BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Năm, 26 tháng 1, 2017

CUỐI NĂM ÂM LỊCH - Thơ La Thụy


   


        CUỐI NĂM ÂM LỊCH
        (Cảm đề thơ Đá Ngây Ngô)

        Xuân về lâng lâng nào nhờ gió chở
        Đáy cốc vênh hay rượu ngấm ngã nghiêng
        Thèm trái cấm lòng vướng bận nghiệp duyên
        Loan phụng múa tình ai đang khép mở.

        Mắt xanh trắng tri âm còn níu mộng
        Bến xuân ơi lưu luyến cõi trời xưa
        Sương khói phủ bâng khuâng xuân không mùa
        Thầm nguyện ước cho nguồn yêu mở rộng.

        Ngọn nến ấy lung linh trời ảo diệu
        Hương xưa nào thoang thoảng ủ tình mơ
        Để ngây ngất tình tràn thơm men rượu
        Hào sảng cười đồng vọng đá ngây ngô.
                                             

        TÀN NIÊN CẢM TÁC
        I.
        Tơ xuân vương vấn đất trời
        Hồn xuân bảng lảng thoảng lời mê hoa
        Suốt đời mộng mị là ta
        Mắt xanh nhẹ chớp nhạt nhòa tri âm.

        II.
        Chưa say nhưng dáng dật dờ
        Hồn mê trí tỉnh mệt phờ xác thân
        Chào nhau nửa tiếng ân cần
        Khóe môi hé nụ bộn lần nhớ thương.

        III.
        Thôi xin đừng nói tỉnh mê
        Thế nhân mắt trắng mệt mề đớn đau
        Mơ say quên lấy nỗi sầu
        Rộn ràng thế sự dãi dầu lo toan.
        Cho ta ít phút thanh nhàn
        Câu thơ bất chợt xuất thần thăng hoa.

                                   
        RIÊNG NỤ HOA LÒNG 
        Gió thoảng nhành mai đùa lộc nõn
        Hoa lòng riêng nụ nép thềm ai
        Lặng lờ xuân ý dâng hồn mộng
        Ấm lạnh tâm thân dậy cảm hoài

                             
        ĐÊM TRỪ TỊCH
        Trừ tịch lắng hồn vọng cõi không
        Bánh chưng sắp chín bếp đang hồng
        Tân Hà sương khói mông lung quá
        Chếnh choánh tình ai rượu đượm nồng
                                       Chiến Vinh, 2002
                           
        BÁNH CHƯNG VÔ NGẠI
        Năm ngoái ngồi canh ấm hai người
        Năm nay hồng lửa lặng mình ai
        Lung linh diệu tuyệt sao chưa ngộ
        Vô Ngại chừ  tâm lại ngậm ngùi
                   Chiến Vinh 12/02/2002
        (Tức Mồng Một Tết Nhâm Ngọ )

CHÙM ẢNH HOA CÚC CỦA CHU VƯƠNG MIỆN








Thứ Ba, 24 tháng 1, 2017

CHÙM THƠ CUỐI NĂM CỦA LA THỤY





       TỰ CẢM CUỐI NĂM   

       Dặm trường rong ruổi ngựa phi
       Thời gian vút cánh xuân thì hanh hao
       Chồn chân dừng bước bên cầu
       Lặng nhìn nước chảy nuối màu tóc xưa
       Cánh buồm lộng gió ước mơ
       Băng qua sông biển cập bờ nơi nao?
       Vọng âm sóng vỗ dạt dào
       Bên chiều đông tận nắng đào dần phai
       Hoa tóc sương muối đang cài              
       Tàn niên tự cảm thoảng bay tiếng lòng


       VÔ THƯỜNG   
       (Cảm khái khi đọc truyện thần thoại Hy lạp) 

       Một thời vang bóng còn đâu
       Khói sương chừ lại úa màu thời gian
       Một thời xuân sắc nhựa tràn
       Nhành xanh biếc lộc, hoa vàng thắm cây
       Nắng chiều xế bóng hao gầy
       Xiêu theo triền dốc ngấm say vị đời
       Tiếng lòng ngân vọng chơi vơi
       Âm xưa bóng cũ mù khơi dấu tìm


       DƯỜNG NHƯ

       Dường như bóng xế đường trần
       Dường như cuộc sống thanh bần rồi qua
       Dường như tóc muối sương pha
       Dường như phấn bảng đã là vọng âm
       Bên chiều một thoáng trầm ngâm...

