BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoài Nguyễn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoài Nguyễn. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 22 tháng 2, 2024

GIAI THOẠI VĂN HỌC VỀ NHÂN VẬT LÝ TOÉT, XÃ XỆ... - Hoài Nguyễn



Có thể nhiều người Việt chúng ta đều biết trong hệ thống truyện cười dân gian Việt Nam đã có những nhân vật trào phúng nổi tiếng như Trạng Quỳnh, Xiển Bột, Ba Giai - Tú Xuất v.v...
Và nếu nghiên cứu lại thì trong lịch sử văn học Việt Nam, làng báo chí thời tiền chiến cũng đã xuất hiện hai nhân vật mang tính trào phúng, thường dùng làm tranh biếm họa trên các tờ báo nổi tiếng thời ấy như Phong Hóa, Ngày Nay, Tứ Dân, Phụ Nữ Thời Đàm… Đó là hai “cụ” Lý Toét và Xã Xệ!
 

Thứ Sáu, 9 tháng 2, 2024

VỀ TRƯƠNG VÔ KỴ VÀ “CÔ GÁI ĐỒ LONG” CỦA KIM DUNG – Hoài Nguyễn



Có lẽ nhiều người từng say mê những bộ trường thiên võ hiệp của nhà văn Hong Kong Kim Dung (1924-2018) đều đã đọc qua bộ ba tiểu thuyết “Xạ điêu tam bộ khúc I,II,III” có liên quan về kết cấu nhân vật, lịch sử Trung Hoa và có thể cũng từng yêu quý những nhân vật trong những quyển tiểu thuyết này - Đó là bộ “Anh hùng xạ điêu” (Bộ I - 1957); “Thần điêu đại hiệp” (Bộ II -1958); “Cô gái Đồ Long” (Bộ III - 1962).

Chủ Nhật, 4 tháng 2, 2024

MÙA XUÂN CÙNG “TIẾU NGẠO GIANG HỒ” – Hoài Nguyễn



Tiếu ngạo giang hồ được coi là một trong những tiểu thuyết đặc sắc nhất, là tác phẩm tương đối ít bi thương của nhà văn Kim Dung so với những tác phẩm trước đó.
Nội dung bộ truyện xoay quanh những đề tài về tình bạn, tình yêu, sự dối trá, phản bội, những âm mưu và cả ham muốn quyền lực. Trung tâm của toàn bộ cốt truyện là nhân vật chính Lệnh Hồ Xung, một đệ tử của chưởng môn phái Hoa Sơn Nhạc Bất Quần. Xuyên suốt câu chuyện, người đọc được dẫn dắt theo hành trình trở thành một kiếm khách lẫy lừng của chàng lãng tử này, đồng thời trải nghiệm những chứng kiến của Lệnh Hồ Xung đối với nhiều âm mưu tranh quyền đoạt vị trên giang hồ.
 

Chủ Nhật, 27 tháng 8, 2023

NHÂN VẬT Z.28 TRONG TRUYỆN GIÁN ĐIỆP CỦA NHÀ VĂN NGƯỜI THỨ TÁM - Hoài Nguyễn



Năm học lớp đệ Ngũ, thầy Hưng dạy môn Địa, một hôm trong giờ dạy, mới hơn gần nửa thời gian của bài giảng, thầy nổi hứng hỏi cả lớp “Các em có biết Z. 28 không?”. Cả lớp trố mắt và cũng chẳng hiểu thầy hỏi có ý gì nên cùng nhao nhao: “Không ạ!”. Thầy cười cười: “Trai trẻ như các em mà không biết Z. 28 thì xoàng quá! Này nhé Z. 28 là bí danh của điệp viên hành động Tống Văn Bình đấy! Các em muốn nghe tôi kể chuyện điệp viên Z 28 này không?”. Thế là cả lớp đồng loạt hưởng ứng “Muốn …Thầy … Thầy kể Z. 28 đi thầy …”.
 

Thứ Ba, 24 tháng 1, 2023

“LỤC BÁT BA CÂU” THƠ NGUYỄN TÔN NHAN – Mai Ninh và Hoài Nguyễn sưu tầm



Nguyễn Tôn Nhan, tên thật Nguyễn Hữu Thành (01/02/1948 - 31/01/2011) là một nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo, sinh ra tại Hải Dương, di cư vào Nam năm 1954. Ông là tác giả một số văn tịch giá trị liên quan đến Hán học và văn học Trung Quốc.
 
Thơ của Nguyễn Tôn Nhan khi viết theo thể lục bát có “phong cách rất riêng” chỉ với ba câu: Câu 6 – Câu 8 – Câu 6
Nói về thơ lục bát là một thể thơ thuần Việt thì không có quy định nào về độ dài ngắn của bài thơ nhưng tối thiểu phải là hai câu (mới gọi là lục bát), còn đã gọi là tứ tuyệt thì ít nhất phải là bốn câu, bát cú là tám câu…Còn trường ca thì vô số câu…
 
Thực ra khi làm thơ và được đánh giá là một bài “thơ hay” thì không đòi hỏi bài thơ đó phải dài hay ngắn!
Ví dụ như trường phái thơ Haiku của Nhật rất cô đọng, thế nhưng rất khó làm vì có khi người đọc không hiểu ý tưởng của tác giả trong bài thơ… quá ngắn này!
Với bài thơ ngắn chỉ với ba câu thì người đọc có cảm giác như ray rứt, bị hẫng hụt, như là bài thơ còn thiếu thiếu cái gì đó và không biết phải thêm gì và ngừng lại khi nào! Tuy nhiên vì bài thơ quá ngắn nên khiến người đọc thích đọc và dễ nhớ!
 
Sau đây, tôi sưu tầm được một số bài thơ thuộc dạng “Lục - Bát - Ba - Câu” trích từ tác phẩm của Nguyễn Tôn Nhan, xin giới thiệu với các bạn đọc cho vui trong những ngày cận Tết này…
                                                                                
                                                                                         Mai Ninh

Thứ Sáu, 10 tháng 9, 2021

CÂY NGÔ ĐỒNG TRONG THI CA – Hoài Nguyễn



Ngô đồng, tên của một loại cây có xuất xứ miền Nam Trung Quốc. Cây Ngô đồng được nhiều người biết đến chủ yếu là qua thi ca, cả thi ca Trung Quốc và thi ca Việt Nam. Được nhắc đến nhiều nhất là hai câu cổ thi:
 
Ngô đồng nhất diệp lạc,
Thiên hạ công tri thu
 
(Một lá ngô đồng rơi rụng xuống
Mọi người đều biết tiết thu sang)