BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bích Liên Nguyễn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bích Liên Nguyễn. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2022

ĐỌC “ÔNG GIÁO GIÀ” THƠ CHÂU THẠCH - Bích Liên Nguyễn


Ảnh thầy cô Nguyễn Bá Trình
 

ÔNG GIÁO GIÀ
(Tặng thầy Nguyễn Bá Trình)
 
Ông giáo già ngồi bên những lẳng hoa
Ông cảm thấy trong lòng mình ấm áp
Ngày xưa ấy ông còn xanh mái tóc
Bụi phấn bay cũng trắng cả đầu xuân
 
Đến hôm nay tuổi vào độ bát tuần
Tóc bạc trắng nhưng hồn còn xanh lắm
Nhìn lẳng hoa tươi những màu rất thắm
Ông yêu đời nên đời chẳng quên ông
 
Ông giáo già ngồi nhớ những dòng sông
Mà ông đã đưa đò qua bến chữ
Những năm tháng xác thân ông mệt lử 
Đói xác xơ ông chẳng bỏ tay chèo
 
Ông giáo già ngồi nhớ buổi gieo neo
Trường như bến và khách đi chẳng lại
Có một kẻ ở bên ông mãi mãi
Đã vì ông tiếp sức cánh tay chèo
 
Ông giáo già đứng dậy, mang theo
Hết cả hoa mà học trò đã tặng
Đặt vào tận tay bà rồi lẳng lặng
Hôn nụ hôn như nắng mới xuân về.
               
                             Châu Thạch
                    (Ngày nhà giáo 20-11)

Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2019

HƠI THỞ CỦA HUẾ TRONG “VỀ LẠI HUẾ” THƠ BÍCH LIÊN NGUYỄN - Châu Thạch


             
                   Nhà bình thơ Châu Thạch


HƠI THỞ CỦA HUẾ TRONG “VỀ LẠI HUẾ” THƠ BÍCH LIÊN NGUYỄN
                                                                               Châu Thạch

Bích Liên Nguyễn không làm thơ, đây có lẽ là một trong vài bài thơ cảm tác bất ngờ trong đời chị. Chị là chị họ của vợ tôi và phu nhân của người bạn cùng học với tôi tại trường Nguyễn Hoàng Quảng Trị. Anh Nguyễn Bá Trình chồng chị, là một thầy giáo tài hoa, tài hoa vì ngoài nhà mô phạm ra, anh còn là một văn sĩ, thi sĩ, họa sĩ  đã xuất bản nhiều sách, vẽ nhiều tranh được mến mộ. Cặp vợ chồng nầy thì đồng môn Nguyễn Hoàng tại Sài Gòn không mấy ai không biết vì là họ sinh hoạt thường xuyên với hội, phong cách hiền hòa, tao nhã, vui vẽ và hào hoa. Những bữa cơm của Liên Trình chiêu đãi đồng môn chỉ  đơn sơ ba hoặc bốn mốn thôi, nhưng ăn vào thì nhớ, mà nhớ thì muốn quay lại thưởng thức tài nấu nướng tinh hoa mang đậm “bản sắc quê nhà” của chị. Bởi thế nhà Liên Trình luôn có khách. Học trò cũ, bạn đồng môn, văn thi hữu, ai đến nhà Liên Trình, khi ra về cũng thấy lòng vui và tâm hồn thư thái.
Đọc “Về Lại Huế”, tôi vui thấy bà chị mình cũng biết làm thơ, vì vậy ai có nói “mèo khen mèo dài đuôi” thì chắc chị ấy và tôi cũng vui lòng mà công nhận. Thế nhưng thử để ý xem, cái đuôi nầy cũng lung linh đẹp và dễ thương lắm chứ!