 
       KHÔNG ĐỀ

       Hoàng hôn bảng lảng chơi vơi
       Vẳng ngân âm vọng một thời xanh rêu
       Ta xin lượm chút bóng chiều
       Nhen cho hoài niệm dáng kiều xa xăm
       Ờ sao thi tứ biệt tăm...

                                               LA THỤY

Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2017

VĂN TẾ 74 TỬ SĨ TRONG TRẬN HẢI CHIẾN HOÀNG SA (NGÀY 17-19.01.1974) - Nguyễn Phúc Vĩnh Ba


               

                   

                                  Viết văn tế : Nguyễn Phúc Vĩnh Ba.
                                  Đọc văn tế: Nguyễn Văn Anh.
                                  Video: Dương Đình Hùng


GÁC CU LÀ NGU - Phiếm luận của Chu Vương Miện


             

                 GÁC CU LÀ NGU
                              Phiếm luận của Chu Vương Miện

Thế gian thường nói (thông minh nhưng chậm hiểu) kẻ viết bài phiếm luận này thì chỉ hoàn toàn chậm hiểu, hoàn tòan không có một chút thông minh nào! Tính ra nghe từ Gác cu này từ những năm 1956 –1957 chi lận, gần 45 năm đến bây giờ mà nói hiểu hẳn cũng chưa chắc là đúng (mà hiểu chưa đầy đủ có lẽ đúng hơn). Năm đệ lục về bộ môn quốc văn có hoc về tác phẩm lục súc tranh công, tác giả là vô danh thị, trong tác phẩm văn chương nay nói về con chó, con lợn, con dê, con gà, con ngựa, con trâu, ông thầy giảng qua loa va kết luận mơ hồ rằng: Bọn gia súc “animaux domestiques” là một bọn ngu độn, tranh hơi tranh hơn, y như ở đời có bốn cái ngu (mai dong, nhận nợ, gác cu, cầm chầu).
Ông thầy giảng giải thêm Gác cu là ngu có nghĩa là hàng ngày cầm cái lồng có nhốt một con cu mồi để nó gáy để bẫy chim cu khác, công việc này cứ kể là ngu. Mà thôi chương trình quốc văn năm đệ lục chỉ có chừng đó, thôi thì trâu, chó, heo, ngựa, gà…  thú vật đương nhiên là ngu rồi.  Tiếp theo đó là thêm bốn cái ngu nữa. Thiên hạ có ngu là việc của thiên hạ còn riêng phần mình có ngu hay không? ngu ít hay ngu nhiều là cái quyền của mình.

Thứ Năm, 19 tháng 1, 2017

CHẲNG DÁM ƯỚC MƠ - Thơ Kha Tiệm Ly


       
                  Nhà thơ Kha Tiệm Ly


        CHẲNG DÁM ƯỚC MƠ

        Tôi chỉ là người cơm rau áo vá,
        Chẳng dám ước mơ cho thắm chút cuộc đời.
        Bởi mơ ước là trăng sao vời vợi,
        Ngước cao nhìn chỉ là ảo ảnh mà thôi!

        Đường vạn dậm suốt đời là cô lữ,
        Phận cỏ cú, cỏ gà, đâu dám sánh cùng bóng cả cây to..
        Ngặt tôi là kẻ chuyên nghề bán văn, bán chữ,
        Lại gặp nhằm thời chữ nghĩa chỉ đem cho!

        Tôi là kẻ gặp trăm ngàn vận bỉ,
        Mà thích ba hoa viết Lý Ngạo Đời!
        Đâu dám ước mơ một hồng nhan tri kỷ,
        Nên chỉ âm thầm ôm ảo vọng mà thôi!

        Tôi là kẻ bán trời không cần văn tự,
        Bụng ấp rượu cồn, lép xẹp kinh luân,
        Giỡn mặt Diêm Vương, đùa cùng quỷ sứ,
        Nên dám mơ nào một bóng giai nhân!

