Học
giả Phạm Quỳnh (1892-1945)
BÂNG KHUÂNG
Hiển thị các bài đăng có nhãn PHẠM QUỲNH. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn PHẠM QUỲNH. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2024
PHẠM QUỲNH (1892-1945) - Bài viết của Minh Tran Hop
Thứ Sáu, 7 tháng 8, 2020
VĂN TẾ NAM PHONG PHẠM THƯỢNG CHI TIÊN SINH - Nguyễn Phúc Vĩnh Ba
Tiểu dẫn:
Cụ
Phạm Quỳnh là một trong bộ tứ "Quỳnh, Vĩnh, Tốn, Tố", những người đã
góp công sức rất nhiều cho việc truyền bá chữ quốc ngữ trong thời kỳ đầu. Văn
nghiệp của cụ rất đồ sộ. Bài văn tế này chỉ phác họa sơ chân dung một học giả
đáng kính của nền văn học nước ta trong thế kỷ 20. (Bài này viết cách đây 10
năm rồi).
Cụ
Phạm Quỳnh
VĂN
TẾ NAM PHONG PHẠM THƯỢNG CHI TIÊN SINH
Hỡi ơi!
Trời còn nổi gió hướng Nam, (1)
Đất đã khóc người xứ Bắc. (2)
Những tưởng xông xáo trường văn trận bút, cho thoả
lòng mong muôn thuở: Tiếng ta còn, (3)
Ai hay vắng hoe gò trống đồi hoang, mà thắt ruột đau một
đời: Tiên sinh mất. (4)
Con trẻ Tạo sao quá đành hanh?
Lão già Thiên nỡ nào quá quắt!
Thứ Tư, 3 tháng 7, 2019
VỤ ÁN NAM PHONG TẠP CHÍ - Thụy Khuê
VỤ
ÁN NAM PHONG TẠP CHÍ (*)
Thụy Khuê
Tuy không chính thức có vụ án Nam Phong, nhưng sau khi
Phạm Quỳnh và Nguyễn Bá Trác, chủ nhiệm và chủ bút Nam Phong bị xử tử năm 1945;
tại miền Bắc, toàn bộ trước tác trên Nam Phong, được coi là tờ báo của thực dân
do "trùm mật thám" Louis
Marty điều khiển, bị khai trừ khỏi nền giáo dục và văn học.
Thứ Tư, 21 tháng 2, 2018
TÂM LÝ NGÀY TẾT - Phạm Quỳnh
TÂM LÝ NGÀY TẾT
Phạm Quỳnh
Lời dẫn của Phạm Tôn:
Bài này Phạm Quỳnh viết bằng tiếng Pháp nhan đề Psychologie du Tet, đăng trên phần Pháp văn của Tạp chí Nam Phong số 149-1924, sau này có in trong Tiểu luận 1922-1932 (Essais 1922-1932) và đã được nhà văn Nguyên Ngọc dịch rất đạt ra tiếng ta, xuất bản năm 2007. Nhưng ở đây, chúng tôi giới thiệu với bạn đọc bản dịch của Tiến sĩ Phạm Thị Ngoạn, con gái Phạm Quỳnh, và là tác giả luận văn Tìm hiểu tạp chí Nam Phong để tạo thêm một nét hứng thú trong ngày Tết này.
Những dịp để cho cả một dân tộc cùng nhau hướng về một tình cảm, một tư tưởng, để cùng nhau rung động…thật là hiếm có. Thường phải có những sự xẩy ra khá quan trọng, có ảnh hưởng đến tính mạng cả một đoàn thể, để ai nấy đều phải để hết tâm trí vào.
Dân Việt Nam ta có cái may mắn, cái đặc ân là có một dịp vui chung cho tất cả, dịp ấy cứ đều đặn mỗi năm một lần vào ngày đầu xuân năm mới. Về dịp này tất cả đàn con đất Việt, từ người giàu cho đến kẻ nghèo, từ người tiên tiến cho đến kẻ thủ cựu đều một lòng một dạ, cùng nhau hớn hở đón chúa xuân, trong mấy ngày lễ long trọng, trang nghiêm mà cũng rộn ràng náo nhiệt biết bao! Ngày ấy là ngày TẾT.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)