BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn LA THỤY. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn LA THỤY. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 6 tháng 2, 2025

CÂU ĐỐI TẾT XƯA VÀ NAY - La Thụy sưu tầm và biên tập


              
                                     La Thụy


           CÂU ĐỐI TẾT XƯA VÀ NAY
                        La Thụy sưu tầm và biên tập

    Tiêu đề của bài viết là CÂU ĐỐI TẾT nhưng hình minh họa đầu tiên không phải là câu đối và cũng không đề cập gì đến Tết. Hơn nữa, hình thức trình bày lại bất cân phương như dạng thơ lục bát. Vâng, đó chính là hai câu: “Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận. Đình tiền tạc dạ nhất chi mai” trích trong bài thi kệ “Cáo Tật thị chúng” của Mãn Giác Thiền sư. Tuy không phải là câu đối nhưng chữ thư pháp quá đẹp. Hơn nữa ý thiền tràn ngập, hương xuân thơm ngát nên tôi đưa lên trên các câu đối khác.

           
             Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
             Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
                          (Mãn Giác thiền sư)


                       

                     Nguyễn Tôn Nhan 
                       (1948 - 2011)

      

   

  

  

  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                            Lộc tiến vinh hoa gia đường thịnh
                            Phúc sinh phú quý tử tôn vinh

Ở câu đối này, chữ PHÚ () trong vế đối thứ hai (phía trái), người viết thư pháp viết nhầm thành chữ PHÚC ()
Không những chỉ riêng câu đối này, một số câu đối khác cũng không được chuẩn lắm.
Ví dụ câu đối: “Xuân tha hương sầu thương về QUÊ mẹ / Tết xa nhà buồn bã nhớ QUÊ cha”, bị lặp từ QUÊ và cùng thanh bằng trong mỗi vế. Nếu chỉnh lại ĐẤT MẸ thì đối chuẩn hơn.
Hoặc câu: “Niên hữu tứ thời xuân VI thủ / Nhân sinh bách hạnh hiếu VI tiên”. Câu đối gốc vốn là "xuân TẠI thủ"
Nhìn chung, ngoài những câu đối của các nhà nho, nhà thơ nổi tiếng, vẫn còn một số câu đối còn chưa chỉnh về từ loại, về ý, về thanh, … tôi sưu tầm và tải lên để thư giản trong những ngày cuối năm. Chúc quý bạn có nhiều niềm vui nhé!

                                                           La Thụy sưu tầm và biên tập

Thứ Năm, 30 tháng 1, 2025

CHÙM THƠ XUÂN CỦA LA THỤY

 
   

 
TỰ CẢM CUỐI NĂM
 
 Dặm trường rong ruổi ngựa phi
 Thời gian vút cánh xuân thì hụt hao
 Chồn chân dừng bước bên cầu
 Lặng nhìn nước chảy nuối màu tóc xưa
 Cánh buồm lộng gió ước mơ
 Băng qua sông biển cập bờ nơi nao?
 Vọng âm sóng vỗ dạt dào
 Bên chiều đông tận nắng đào dần phai
 Hoa tóc sương muối đang cài
 Tàn niên tự cảm thoảng bay tiếng lòng
                               
 
 CUỐI NĂM ÂM LỊCH
(Cảm đề thơ Đá Ngây Ngô)
 
Xuân về lâng lâng nào nhờ gió chở
Đáy cốc vênh hay rượu ngấm ngã nghiêng
Thèm trái cấm lòng vướng bận nghiệp duyên
Loan phụng múa tình ai đang khép mở.
 
Mắt xanh trắng tri âm còn níu mộng
Bến xuân ơi lưu luyến cõi trời xưa
Sương khói phủ bâng khuâng xuân không mùa
Thầm nguyện ước cho nguồn yêu mở rộng.
 