        Tôi chỉ là kẻ giả khùng, giả điên qua ải.
        Là thằng say, thằng bán chữ, ngạo đời.
        Thì dám hỏi, trong muôn trùng hoa vườn, hoa dại,
        Hỏi ai là người dám nói yêu tôi?

                                                        Kha Tiệm Ly

Thứ Hai, 16 tháng 1, 2017

NGUYỄN BẮC SƠN, NGOÀI CHIẾN TRANH - Nguyễn Đức Tùng


                
                                   Nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn


          NGUYỄN BẮC SƠN, NGOÀI CHIẾN TRANH

                                                                             Nguyễn Đức Tùng

Bạn thử sống một ngày nhàn rỗi: thật khó.
Nếu đau khổ gây ra bởi chiến tranh là hiển nhiên, thì nỗi vô vị của hòa bình khó hiểu hơn, khó được chấp nhận, khó diễn tả. Thơ sau chiến tranh của Nguyễn Bắc Sơn không gợi lên sự sầu muộn, căm phẫn, chỉ mô tả trạng thái của đời sống. Một ngày. Trạng thái nhàn rỗi. Trong khi một số nhà thơ tìm cách làm mới ngôn ngữ thì có người thăm dò tiềm thức, sống tận cùng thực tại. Nguyễn Bắc Sơn cũng lãng mạn hơn trước, nhưng đó là lãng mạn mới, hướng tới sự thật mới.
Tôi nghĩ niềm bi quan được bộc lộ thường trực trong thơ Nguyễn Bắc Sơn, trong tập Chiến Tranh Việt Nam Và Tôi, một tập thơ độc nhất vô nhị, nên được hiểu là những tín hiệu, và chúng thật ra chưa được đọc đúng mức. Sự nghi ngờ, tính hài hước, thái độ ngang tàng, không chỉ che khuất một tấm lòng nhân hậu, mà chúng còn chính là hình thức biểu hiện của tấm lòng ấy.

Tóc ơi ngươi cứ tha hồ mọc
Xanh tốt như mùa xuân thảo nguyên

Trong thơ, thỉnh thoảng gặp chữ phụ đặt trúng đích:

Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay
                            Nguyễn Bính  


Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2017

TÔI NẰM XUỐNG - Thơ Xuân Ly Băng


       


         TÔI NẰM XUỐNG

         Tôi nằm xuống quả đất vẫn quay đều.
         Mặt trời lên xuống, mỗi sáng chiều.
         Trăng tròn trăng khuyết, theo ngày tháng.
         Lãng đãng mây trời gió đìu hiu.

         Tôi nằm xuống, hoa vẫn nở bốn mùa.
         Ngát tỏa hương trời, theo gió đưa.
         Rực rỡ bướm tiên, phô màu sắc.
         Sau trời đổ nắng, trời lại mưa.

         Tôi nằm xuống, vẫn tiếng hót chim trời.
         Nhí nhảnh trên cành, mỗi sáng mai.
         Sương đọng cành khuya, như giàn ngọc.
         Tí tách trong vườn, từng giọt rơi.

         Tôi nằm xuống, màu biển xanh cứ xanh.
         Trăm muôn đợt sóng, vẫn tung hoành.
         Thủy triều lên xuống, là con nước.
         Dã tràng xe cát, vẫn đều nhanh.

         Tôi nằm xuống Hòn Bà vẫn hiên ngang.
         Đội trời đạp nước, giữa đại dương.
         Núi Cú trầm hùng nhìn âu yếm.
         Một vùng Bình Thuận một Hàm Tân.

         Tôi nằm xuống, vẫn cuồn cuộn dòng sông.
         Dẫn nước bao la, tưới ruộng đồng.
         Núi rừng còn đó, cây xanh biếc.
         Quang cảnh thiên nhiên đẹp lạ lùng.

         Tôi nằm xuống, lịch sử cứ vận hành.
         Hết hòa bình thời lại đến chiến tranh.
         Ngai tòa sụp đổ, ngai tòa dựng.
         Lãnh thổ theo thời đổi lằn ranh.

         Tôi nằm xuống con trẻ cứ sinh ra.
         Đẩy về đất lạnh lớp người già.
         Hỗn loạn tiếng cười chen tiếng khóc.
         Xe tang đụng độ với xe hoa.

