu, theo Hán-Việt Thông Dụng, Tranh dân gian Việt Nam

 

Chuyên mục nhằm thuyết minh các kí tự Hán và Nôm trên các tác phẩm tranh dân gian Việt Nam, giúp người Việt Nam hiện đại cảm thụ rõ hơn nội dung các bức tranh này. Tranh dân gian là các di sản Hán - Nôm có giá trị, có sức sống bền bỉ và độ tiếp cận rộng rãi trong dân chúng.
--
"Phúc lộc song toàn" là một trong những bức tranh Đông Hồ được dùng trong dịp Tết. Chữ trên tranh đọc theo trình tự từ trên xuống, từ phải qua nhé.

PHÚC LỘC SONG TOÀN

Tranh ghi 4 chữ "phúc lộc song toàn" 福禄双全.
- phúc : điều may mắn, điều tốt lành được hưởng trong đời
- lộc : dị thể của chữ 祿 nghĩa là lộc, tài lộc, của trời ban, bổng lộc
- song : dị thể của chữ  nghĩa là đôi, cặp, 2 thứ
- toàn : toàn vẹn, đủ đầy.
Đây là câu chúc rằng có được cả phúc và lộc.

                                                                                             Ưng Chu 

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2025

HẠ UY DI 夏威夷 – Ung Chu, theo Hán-Việt Thông Dụng

 

Hawaii (tiếng Hawaii: Hawaiʻi) ngoài cách phiên âm "Ha-oai" thì người Việt còn vay mượn tiếng Trung Quốc "Hạ Uy Di夏威夷. Đây là cách phiên âm dựa trên tiếng Quảng Đông "haa6 wai1 ji4" 夏威夷 (Jyutping), sau đó phổ biến sang các ngôn ngữ Trung Hoa khác, và người Việt chuyển âm thành Hán-Việt. Hawaii là lãnh thổ thuộc Hoa Kì, quần đảo này nằm giữa Thái Bình Dương rộng lớn.
Người Việt đã du nhập một loại nhạc cụ mà tên tiếng Anh là "lap steel guitar" hay "Hawaiian guitar", với cách chơi đặc trưng là để lên đùi. Người Việt gọi đó là đàn Hạ Uy Di hay "Hạ Uy cầm" 夏威琴. Cách gọi lược bớt âm tiết này ta đã gặp trong tên gọi "Tây Ban cầm" 西班琴 dựa trên tên "Tây Ban Nha" 西班牙.

                                                                                    Ung Chu
                                                                       Hán-Việt Thông Dụng

Thứ Năm, 16 tháng 1, 2025

TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM VẼ HỔ - Ung Chu, theo Hán-Việt Thông Dụng



Chuyên mục nhằm thuyết minh các kí tự Hán và Nôm trên các tác phẩm tranh dân gian Việt Nam, giúp người Việt Nam hiện đại cảm thụ rõ hơn nội dung các bức tranh này. Tranh dân gian là các di sản Hán - Nôm có giá trị, có sức sống bền bỉ và độ tiếp cận rộng rãi trong dân chúng.
 
Ta phân tích chữ trên 2 bức tranh dân gian vẽ hổ, một thuộc dòng Đông Hồ, một thuộc dòng Hàng Trống.

 UY TRẤN SƠN HÀ (TRANH ĐÔNG HỒ)


Có người gọi đơn giản là tranh "Con hổ". Tranh viết 4 chữ "uy trấn sơn hà" 威鎮山河 và do "uy" còn được đọc là "oai" nên có người gọi là "oai trấn sơn hà".

Tuy nhiên, đây là cách viết lệch đi so với gốc "uy chấn sơn hà" 威震山河 được dùng trên nhiều tranh vẽ hổ tại Trung Quốc và Việt Nam. "Uy chấn" 威震 là oai làm cho kinh sợ, "sơn hà" 山河 là núi non và sông nước, ý nói chúa sơn lâm oai phong làm muôn loài kinh sợ. Cách viết dị bản của người Việt dùng chữ "trấn" thì lại hiểu thành trấn áp.