BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn QUÊ HƯƠNG. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn QUÊ HƯƠNG. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2022

ĐẠI NGÃI QUÊ TÔI: TÀI NGUYÊN, ĐẤT NƯỚC & CON NGƯỜI – Nguyên Lạc




Lời dẫn nhập:
 
Thi sĩ Trần Phù Thế vừa gởi tặng tôi- Nguyên Lạc 3 tập thơ: Cõi Tình, Giỡn Bóng Chiêm Bao và Gọi Khan Giọng Tình- Thư Ấn Quán của thi văn sĩ Trần Hoài Thư xuất bản.
Tôi đã từng giới thiệu rất rõ về thi sĩ Trần Phù Thế trong bài viết đã đăng trên các trang trong cũng như ngoài nước VỀ CHỮ “BẬU”.
 
Cảm ơn tấm thịnh tình của thi sĩ, tôi xin trích dẫn vài bài thơ tiêu biểu trong các thi tập của anh và nhân dịp xin được giới thiệu đến các bạn quê hương thân mến của chúng tôi: xã Đại Ngãi, huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng/ Ba Xuyên.
Anh Trần Phù Thế cùng quê Đại Ngãi và cùng học Trung học Hoàng Diệu, Sóc Trăng với tôi, thuộc lớp đàn anh.
 
                                                                                         Nguyên Lạc
 


(Hình chụp sách thơ Trần Phù Thế – Thư Ấn Quán của thi văn sĩ Trần Hoài Thư tái bản)
 

Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2022

LÀNG TRƯỜNG SANH - Phạm Xuân Dũng



Trường Sanh là một làng cổ phía Nam huyện Hải Lăng được hình thành trong quá trình Nam tiến của người Việt, tạo nên một hương thôn khá đặc biệt của vùng quê Quảng Trị.
 

Thứ Bảy, 20 tháng 3, 2021

ĐỔI TÊN LÀNG: VỚI NHIỀU HỆ LỤY – Võ Văn Cẩm

Đây là ý kiến của một người con làng Đâu Kênh, Triệu Phong, Quảng Trị xa quê. Rất đau lòng khi tên làng không còn, xin bà con xa gần góp ý. Ý kiến của bà con là sức mạnh đòi lại tên làng.

 
Tác giả bài viết Võ Văn Cẩm

 
NỖI ĐAU CỦA NHỮNG ĐỨA CON LƯU LẠC
 
Ai dám nói quê tôi nghèo? Chỉ nghèo cái tên làng như hiện nay thôi!
Chữ nghĩa đâu? Đâu Kênh của 600 năm văn hóa?
Đâu Kênh là làng Đại xã, có 9 xóm: xóm Triêu, Xóm Đùng, xóm Hói, xóm Bàu, xóm Rào Thượng, xóm Rào Hạ, xóm Kiệt, xóm Cồn, xóm Bồi. Đâu Kênh có nhiều công trình văn hóa tâm linh như: Đình làng, Chùa Thiên Tôn, Lục Miếu, Âm hồn, Bàu Sen.
Làng tôi có 5 họ: Họ Võ, họ Đoàn, họ Lê, họ Đỗ, họ Nguyễn, các họ tộc là là sợi giây cột chặt dân làng qua Hội đồng chức sắc.
 

Chủ Nhật, 3 tháng 8, 2014

BIỂN MAI HỒNG - La Thuỵ

         
    

  BIỂN MAI HỒNG

   Hòn Bà ngắm sóng trầm tư
   Đồi Dương ửng nắng liễu ru ven bờ
   Sương lam sực tỉnh hồn mơ
   Chao mình theo gió lượn lờ cùng mây.
   Cỏ xanh, mượt trải đất dày
   Dã tràng xe cát lạnh gầy dấu chân
   Bay cùng cánh mộng bâng khuâng
   Tình thơ ý nhạc như lần tuôn ra.
   Tiếng lòng xưa vẫn mặn mà
   Ồ sao gờn gợn âm ba nỗi mình
   Lặng lờ rùa biển đinh ninh
   Nghìn năm hóa kiếp đọng tình rong rêu.
   Dạt dào biển dậy niềm yêu
   Lung linh khói sóng phiêu diêu mộng lòng.