Ngọn nến ấy lung linh trời ảo diệu
Hương xưa nào thoang thoảng ủ tình mơ
Để ngây ngất tình tràn thơm men rượu
Hào sảng cười đồng vọng đá ngây ngô.
                                             
 
TÀN NIÊN CẢM TÁC
 
I.
Tơ xuân vương vấn đất trời
Hồn xuân bảng lảng thoảng lời mê hoa
Suốt đời mộng mị là ta
Mắt xanh nhẹ chớp nhạt nhòa tri âm.
 
II.
Chưa say nhưng dáng dật dờ
Hồn mê trí tỉnh mệt phờ xác thân
Chào nhau nửa tiếng ân cần
Khóe môi hé nụ bộn lần nhớ thương.
 
III.
Thôi xin đừng nói tỉnh mê
Thế nhân mắt trắng mệt mề đớn đau
Mơ say quên lấy nỗi sầu
Rộn ràng thế sự dãi dầu lo toan.
Cho ta ít phút thanh nhàn
Câu thơ bất chợt xuất thần thăng hoa.
 
 
VÔ THƯỜNG
(Cảm khái khi đọc truyện thần thoại Hy lạp)
 
Một thời vang bóng còn đâu
Khói sương chừ lại úa màu thời gian
Một thời xuân sắc nhựa tràn
Nhành xanh biếc lộc, hoa vàng thắm cây
Nắng chiều xế bóng hao gầy
Xiêu theo triền dốc ngấm say vị đời
Tiếng lòng ngân vọng chơi vơi
Âm xưa bóng cũ mù khơi dấu tìm
 
                                    
DƯỜNG NHƯ
 
Dường như bóng xế đường trần
Dường như cuộc sống thanh bần rồi qua
Dường như tóc muối sương pha
Dường như phấn bảng đang là vọng âm
Bên chiều một thoáng trầm ngâm...
 
*
THƠ ĐƯỜNG LUẬT
 
 
TÂN NIÊN KHAI BÚT
 
Nâng chén hòa vui ấm giọng ca
Ý tình thao thiết bút thêu hoa
Mai e ấp nụ ươm vàng nắng
Sen khẽ khàng hương ủ đượm trà
Bấc lạnh nỗi niềm đông tận nhỉ!
Rượu nồng sắc vị xuân khai a!
Lâng lâng thi tứ tươm trào giọt
Cánh mộng dần bay vào thẳm xa.
                                 
 
THƯỞNG XUÂN
 
Mai vàng đào thắm toả hương hoa
Tết đến vui xuân nào chỉ ta
Cùng hát cùng đàn, vài cốc rượu
Cũng ngâm cũng vịnh, dăm ly trà
Xôn xao tình gợn hồn đang trẻ
Xao xuyến thơ ngân ý chửa già
Khai bút lòng bừng bao nắng ấm
Bên thềm lãnh lót yến oanh ca.

 
 
Buốt lạnh tàn đông rồi cũng qua
Khoan thai xuân đến ấm bao nhà
Bâng khuâng nắng mới lừng hương tết
Biêng biếc chồi xanh thắm sắc hoa
Danh lợi: chán chê vòng tục lụy!
Rượu thơ: ngây ngất thú yên hà!
Thả hồn bay bổng cùng trăng nước
Hào sảng hát vang khúc túy ca.
 
                                   La Thuỵ

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2024

VOI BIỂN LÀ “HẢI TƯỢNG” HAY “HẢI MÔ ? - La Thụy sưu tầm và biên tập

 



          VOI BIỂN LÀ “HẢI TƯỢNG” HAY “HẢI MÔ ?

Câu hỏi có vẻ ngớ ngẩn, khi mà ai cũng biết từ Hán Việt “tượng” là voi, tất nhiên VOI BIỂN phải là HẢI TƯỢNG. Nhưng, không phải tự dưng tôi đặt ra câu hỏi “ngớ ngẩn” trên. Việc gì cũng có nguyên do cả (như “nguyên lý túc lý” trong triết học).