         Tôi nằm xuống vẫn chảy dòng sông Dinh.
         Bãi bến nhấp nhô lắm thuyền mành.
         Phố thị La Gi thừa tấp nập.
         Màu sắc âm thanh đủ loại hình.

         Tôi nằm xuống vẫn uốn khúc Li Li.
         Nối vùng Tân thiện với La Gi.
         Gió mát bốn mùa lâng lâng thổi.
         Đàn cò bay đến lại bay đi.

         Tôi nằm xuống chuông vẫn vọng thánh đường.
         Mỗi ngày hai buổi sáng chiều buông.
         Chuông chùa Quảng Đức thỉnh đêm lạnh.
         Gọi về cõi đạo, khách bốn phương.

          Tôi nằm xuống có ai khóc thương tôi ?
          Không khóc thì thiếu, khóc thừa thôi !
          Thương xót làm chi, lộ trình ấy.
          Mọi người sớm muộn phải qua rồi !

          Tôi nằm xuống cuộc đời vẫn cứ đi.
          Tôi có hay không ? chẳng hệ gì.
          Cái có của tôi: là Đức Mến .
          Về cõi Vĩnh Hằng dẫn tôi đi.

                               Xuân Ly Băng

Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2017

"TỰ DIẾN BIẾN" ĐI - VĂN NGHỆ TA ƠI ! - Thơ Nguyễn Khôi


        
            Nhà thơ Nguyễn Khôi

Lời dẫn: Theo "trannhuong.com" thì Nhà thơ Hữu Thỉnh & BCH Hội nhà văn ta đã quyết định "từ sau tết Đinh Dậu- 2017 Hội sẽ không mua báo Văn Nghệ để phát không cho 1000 Hội viên nữa..." Báo muốn tồn tại thì phải "tự sống"  bằng kinh doanh văn thơ của mình...Nguyễn Khôi rất vui, có đôi vần chia sẻ:


       TỰ DIỄN BIẾN ĐI - VĂN NGHỆ TA ƠI      
                (Tặng Nhà thơ Trần Nhương)
                         
       Đã bao năm Nhà văn ta sống đời "bao cấp"
       Tiền thuế của dân nuôi "mập" các Nhà
       Viết "minh họa" chẳng ma nào đọc
       Báo ế, nợ nần, "hội nhập"... chào thua !
                         
       Thôi, nay đã hết thời "văn trại lính"
       là Nhà văn , không thể sống HÈN
       "mỗi cán bút làm đòn xoay chế độ
       Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền" (1)
                         
       "Chống tham nhũng", chống môi trường ô nhiễm.
       Hãy viết những vần thơ nóng bỏng tình đời
       Đau cái đau của Formosa, bauxit...
       Hãy ngẩng đầu lên, đứng thẳng làm người...
                         
       Dân đã nghèo: thôi đừng ăn bám mãi
       Hãy sống bằng ngòi bút Thiên lương
       "Tự diễn biến" vì tương lai Đất nước
       "Tự chuyển hóa" đi...Thế giới đã sang trang...

                                       Hà Nội 8-giêng-2017
                                         NGUYỄN KHÔI
       ---

       (1) Thơ Sóng Hồng

Thứ Ba, 10 tháng 1, 2017

NGÀY EM ĐI - Kha Tiệm Ly, Trần Nhàn, Quốc Duy


                   

        

                Thơ: Kha Tiệm Ly.
                Nhạc và hòa âm: Trần Nhàn.
                Tiếng hát: Quốc Duy

       
                 NGÀY EM ĐI

                 Khi mây chiều rớt xuống chân em,
                 Cũng đủ tím hoàng hôn tê tái.
                 Gió đùa tóc em, vờn đôi vai man dại,
                 Cũng đủ lắm rồi, làm rối cuộc tơ duyên!

                 Ta lại đếm sầu từng bước lang thang,
                 Hay uống say mèm cho đêm dài không mộng mị,
                 Đã vĩnh biệt rồi, hỡi hồng nhan tri kỷ,
                 Thì mây vờn cây chi cho núi nhuộm màu tang?

