BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

NHÀ HẬU LÊ - Lê Ngọc Phái

KỶ NIỆM 580 NĂM  NGÀY VUA LÊ THÁI TỔ BĂNG HÀ 

   

   TƯỞNG NHỚ VUA LÊ THÁI TỔ
   Từ trần ngày 22. 8 Âm lịch (1433)

   Bình Định Vương (1) vào núi Chí Linh
   “Nằm gai nếm mật” (2) luyện quân mình
   Lê Lai cứu chúa làm Lê Lợi
   Nguyễn Trãi dâng bài (3)  dẹp giặc Minh
   Áp bức!  - Đấu tranh dành tự chủ
   Xâm lăng!  - Kháng chiến tạo yên bình
   Anh hùng dân tộc lưu gương sáng
   Binh tướng giặc Tàu mãi thất kinh.
                                     Lê NgọcPhái

 (1) Từ khi quân nhà Minh sang cai trị, dân ta phải khổ nhục trăm đường. Đến mùa xuân năm Mậu Tuất (1418), Lê Lợi khởi binh ở núi Lam Sơn, xưng là Bình Định Vương. Quân lính đã 3 lần về núi Chí Linh để củng cố lực lượng. Sau cùng, Lê Lợi đã đánh đuổi được quân Minh, lên ngôi Hoàng đế năm 1428,  tức là vua Lê Thái Tổ, khôi phục quốc hiệu Đại Việt, đóng đô ở Thăng Long. 
(2) Theo Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi
(3) Bình Ngô sách trong đó Nguyễn Trải vạch ra các kế sách đánh giặc Minh.

       Hình trong truyện tranh Lê Lai liều mình cứu chúa


   TƯỞNG NHỚ LÊ LAI
   (Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi)

   Giả làm Lê Lợi - tướng Lê Lai
   Áo mũ cân đai nịt chiến hài
   Tung kiếm điều quân đầy nhiệt huyết
   Cưỡi voi xung trận đóng tròn vai
   Liều thân cứu Chúa vì sông núi
   Quyết chí diệt Minh tỏ sức tài
   Trung Túc (1) anh hùng dân nước Việt
   Lũng Nhai - Kỷ Tín (2) vẹn thề trai.
                                    Lê Ngọc Phái

(1) Sau khi Lê Lợi lên ngôi vua, Lê Lai được truy tặng là “Sùng trung Đồng đức hiệp mưu bảo chính Lũng Nhai công thần.”, hàm thiếu uý, thụy là Toàn Nghĩa. Năm 1484, vua Lê Thánh Tông gia phong ông làm Trung Túc vương.
(2) Năm 1416, Lê Lai cùng Lê Lợi và các tướng lĩnh khác tham gia “Hội thề Lũng Nhai”, thề sống chết có nhau, nguyện chung sức đánh đuổi quân Minh xâm lược. Kỷ Tín (Trung Quốc) khoác hoàng bào chết thay vua Hán Cao Tổ

                                                         
   NGUYỄN TRÃI TIÊN SINH
   Mất ngày 16.8 Nhâm Tuất (19.9.1442)

   Ức Trai lập chí thật trung kiên
   Tận lực phò vua bậc đại hiền
   Trí dũng hơn người - tầm kiệt xuất
   Cơ mưu thắng giặc – cỡ siêu nhiên
   Yêu thương đất nước, nêu gương sáng
   Bảo vệ giống nòi, rạng khí thiêng
   Thế sự đa đoan đành hệ lụy
   Nỗi niềm oan khuất Lệ Chi Viên!!!
                                  Lê Ngọc Phái

* Nguyễn Trãi, hiệu là Ức Trai, thi đỗ Thái học sinh năm 1400, là mưu sĩ của nghĩa  quân Lam Sơn trong việc bày tính mưu kế cũng như soạn thảo các văn thư ngoại  giao với quân Minh. Ông là khai quốc công thần và là văn thần có uy tín ở thời đầu nhà Hậu Lê.Tuy nhiên,  năm1442 toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông. Nguyễn Trãi cũng là một nhà văn hóa vĩ đại, có đóng góp to lớn vào sự phát triển của văn học và tư tưởng Việt Nam