Năm 1967, tôi học lớp nhất (tương đương với lớp năm hiện nay). Khi học môn Khoa Học Thường Thức, bài “động vật Bắc cực” thấy giới thiệu về gấu trắng, hải cẩu và hải mã. Nhìn hình vẽ thì con hải mã to lớn và đặc biệt có 2 cái ngà nhọn hoắt chỉa ra từ miệng. Sách Khoa Học Thường Thức lớp nhất hồi đó cho biết HẢI MÃ nặng trung bình 1,5 tấn. Tôi tự hỏi con vật to lớn, có ngà trông giống con voi, chẳng giống ngựa tí nào, tại sao không có tên là HẢI TƯỢNG mà lại mang tên HẢI MÃ. Bẵng đi một thời gian dài, đọc sách báo, tôi thấy có đề cập đến HẢI TƯỢNG. Tôi truy cập tìm hiểu “hải tượng” là con vật như thế nào, quả nhiên như suy nghĩ của tôi thời tiểu học: HẢI MÃ còn được gọi là hải tượng.

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2024

RAU TẦN, RAU TẢO CÓ PHẢI LÀ ĐỒ CÚNG TẾ NGÀY XƯA Ở TRUNG HOA KHÔNG? La Thụy sưu tầm và biên tập


                                        Một loại rau Tần: 
Rau bợ nước

Tôi chia sẻ STT “Nguồn gốc hai chữ ‘tảo tần’ của trang face “Chiết tự chữ Hán” vào trang face của tôi. Nội dung phần đầu của STT đó như sau:
 
  “ ‘Tảo tần’là một từ để chỉ đức tính đảm đang, chịu thương chịu khó, thường là của phụ nữ. Nhưng nguồn gốc của từ này là như thế nào?
‘Tảo tần’, chữ Hán viết là 藻蘋, trong đó:
     - TẢO  là rong rêu, chỉ chung các thứ cỏ mọc ở dưới nước. Như “hải tảo” 海藻 là rong biển.
     - TẦN  còn đọc với âm "bình", có lẽ TẦN là một loại rau lục bình nổi trên mặt nước, ta thường gọi là bèo.
 Như vậy, ‘tảo tần’ là rau tảo và rau tần. Người xưa dùng rau tảo và rau tần để dâng lên cúng tổ tiên. Hái rau tảo và rau tần là việc chuyên trách của người phụ nữ xưa. Rau tần thường mọc hoang dại bên bờ suối, còn tảo thì sinh trưởng trong lòng suối như các loại rong, cả hai đều không dễ mà hái được. Do đó người vì đạo hiếu với tổ tiên mà lặn lội đi tìm rau tảo rau tần là người đảm đang, đáng khen ngợi.....”
 
Khi tôi chia sẻ bài này lên trang face của tôi, nhiều bạn vào ghi còm, khen chê và thắc mắc đủ cả. Đặc biệt có một bạn ghi còm như sau:

“Đúng là lươn lẹo suy luận cách ngờ nghệch khi tần, tảo là những thứ rau cỏ mọc hoang kém giá trị mà dám bảo đem về thờ cúng !”.
 
Tôi trả lời bạn ấy:

“Những rau cỏ mọc hoang trong thiên nhiên đâu phải là những thứ kém giá trị, có khi là thảo dược quý hiếm có giá trị rất cao như: đông trùng hạ thảo, nhân sâm, linh chi... mà người ta săn lùng đỏ mắt và đang cố gắng đem về trồng trong vườn nhưng sản phẩm thu hoạch do người trồng có phẩm chất không bằng sản vật trong thiên nhiên.
TẢO và TẦN mà người phụ nữ Trung Hoa xưa vất vả tìm kiếm và thu hái để cúng tế, hẳn là loại TẢO và TẦN đặc biệt có ý nghĩa và giá trị cao chứ đâu phải thứ tảo và tần vô giá trị, bạ đâu vơ nấy...”
 