                                                     LA THUỴ
   

     

          Thơ : La Thuỵ
          Nhạc: Bùi Tuấn Anh
          Trình bày: Xuân Liễu
          Video clip: Quay trực tiếp năm 2005




Thứ Bảy, 12 tháng 4, 2014

ANH CHỊ CAO HUY THUẦN VỀ THĂM LA GI


      Sau nhiều năm xa cách, từ nước Pháp, anh chị Cao Huy Thuần trở về Việt Nam thăm lại cố hương Huế. Trước khi lên phi cơ quay lại nước Pháp, ngày 20/2/2012 anh chị đã ghé thị xã La Gi, Bình Thuận thăm O Sáo (tức là mẹ mình) và toàn thể gia đình mình. Cùng đi với anh chị Cao Huy Thuần có anh chị Cao Huy Tấn, anh chị Cao Huy Hóa (các em trai và em dâu anh Thuần). Là một trí thức nổi tiếng, nhưng anh Thuần vẫn tỏ ra giản dị, gần gũi với thân tộc. Không khí các buổi họp mặt ấm cúng, thân ái. 
     Các anh chị đã ở lại La Gi nghỉ dưỡng 4 ngày. Trong thời gian này, anh Đỗ Hồng Ngọc vốn là người "bản địa" đã liên lạc qua điện thoại di động. Do phải chăm sóc vợ đang điều trị bệnh ở Sài Gòn, nên bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc dù nhiệt tình, cũng chỉ giới thiệu các thắng cảnh ở La Gi, không trực tiếp về La Gi  được. Sau đây là vài hình ảnh chụp lưu niệm với các anh chị Thuần, Tấn, Hóa. Nhiều hình ảnh lưu niệm có đầy đủ các thành viên gia đình mình được chụp từ máy ảnh của chú Vững (em trai út của mình), chưa thấy chú Vững gửi 

                   
                                Anh Cao Huy Thuần và La Thụy
                      
                   Chị Thuần, Mẹ La Thụy, La Thụy, a Hóa, a Tấn, a Thuần, chú Lợi

                       
                    Mẹ La Thụy, La Thụy, anh Hóa, anh Tấn, anh Thuần, chú Lợi (em trai La Thụy) 
                     
                     Mẹ La Thụy, chú Lợi (em trai La Thụy), anh Hóa, anh Tấn
                     
                          Anh Hóa, anh Tấn, anh Thuần, chú Lợi (em trai La Thụy)
                    
                    Bốn chị em dâu: chị Tấn, chị Hóa, chị Thuần, thím Lợi
                   
                  Bốn chị em dâu (Chị Cẩm Tú, Chị Dung, Chị Liên, Thím Sữu)
                  
                    Anh Cao HuyThuần, Đoàn Minh Lợi (em trai La Thụy)
                  
                                Anh Thuần, chú Lợi ( em trai La Thụy)

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013

ẤM MÃI TÌNH QUÊ - Hoàng Hữu Bản, Ngô Hướng



Vừa qua, anh Ngô Hướng - bạn đồng môn Trung Học Nguyễn Hoàng Quảng Trị (khối 1964 - 1971), ghé khu resort Quốc Tế, thị xã La Gi, Bình Thuận cùng với gia đình và bạn bè Sài Gòn của anh để nghỉ dưỡng. Nhận lời mời của anh Hướng, một số anh chị em đồng môn NH La Gi - Hàm Tân cùng đến họp mặt giao lưu. Là nguyên hiệu trưởng trường Đại Học Ngân Hàng thành phố Hồ Chí Minh, nhưng anh Hướng vẫn tỏ ra rất giản dị, hoà đồng, gần gũi thân mật với anh chị em đồng môn NH La Gi - Hàm Tân. Buổi giao lưu họp mặt thắm đượm tình quê hương và say men tình bạn đồng môn qua từng điệu hò, câu ca, tiếng ngâm thơ... hào sảng, thoáng đạt. Chị Ngô Hướng cùng gia đình, bè bạn anh Hướng rất lịch thiệp niềm nở, thân tình trong giao tiếp. Thi hứng dâng trào, cảm xúc dào dạt , những người bạn đồng môn vong niên cùng dệt những vần thơ kỷ niệm về lần họp mặt này.