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

BÙI GIÁNG BÁN CHÁO GÀ - Lê Duy Đoàn


                              
                                     

              BÙI GIÁNG BÁN CHÁO GÀ
                                                  Lê Duy Đoàn

        Câu nói “Việt Nam ta ra ngõ gặp anh hùng” hay “nhiều người ngoại quốc mơ ước sáng ngủ dậy thấy mình là người Việt Nam” được lặp đi lặp lại từ học đường đến các phương tiện truyền thông đại chúng của Việt Nam sau năm 1975. Đã là người Việt mà đứng ngoài ngõ thì có thể đó là anh hùng.  Một nhà thơ nổi tiếng vì tài hoa, trí tuệ nhưng có vẻ bên ngoài thuộc hàng điên ngoại hạng mà vỗ ngực xưng mình là anh hùng thì đó là chuyện lạ vô cùng. Nhưng không sao, ông ấy là người Việt.

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013

ẤM MÃI TÌNH QUÊ - Hoàng Hữu Bản, Ngô Hướng



Vừa qua, anh Ngô Hướng - bạn đồng môn Trung Học Nguyễn Hoàng Quảng Trị (khối 1964 - 1971), ghé khu resort Quốc Tế, thị xã La Gi, Bình Thuận cùng với gia đình và bạn bè Sài Gòn của anh để nghỉ dưỡng. Nhận lời mời của anh Hướng, một số anh chị em đồng môn NH La Gi - Hàm Tân cùng đến họp mặt giao lưu. Là nguyên hiệu trưởng trường Đại Học Ngân Hàng thành phố Hồ Chí Minh, nhưng anh Hướng vẫn tỏ ra rất giản dị, hoà đồng, gần gũi thân mật với anh chị em đồng môn NH La Gi - Hàm Tân. Buổi giao lưu họp mặt thắm đượm tình quê hương và say men tình bạn đồng môn qua từng điệu hò, câu ca, tiếng ngâm thơ... hào sảng, thoáng đạt. Chị Ngô Hướng cùng gia đình, bè bạn anh Hướng rất lịch thiệp niềm nở, thân tình trong giao tiếp. Thi hứng dâng trào, cảm xúc dào dạt , những người bạn đồng môn vong niên cùng dệt những vần thơ kỷ niệm về lần họp mặt này.

          
    

          ẤM MÃI TÌNH QUÊ
          (Thân gởi anh chị Ngô Hướng)

          Giữa biển trời bao l
          Lagi vào mùa lá rụng\
          Vodka ngọt tình quê
          Hơn trái cơm rượu làng miềng
          Gió ru hồn chúng t
          Quạt hương đồng môn một thuở
          (Nguyễn Hoàng Quảng Trị buổi can qua)
          Ta nghe chừng mát dạ
          Ấm rọt ấm gan
          Chảy băng vào huyết quả
          Băng qua bỉ ngạn
          Vượt không, thời gian
          Còn lại đây: răng, ri, mi, tau, mô, rứa
          Trời Nguyễn Hoàng chớp lửa
          Đá Thạch Hãn còn trơ
          Hoa non Mai vẫn nở
          Dòng trong mãi lặng lờ
          Sáng một trời tha hương
          Thuỷ chung hương lan toả
          Cảm ơn! Cảm ơn! Ngô Hướng!
          Điệu hò người ấm áp
          Ủ tình quê

                                Hoàng Hữu Bản



     


          KHÔNG ĐỀ

          Cho dù năm tháng có mòn
          Sông quê vẫn đậm tiếng còn ru nhau
          Ngọt bùi như thể trầu cau
          Uống năm ba chén để sau khỏi buồn
          Mờ xa Mai Lĩnh mây tuôn
          Thạch Hãn ơi có gọi nguồn mưa mau
          La Gi một buổi tìm nhau
          Biển trời lồng lộng sang giàu có chi
          Gặp nhau là rứa, tau, mi
          Hồn quê thắm đượm mấy thì trăng sao
          Dù cho mưa giận sấm gào
          Cứ thương nhau, sẽ còn nhau suốt đời


                                                   Ngô Hướng