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2024

MÙA THU – APOLLINAIRE – BÙI GIÁNG – PHẠM DUY - HOA THẠCH THẢO - La Thụy sưu tầm và biên tập


                 

Sắc màu thu đã gieo nhiều cảm hứng cho hồn thơ tứ nhạc. Nhiều bài thơ, bản nhạc viết về THU dù đã trải qua bao năm tháng phôi pha vẫn in đậm nét trong lòng người thưởng lãm. Là người yêu nhạc (loại nhạc có air “bán cổ điển”), ai mà không thuộc các bản “Buồn tàn thu” của Văn Cao, “Giọt mưa thu”“Đêm thu”, “Con thuyền không bến”… của Đặng Thế Phong , “Thu quyến rũ” của Đoàn Chuẩn Từ Linh , “Thu vàng” của Cung Tiến, “Em ra đi mùa thu” của Phạm Trọng Cầu, “Chiếc lá thu phai” của Trịnh Công Sơn , “Mùa thu Paris” của Phạm Duy, “Thu hát cho người” của Vũ Đức Sao Biển, “Thu ca” của Phạm Mạnh Cương v.v… Đặc biệt, bản “Mùa thu Chết” của Phạm Duy, bản nhạc hay nhưng có nhiều thắc mắc về xuất xứ của ca từ.
     
Bản nhạc này lấy ý của bài thơ “L’ADIEU” của Guillaume Apollinaire, điều này có lẽ được nhiều người chấp nhận. Tuy nhiên lời Việt của bản nhạc “Mùa thu chết” thì không ít ý kiến cho rằng là do chính thi sĩ Bùi Giáng chuyển ngữ từ nguyên tác tiếng Pháp bài “L’ADIEU” nói trên, Phạm Duy chỉ phổ nhạc mà thôi. Để nhìn nhận cho khách quan, ta thử đối chiếu nguyên tác với bản dịch của Bùi Giáng và lời nhạc của Phạm Duy.
 
 a/ Bài thơ của Apollinaire:
 
           L'ADIEU
 
           J'ai cueilli ce brin de bruyère
           L'automne est morte souviens-t'en
           Nous ne nous verrons plus sur terre
           Odeur du temps brin de bruyère
           Et souviens-toi que je t'attends
 
           GUILLAUME APOLLINAIRE
 
b/Bản dịch của thi sĩ Bùi Giáng :
 
           LỜI VĨNH BIỆT
 
           Ta ngắt đi một cành hoa thạch thảo (*)
           Em nhớ cho mùa thu đã chết rồi
           Chúng ta sẽ không tương phùng được nữa
           Mộng trùng lai không có ở trên đời
           Hương thời gian mùi thạch thảo bốc hơi
           Và nhớ nhé ta đợi chờ em đó...
 
                                                   BÙI GIÁNG
   (*) Câu này còn có dị bản:
 
          Ta đã hái nhành lá cây thạch thảo
 
c/ Ca từ trong bản “Mùa thu chết” của Nhạc sĩ Phạm Duy:
 
           MÙA THU CHẾT
 
           Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo
           Em nhớ cho Mùa Thu đã chết rồi !
           Mùa Thu đã chết, em nhớ cho
           Mùa Thu đã chết, em nhớ cho
           Mùa Thu đã chết, đã chết rồi. Em nhớ cho !
           Em nhớ cho,
           Đôi chúng ta sẽ chẳng còn nhìn nhau nữa!
           Trên cõi đời này, trên cõi đời này
           Từ nay mãi mãi không thấy nhau
           Từ nay mãi mãi không thấy nhau...
           Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo
           Em nhớ cho Mùa Thu đã chết rồi !
           Ôi ngát hương thời gian mùi thạch thảo
           Em nhớ cho rằng ta vẫn chờ em.
           Vẫn chờ em, vẫn chờ em
                 Vẫn chờ....
                                    Vẫn chờ... đợi em !
 
