Nguồn :
http://chimvie3.free.fr/48/phanxipn_HoangThiXuaNay.htm
Bài
thơ Ngày xưa Hoàng Thị của thi sĩ Phạm Thiên Thư được nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành bài hát cùng
nhan đề vào năm 1971, được nhiều ca sĩ lần
lượt thể hiện, tạo sức lan toả sâu rộng.
Cũng từ đó, đề cập đến nữ nhân vật trong tác phẩm Ngày xưa Hoàng Thị, vì
lắm lý do, có những ngộ nhận đã xảy ra khá nực cười
Thi
sĩ Phạm Thiên Thư. Ảnh:
Phanxipăng
THƠ
BAY BẰNG CÁNH NHẠC
Phạm Thiên Thư có họ tên
Phạm Kim Long, chào đời năm Canh Thìn 1940 tại Hải Phòng trong một gia đình
Đông y mà cha gốc Thái Bình, mẹ gốc Bắc Ninh. Giai đoạn 1943 - 1951, Phạm Thiên
Thư sống ở Hải Dương, rồi theo gia đình vào Nam, cư ngụ tại Sài Gòn từ năm
1954. Lớp đệ tam (tương đương lớp 10 hiện thời), Phạm Thiên Thư học trường
Trung học tư thục Văn Lang ở khu Tân Định, quận 1, chung lớp với một nữ sinh gốc
Hải Dương là Hoàng Thị Ngọ tuổi Nhâm Ngọ 1942. Phạm Thiên Thư kể:
- Hoàng Thị Ngọ dáng người
thanh mảnh, tóc thả ngang vai. Xếp hàng vào lớp, nàng đứng đầu hàng nữ, tôi đứng
cuối hàng nam. Vào lớp, nàng ngồi bàn đầu, tôi ngồi bàn cuối. Ngọ học giỏi, còn
tôi thì giỏi... đánh lộn. Thế mà tôi yêu nàng. Yêu đơn phương. Nhà tôi ở đường
Trần Khát Chân. Nhà Ngọ ở đường Trần Quang Khải. Mỗi lần tan trường, nàng ôm cặp
đi bộ về nhà, tôi cứ lẽo đẽo theo sau.
Phạm Thiên Thư thi đỗ tú
tài bán phần (1) rồi trở thành sinh viên phân khoa Phật học thuộc Viện Đại học
Vạn Hạnh (2). Từ năm 1964, Phạm Thiên Thư trở thành tu sĩ Phật giáo với pháp hiệu
Thích Tuệ Không, trải qua các chùa Kỳ Quang (3), Từ Vân (4), Vạn Thọ (5). Mặc dầu
ăn chay và khoác nâu sồng, những mỗi lần đi về khu Tân Định, Phạm Thiên Thư lại
bâng khuâng luyến nhớ mối tình đơn phương thuở học trò. Xúc cảm, Phạm Thiên Thư
sáng tác bài thơ Ngày xưa Hoàng Thị, âu yếm gọi rõ tên nàng trong khung cảnh
mây đỏ, cây đỏ, hoa đỏ, bụi đỏ:
Em tan trường về
Cuối đường mây đỏ
Anh tìm theo Ngọ
Dáng lau lách buồn
(...)
Mười năm rồi Ngọ
Tình cờ qua đây
Cây xưa vẫn gầy
Phơi nghiêng dáng đỏ