                 Sóng vỗ về thêm ngậm ngùi lòng bể,
                 Định mệnh phũ phàng làm tắt lửa hương yêu.
                 Sương rơi chi cho lá hoa đẫm lệ,
                 Vắng em rồi, cát nhớ dấu hài thêu!

                 Tháp cổ nghìn năm gục đầu ủ rũ,
                 Lệ đá ngậm ngùi theo ngày tháng hanh hao.
                 Em đi, úa cả mùa trăng cũ,
                 Đâu đợi thu về hoa lá mới xanh xao!

                 Đã biết dở dang chuyện thế thường,
                 Mà sao lòng cứ thấy vương vương.
                 Chợt nghe xôn xốn trên đôi mắt,
               Mới biết lòng mang một vết thương!

                                                 Kha Tiệm Ly
   

CHÙM ẢNH BÔNG BỤP CỦA NHÀ THƠ CHU VƯƠNG MIỆN










Thứ Hai, 9 tháng 1, 2017

LA THỤY: TÁC PHẨM TÁC GIẢ - M.Loan Hoa Sử & Chu Vương Miện thực hiện.


Bút hiệu :  LA THUỴ            
Tên thật :   Đoàn Minh Phú
Nghề nghiệp: Dạy học (vừa nghỉ hưu)
Hội viên Hội VHNT Bình Thuận.
Tác phẩm đã in Thơ Đời Ngân Vọng – NXB Văn Học 2014
Những tác phẩm đã in chung:
Tác Giả Thơ Việt Nam Đương Đại – NXB Thanh niên 2009 – Hoàng Hương Trang chủ biên
Những Bài Thơ Hay Và Lạ Xưa Và Nay (tập II) –NXB Văn Nghệ 2009 –Long Nguyên Trương Quang Nguyên chủ biên
Những Bài Thơ Hay Và Lạ Xưa Và Nay (tập III) –NXB Văn Nghệ 2010 –Long Nguyên Trương Quang Nguyên chủ biên
Thơ Hay Ba Miền – NXB Văn Học 2008 do BBT Thơ Hay Ba Miền chủ biên
In chung trong nhiều tuyển tập thơ khác

           LA THỤY: TÁC PHẨM TÁC GIẢ 
           M.Loan Hoa Sử &Chu Vương Miện thực hiện.

Nói tới Quảng Trị là nói tới cái sự Kim Kiếm Điêu Linh vô cùng vĩ đại và gian khổ, sau cái Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 thì bà con ngoài Miềng ai còn sống sót thì lặng lẽ ra đi, kẻ tạm cư ở Sơn Chà (bãi biển Mỹ Khê trong Đà Nẵng) kế đến năm 1973 thì theo đoàn khai hoang lập ấp ở Hàm Tân Bình Tuy [ Phan Thiết Bình Thuận bây giờ ], người thì đi lên Di Linh Lâm Đồng Bảo Lộc, kẻ thì đi thẳng tới Phước Hải, Phước Tuy Bà Rịa , rồi Biên Hòa Đồng Nai, sau 1975  thì đi lên cả Buôn Mê Thuột, Gia Lai, Kon Tum, người thì đi Kinh Tế Mới Cà Tum, Đồng Ban, tỉnh Tây Ninh, y chang thơ của nhà thơ Vĩ Đại Hạc Thành Hoa :

          Năm ngón chân phía trước
          không ngón nào phía sau ?
          sao có người xuôi ngược
          suốt một đời lao đao ?

Ở chốn quê hương mới Lagi Hàm Tân này, có hai người là đồng môn đồng khoai (cùng trường), đồng hương đồng khói (cùng làng) với người viết bài này là Trần Minh Tạc cùng lớp, năm đệ ngũ niên khóa 1956-1957 tốt nghiệp ngành Sư Phạm Giáo Hòn, còn nhà thơ La Thụy thì sau 1975 tốt nghiệp thành Giáo Viên, bây giờ sống gọi là Thầy Giáo , mơi mốt thác thành Ma Giáo... Phan Thiết "Bình Thuận" tên cũ của đế quốc Champa là Panduranga thành lũy cuối cùng của dân tộc Chăm, nơi mà quy tụ tất cả các thân vương quý tộc của 4 dòng họ vua Ung Ma Trà Chế để chơi ván bài chót với người bạn kết nghĩa láng giềng là Đại Việt, ôi Lịch Sử cũng chả nên phê phán mà làm cái gì ?  cũng chỉ bắt chước nhà Nho Ngô Thời Nhiệm than lên rằng thì là :"gặp thời thế, thế thời, phải thế ?"
Và thơ của nhà thơ Đương Đại La Thụy viết cái gì ?