                                            PHẠM DUY    

Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2024

CHÚT TẢN MẠN VỀ CÁC ĐOẢN VĂN “TỰU TRƯỜNG” CỦA ANATLOLE FRANCE, “TÔI ĐI HỌC” CỦA THANH TỊNH VÀ “CẢM THU” CỦA ĐINH HÙNG - La Thụy


      

CHÚT TẢN MẠN VỀ CÁC ĐOẢN VĂN “TỰU TRƯỜNG” CỦA ANATLOLE FRANCE, “TÔI ĐI HỌC” CỦA THANH TỊNH VÀ “CẢM THU” CỦA ĐINH HÙNG
                                                                                            La Thụy

Ngày khai trường với kỷ niệm mơn man làm tôi nhớ đoản văn LA RENTRE'E DES CLASSES (TỰU TRƯỜNG) của nhà văn Anatole France - trích từ quyển “Le Livre de mon ami” (Cuốn Sách Của Bạn Tôi). Đoản văn TỰU TRƯỜNG của nhà văn Anatole France có ảnh hưởng lớn tới tâm hồn nhà văn Thanh Tịnh, khi ông viết truyện ngắn TÔI ĐI HỌC. Hình ảnh chú bé A. France trong ngày tựu trường khơi dậy những tình cảm trong sáng, bỡ ngỡ và êm ái của tuổi thơ. Bởi hơn đâu hết, chính những thầy giáo vỡ lòng, thông qua trang hồi kí tuyệt vời ấy, đã đánh thức ở họ những xúc cảm đầu đời: niềm đam mê học hành và tình yêu văn chương nghệ thuật.

Xin trích dẫn các bản dịch của Phạm Tất Đắc, Bùi Bảo Trúc và bản tiếng Pháp Anatole France

* Bản dịch của Phạm Tất Đắc:

“Tôi sẽ kể cho bạn nghe những gì gợi cho tôi nhớ lại hàng năm bầu trời chập chùng của mùa thu, những bữa cơm chiều đầu tiên ăn dưới ánh đèn và những chiếc lá đang úa vàng dần trong những chòm cây run rẩy. Tôi sẽ kể bạn nghe mình đã nhìn thấy gì khi qua vườn Luxembourg vào những ngày đầu tháng mười, khi phong cảnh hơi buồn và đẹp hơn bao giờ hết, vì đó là những ngày mà lá cây rơi từng chiếc một trên bờ vai trăng trắng của các pho tượng… Điều tôi nhìn thấy lúc đó, trong vườn ấy, là một chú bé con, tay đút túi quần, cặp sách trên vai, đang bước tới trường, vừa đi vừa nhảy nhót như một chú chim sẻ. Chỉ tâm tư tôi nhìn thấy chú bé, vì đó chỉ là một bóng hình. Đó là bóng hình tôi cách đây hăm lăm năm…”
                                           (Trích một đoạn dịch của Phạm Tất Đắc)

Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2024

VÌ SAO GỌI LÀ “MƯA NGÂU, ÔNG NGÂU BÀ NGÂU... ? – La Thụy


6 cách viết NGÂU theo tự dạng chữ Nôm trong quyển “Tự Điển Tiếng Nôm” của Lê Văn Kính

Hôm nọ, anh em khi trà dư tửu hậu có người thắc mắc vì sao gọi là “mưa ngâu”, vì sao gọi là “ông ngâu bà ngâu”. Tất nhiên, truyền thuyết Ngưu Lang Chức Nữ được đưa ra để giải thích. Người thắc mắc lại hỏi vậy sao không gọi là “mưa ngưu”, “ông ngưu bà ngưu”. Một ông bạn cho rằng “ngâu” là cách đọc chệch chữ Ngưu. Thế là một ông bạn khác cười chế nhạo: “mưa ngưu”“mưa trâu” “ông ngưu bà ngưu”“ông trâu bà trâu” à !?!  Vì sao có sự đọc chệch như thế ? Mà vì sao không đọc chệch theo cách khác đi?
 
