Em
xa lạ quá, đâu còn phải
Tố
của Hoàng xưa, Tố của tôi.
Theo ông Vũ Hoàng Ðịch (tác giả
bài thơ Ba Đình nắng, được Bùi Công Kỳ phổ nhạc), em ruột của thi sĩ Vũ Hoàng Chương, nhân vật “nàng Tố” có tên là
Tố Uyển, họ Trần.
Vũ Hoàng Chương làm thơ gọi tên nàng là Tố Vân. Ông Địch cũng
cho biết, việc “Tố của Hoàng trở thành Tố của... ai”, ai ở đây là ông Ðào Bá
Cương, tốt nghiệp Tiến sĩ Luật ở Pháp, từ Pháp về làm đám cưới nàng Tố ở Hà Nội.
Tập thơ Mây,
tập thơ gắn với giai thoại một chuyện tình của Vũ Hoàng Chương với nàng Tố Vân.
Tập thơ Mây (nghĩa là Vân) được Đời Nay xuất bản năm 1943, bìa tập thơ lại do một
họa sĩ tên Vân vẽ, đó chính là Tô Ngọc Vân. Tố Vân là con gái một gia đình khá
giả và đã cùng thi sĩ họ Vũ trao nhau những lời yêu đương mặn nồng. Những rồi bỏ
mặc những lời thề ước, nàng bỏ chàng đi lấy chồng vào ngày 12 tháng 6. Vì vậy
trong tập thơ Mây có bài thơ mang tên Mười Hai Tháng Sáu, là một trong những
bài thơ ông viết trong trạng thái mê man của men say, cái thứ men chất chồng
tuyệt vọng:
“Tháng
sáu, mười hai, từ đây nhé
Chung
đôi, từ đây nhé lìa đôi!
Em
xa lạ quá, đâu còn phải
Tố
của Hoàng xưa, Tố của tôi.
Men
khói đêm nay sầu dựng mộ
Bia
đề tháng sáu, ghi mười hai,
Tình
ta, ta tiếc! cuồng, ta khóc.
Tố
của Hoàng nay Tố của ai?…”
Dù hai người yêu nhau, nhưng Tố Vân đã được gia đình hứa
hôn từ năm 12 tuổi. Theo tục lệ, nếu thoái hôn thì gia đình nhà gái phải trả lễ
cho nhà trai. Gia đình Vũ Hoàng Chương lúc đó khá giả, sẵn sàng làm được việc
này, nhưng “nàng thơ” nhút nhát của
ông đã không dám hé răng với cha mẹ. Bởi vậy, họ đành chia tay nhau. Nhờ mối
tình không thành với Tố Vân, Vũ Hoàng Chương có tập thơ Mây đi vào lịch sử thi ca Việt Nam, bên cạnh đó còn có kịch thơ Vân muội nổi tiếng được diễn ở Nhà Hát Lớn
Hà Nội ngay sau khi được sáng tác.