            Lâng lâng tình đang lên khơi
            Hồ xừ xang lòng chơi vơi canh dài
                                             (Hồ Cầm)

            Chồn chân dừng bước bên cầu
            lặng nhìn nước chảy nuối màu tóc xưa
            cánh buồm lộng gió ước mơ
            băng qua sông biển cập bờ nơi nao?
                                    (Tự cảm cuối năm)

            Nghiêng chiều rót mãi thơ buồn rụng
            dốc nắng hứng hoài mộng đẹp qua
            chếnh choáng mạch sầu càng ứ đọng
            hoàng hôn bảng lảng chạnh lòng ta.
                                            (Chạnh lòng)

Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2017

MỘT TRƯƠNG - Tạp bút của Chu Vương Miện


                     

                   
                MỘT TRƯƠNG   
                                               "Trích trong Vĩ Văn"

Trong nguyệt san Kiến Thức Ngày Nay, khi không xuất hiện một bài biên khảo ký tên là Phan Khắc Khoan, nội dung là tiên sinh phát hiện ra rằng hai câu Kiều của Nguyễn Du :
Cung thương lầu bậc ngũ âm (câu 29)
Nghề riêng ăn đứt Hồ Cầm một chương (câu 30)
Theo ý của tiên sinh Phan Khắc Khoan san định Văn Học thỉ câu thứ ba mươi phải là "Một Trương", vì bên Trung Quốc có một vị nhạc sư tên là Trương (con thứ nhất) nên thiên hạ mến mộ tài năng thường gọi là Một Trương, người này chuyên trị Hồ Cầm, thuộc vào loại danh sư số một .
"kỳ sau đăng tiếp"
Rồi không thấy bài của tiên sinh đăng tiếp nữa, để xem Mr Một Trương là nhân vật như thế nào ? Sống vào thời nào ? mà chỉ thấy bài của học giả An Chi… đánh phủ đầu, sau đó thì tiên sinh Phan Khắc Khoan đương sống "chuyển qua từ trần", thành ra công trình phát hiện san định Văn Học đến đây là un point final. Cũng tưởng nhắc qua chút đỉnh về thi sĩ Phan Khắc Khoan, tiên sinh sinh vào khoảng juin 1916 ở làng Yên Lãng, Yên Thành (Nghệ An). Mồ côi mẹ từ thủa bé, năm 15 tuổi thì cha bị mù. Học trường Huyện, Trường Vinh có bằng Thành Chung, đã đăng thơ ở Phong Hóa (ký Chàng Trương), Thế Giới, Tri Tân thơ ký Hồng Chương, ngoài ra con vài vở kịch thơ nổi tiếng như Phạm Thái và Trần Can… (phần tiểu sử trích đoạn trong Thi Nhân Việt nam của Hoài Thanh và Hoài Chân) 

Thứ Ba, 3 tháng 1, 2017

CHÙM THƠ CHU VƯƠNG MIỆN



          Tác giả Chu Vương Miện


       ĐOẢN CÚ

       lọt lòng đã khổ rồi
       cùng một dòng sông
       bên lở bên bồi
       cùng một kiếp ngườì
       kẻ ăn cơm
       ngươì ăn xôi 

       Năm cùng và tháng tận
       Kiếp trâu bò lao đao
       kiếp con người lận đận
       ở tù bao nhiêu năm
       ở lính bấy nhiêu năm
       bèo dạt sáng trôi xuôi
       buổi chiều thì về ngược
       lê lết ven dòng đời

       Ôi tháng tận năm cùng
       hết mùa thì tới tết
       quanh năm thì thiếu ăn
       bốn muà thì lũ lụt
       Ôi làm cái kiếp người
       Sao mà càng thấm mệt ?