Ông bạn khác lại cho rằng:
Gọi là “mưa ngâu”, “ông Ngâu bà Ngâu” vì loài hoa ngâu gắn liền với câu chuyện tình Ngưu Lang – Chức Nữ từ xa xưa. Hoa ngâu mang ý nghĩa về một tình yêu thủy chung, với khát vọng tự do trong tình yêu.  Nhưng ông bạn lại không nêu được sự liên quan giữa Ngưu Lang Chức Nữ và hoa ngâu như thế nào trong truyền thuyết.
 
Tôi nghĩ ông bà của ta xưa gọi là “mưa ngâu”, “ông ngâu bà ngâu” chắc có lý do, mình thử tra tìm tiếng “NGÂU” trong chữ Nôm (chữ viết của ông bà ta hồi xưa) xem sao! Chữ Nôm vốn mượn âm và chữ của Hán Tự mà, nên chắc chắn có liên quan về cách viết, cách đọc thôi.
 
Hỏi thăm những bậc tiền bối về Hán Nôm, họ cho biết có tới 6 cách viết NGÂU theo chữ Nôm. Đó là âm đọc chữ Hán “ngưu” (trâu); kế tiếp là: chữ “ngưu” bộ mộc, chữ “ngưu” bộ thảo; chữ “ngô” bộ mộc; chữ “ngô” bộ thảo; chữ “ngao” bộ mộc.
 
Tra từ điển Hán Nôm trên mạng, tôi tìm ra chỉ có 4 cách viết. 



Vẫn còn thiếu 2 cách viết sau :
 - NGÂU là âm Nôm đọc chữ đọc chữ Hán “ngưu” có bộ mộc: Hoa ngâu.
- NGÂU là âm Nôm đọc chữ đọc chữ Hán “ngao” có bộ mộc: Hoa ngâu.

Thứ Ba, 16 tháng 7, 2024

“BÀI CA HỌC TRÒ”, HAI BẢN NHẠC ĐƯỢC YÊU THÍCH TRONG GIỚI SINH VIÊN HỌC SINH HUẾ CỦA HAI NHẠC SĨ KHÁC NHAU (Phan Ni Tấn và Nguyễn Quyết Thắng) - La Thụy

Trước năm 1975, giới sinh viên học sinh miền Nam chúng tôi ở Huế rất thích 2 bản nhạc BÀI CA HỌC TRÒ của 2 nhạc sĩ Phan Ni Tấn và Nguyễn Quyết Thắng.
 
Đặc biệt 2 bản nhạc có phong cách và nội dung đặc thù thể hiện tâm trạng giới trẻ của chúng tôi thuở đó.
 
- “BÀI CA HỌC TRÒ” (1) – Nhạc và lời của Phan Ni Tấn, xuất phát từ bài thơ “Kính thưa thầy” ký bút hiệu N.D được đăng trong tờ Văn của nhà văn Mai Thảo trước khi nó chuyển thành nhạc phẩm “Bài Ca Học Trò” do chính tác giả bài thơ Phan Ni Tấn phổ nhạc. Bản nhạc “Bài Ca Học Trò” nói lên tâm trạng u uất của giới trẻ chúng tôi trước cuộc chiến nồi da nấu thịt dai dẳng, đau thương trên quê hương Việt Nam thuở đó.
 
Nhạc sĩ Phan Ni Tấn

- “BÀI CA HỌC TRÒ” (2) – Vốn là bài thơ “Những tối hoa xưa” của Đoàn Bằng Hữu được nhạc sĩ Nguyễn Quyết Thắng phổ nhạc. Bản nhạc này nói lên tình cảm yêu đương trong sáng, thơ mộng của thanh niên chúng tôi. Bây giờ các trang mạng đều trả lại tên gốc bản nhạc là “Những tối hoa xưa” như tựa đề của bài thơ.
 
