Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì
MỘT PHÁT BIỂU VỀ THƠ KIỂU “ĐIẾC KHÔNG SỢ SÚNG”
Phạm Đức Nhì
Ông Nguyễn Vũ Tiềm Trả Lời Phỏng Vấn Của Báo Giáo Dục
& Thời Đại
Phóng viên (PV): Thưa nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm, trong cuốn
“Nghìn câu thơ tài hoa Việt Nam” xuất bản năm 2000 và sau đó tái bản nhiều lần,
ông có nêu tiêu chí của thơ là: -Xúc cảm khác thường - Suy nghĩ khác thường
- Cách nói khác thường. Gọi tắt là X-S-C. Qua hơn mười năm, hiện nay phong trào
sáng tác thơ phát triển rất đông đảo, tiêu chí “khác thường” này có còn phù hợp
không?
Nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm (NVT): Khi đọc cuốn sách Nghìn
câu thơ tài hoa Việt Nam, Giáo sư Hoàng Như Mai viết bài đăng báo Văn Nghệ, Hội
Nhà Văn Việt Nam, có biểu dương bài đề dẫn của tôi trong cuốn sách ấy, trong đó
có tiêu chí về thơ mà bạn vừa nói đến, tất nhiên là từ “khác thường” hiểu THEO
CHIỀU MỸ CẢM. Tôi nghĩ, dù thời gian trôi đi, tiêu chí ấy vẫn nguyên giá trị.
PV: Nhưng nhiều tập thơ (nhất là ở các địa phương) được
in ra nhìn chung là có sao viết vậy, hình ảnh câu chữ rất “bình thường”, tiêu
chí “khác thường” sao còn phù hợp nữa?
NVT: Nếu một bài thơ mà “có sao viết vậy” thì là văn vần
chứ không phải thơ, nó chỉ giống như thơ mà thôi.
PV: Ông có thể cho bạn đọc biết rõ hơn về sự khác nhau
giữa thơ và văn vần?
NVT: Tôi gọi văn vần là chỉ chung những bài “giống như
thơ” nhưng gần với ca dao, hò vè, tấu, diễn ca hơn là thơ. (Ca dao, hò vè, tấu,
diễn ca… là những thể loại văn học mà đa phần có nguồn gốc từ thời chưa có văn
học viết).
http://vanvn.net/tu-doi-vao-van/phan-biet-tho-va-van-van/1814