Nguồn:
https://ethongluan.org/index.php/doc-bai-luu-tru/3168-d-h-c-d-ngu-nguy-n-d-c-l-p
https://ethongluan.org/index.php/doc-bai-luu-tru/3168-d-h-c-d-ngu-nguy-n-d-c-l-p
Nhà
văn Nguyễn Đức Lập, tự là Chánh Phương, sáng tác dưới các bút hiệu Nguyễn Đức Lập,
Chánh Phương, Hương Giáo, Ngô Phụng Anh, tên rừng Hướng Đạo là Sóc Vui Vẻ.
Ông
sinh ngày 21 Tháng Chín, 1945, tại Tư Nghĩa, Quảng Ngãi. Con của nhà thơ-nhà
báo Hồng Tiêu – Nguyễn Đức Huy (1902-1985) và nhà văn Bà Tùng Long – Lê Thị Bạch
Vân (1915-2006), tác giả nổi tiếng tại miền Nam trước 1975. Ông có chín anh chị
em.
Ông
là cựu học sinh trung học Pétrus Ký, cựu sinh viên luật khoa Đại Học Đường Sài
Gòn, nguyên luật sư Tòa Thượng Thẩm, Sài Gòn.
Sau
30 Tháng Tư, 1975, ông về làm rẫy ở ấp Phước Lập, xã Phú Mỹ, tỉnh Đồng Nai. Đến
Tháng Tám, 1980, vượt biên và ở trại tị nạn Palawan, sau đó đến trại chuyển tiếp
Bataan, Philippines. Định cư tại Hoa Kỳ năm 1983. (Trích báo Người Việt
:nguoi-viet.com/little-saigon/Nha-van-Nguyen-Duc-Lap)
Ông là bào đệ của thi sĩ Trạch Gầm Nguyễn Đức Trạch ở Nam Cali…
Nhà văn Nguyễn Đức Lập
DỦ
HỌC DỦ NGU
Nghe cái câu “Dủ học dủ ngu”, càng học càng ngu, dễ mấy
ai tin được. Càng học thì phải càng khôn ra, cũng như gừng, quế, “dũ lão dũ
tân”, càng già càng cay, mới phải cho chớ.
Hồi nhỏ, tôi học chữ Nho với thân phụ. Cha thì dạy
nghiêm túc, nhưng thằng con thì học lơ là, lại thêm cái tánh rắn mắt, cắc cớ đã
quen. Nên nhiều khi nó cố tình cắt nghĩa những câu chữ Nho học được theo ý của
nó để cười chơị.
Học tới câu “Dủ
học dủ ngu”, tôi đã dám ngồi xếp bằng chễm chệ, đã nói là cái tánh rắn mắc
cắc cớ đã quen mà, cắt nghĩa cho thằng em tôi như vầy:
-
“Dủ học dủ ngu”, là “càng
học càng ngu”, thành ra, trò học ít thì trò ngu ít, trò học nhiều thì trò
ngu nhiều, mà trò không học thì trò không ngu.
Thằng em gật đầu khoái trá, ai dè được mà cha tôi đứng
ở sau lưng. Tôi bị 5 roi quắn đít và học 1 bài học nhớ đời : “chữ nghĩa thánh hiền không thể đem ra mà
đùa giỡn được”.