Nhạc sĩ Nguyễn Quyết Thắng

Nhạc sĩ Phan Ni Tấn và nhạc sĩ Nguyễn Quyết Thắng đều tham gia phong trào du ca Nguyễn Đức Quang trước 1975. Hiện cả hai nhạc sĩ đều định cư ở nước ngoài.
 
1/
“BÀI CA HỌC TRÒ” – Nhạc và lời của Phan Ni Tấn
 
Kính thưa thầy đây bài chính tả của con
Bài chính tả viết về nước Mỹ
Con viết hai lần sai chữ "America"
Con viết hai lần sai chữ "communist"
Con viết hai lần sai chữ "liberty".
 
Làm sao được, làm sao được bởi anh con vừa chết
Kính thưa thầy đây bài luận triết của con
Một căn nhà và một trái phá
Một đám cưới hồng bên cạnh một đám ma
Một kiếp sống tàn dưới biển người no ấm
Ôi tiếng hát nào bên lệ em tuôn mau.
 
Làm sao thuộc bài con học để vinh thân đời sau
Kính thưa thầy đây là bài toán của con
Những đường cong, đường thẳng đều có gài mìn
Từ trong thành phố có bar, có Mỹ, có con gái học trò
Đường vào rừng có hầm hố cá nhân
Đường vào đời có xương máu căm hờn.
 
Con đã chứng minh nhiều lần
Đường ngoằn ngoèo qua Mỹ, qua Paris thật ngắn
Nhưng không thể nối liền Sài gòn, Hà Nội
Nhưng không thể nối liền thành phố với làng quê
Con không đậu tú tài để đi sĩ quan Đà Lạt
Con không đậu tú tài để thành bác sĩ, kỹ sư.
 
Kính thưa thầy đây bài thuộc lòng của con
Tổ quốc Việt Nam bốn ngàn năm văn hiến
Một trăm năm Pháp thuộc, hai mươi năm đoạ đày
Làm sao con thuộc được truyện Kiều, Nguyễn Du.
 
Những bài thơ mùa thu Nguyễn Khuyến
Những bài công dân sử địa
Những bài học con ngại ngùng không dám đọc to
Trên đường phố hay những vùng ngoại ô.
 
Kính thưa thầy đây là quyển vở của con
Suốt một năm chưa một tờ có chữ
Con để dành ép khô những dòng nước mắt
Của cha con, của mẹ con, của chị con và của chính con.
 
                                                                    Phan Ni Tấn
 
Thơ & nhạc: Phan Ni Tấn - Elvis Phương hát

https://www.youtube.com/watch?v=NL2kVyX3fxo
 
Nhạc sĩ Phan Ni Tấn trình bày bản nhạc BÀI CA HỌC TRÒ do chính ông sáng tác

2/ “BÀI CA HỌC TRÒ” –  Thơ Đoàn Bằng Hữu. Nhạc Nguyễn Quyết Thắng
 
NHỮNG TỐI HOA XƯA
 
Năm mười, mười lăm hai mươi
Tôi che mắt kiếm em cười rất trong
Con trăng sớm biết mặn nồng
Bay ngang một sợ mây hồng như mơ ơ ơ...
 
Thương em xé vở học trò
Đêm khuya cắn bút làm thơ tỏ tình
Trên giòng lục bát mông mênh
Gọi mưa về lá hồn nhiên ngủ vùi
 
Năm mười, mười lăm hai mươi...
Còn người xanh tóc yêu người tóc xanh
 
                              Nguyễn Quyết Thắng
 
 
Thơ Đoàn Bằng Hữu. Nhạc Nguyễn Quyết Thắng. Cung My hát

Nhạc sĩ Nguyễn Quyết Thắng và ca sĩ Vành Khuyên trình bày bản nhạc NHỮNG TỐI HOA XƯA


                                                                                         La Thụy