          
    

          ẤM MÃI TÌNH QUÊ
          (Thân gởi anh chị Ngô Hướng)

          Giữa biển trời bao l
          Lagi vào mùa lá rụng\
          Vodka ngọt tình quê
          Hơn trái cơm rượu làng miềng
          Gió ru hồn chúng t
          Quạt hương đồng môn một thuở
          (Nguyễn Hoàng Quảng Trị buổi can qua)
          Ta nghe chừng mát dạ
          Ấm rọt ấm gan
          Chảy băng vào huyết quả
          Băng qua bỉ ngạn
          Vượt không, thời gian
          Còn lại đây: răng, ri, mi, tau, mô, rứa
          Trời Nguyễn Hoàng chớp lửa
          Đá Thạch Hãn còn trơ
          Hoa non Mai vẫn nở
          Dòng trong mãi lặng lờ
          Sáng một trời tha hương
          Thuỷ chung hương lan toả
          Cảm ơn! Cảm ơn! Ngô Hướng!
          Điệu hò người ấm áp
          Ủ tình quê

                                Hoàng Hữu Bản



     


          KHÔNG ĐỀ

          Cho dù năm tháng có mòn
          Sông quê vẫn đậm tiếng còn ru nhau
          Ngọt bùi như thể trầu cau
          Uống năm ba chén để sau khỏi buồn
          Mờ xa Mai Lĩnh mây tuôn
          Thạch Hãn ơi có gọi nguồn mưa mau
          La Gi một buổi tìm nhau
          Biển trời lồng lộng sang giàu có chi
          Gặp nhau là rứa, tau, mi
          Hồn quê thắm đượm mấy thì trăng sao
          Dù cho mưa giận sấm gào
          Cứ thương nhau, sẽ còn nhau suốt đời


                                                   Ngô Hướng

Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013

HỒI CƯ - Trần Kiêm Đoàn

Sau bài TẢN CƯ  mà chúng tôi đã giới thiệu  (http://phudoanlagi.blogspot.com/2012/04/tan-cu.html ) thầy Trần Kiêm Đoàn đã từng viết thêm một số bài về ngôi  trường Trung Học Nguyễn Hoàng và vùng đất Quảng Trị trong những ngày còn vương khói lửa chiến tranh mịt mù từ 1972 đến 1975. Xin giới thiệu bài viết HỒI CƯ  trong loạt bài viết ấy của thầy Trần Kiêm Đoàn



      Thuở nhỏ, ít khi tôi và lũ bạn cùng lứa ở làng chịu bỏ sót bất cứ một gánh hát nào về diễn ở làng, ở xã. Chúng tôi phải coi cho bằng được từ đầu chí cuối, nghĩa là từ khi các đoàn hát dựng cột làm sân khấu đến ngày dỡ cột ra đi, dù phải “hy sinh” bị quỳ và đánh đòn vì không thuộc bài và ngủ gục trong lớp. 

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2012

SÔNG HIẾU QUÊ TÔI - Hoàng Đằng




SÔNG HIẾU QUÊ TÔI

Quê tôi là Đông Hà, tỉnh Quảng Trị - nơi có dòng Hiếu Giang chảy qua. Sông Hiếu bắt nguồn từ trên núi rừng Trường Sơn, nơi các đồng bào dân tộc ít người: Pa-Kô và Vân Kiều sinh sống, rồi chảy qua vùng đồng bằng, tưới mát cho ruộng vườn làng mạc của đồng bào Kinh, cuối cùng đổ ra biển Đông. Con sông là dòng kết nối Kinh -Thượng một nhà. 
Sông không tự mình đổ ra biển Đông. Sông chảy khoảng 70 km thì hợp lưu với sông Thạch Hãn ở ngã ba Gia Độ; sông biến thành sông nhánh của sông Thạch Hãn. Nhìn trên bản đồ, dòng chảy của Hiếu Giang và dòng chảy từ nơi hợp lưu về cửa Việt tương đối nằm trên một đường thẳng, còn dòng chảy sông Thạch Hãn vào hợp lưu tạo một nhánh “giằng xay” (gấp khuỷu); đáng lẽ sông Hiếu là sông chính, còn sông Thạch Hãn là sông nhánh. Sông Thạch Hãn được tôn lên làm sông cái vì ngoài bề rộng lớn hơn, sông Thạch Hãn trước đây chảy qua tỉnh lỵ Quảng Trị, nơi ở của quan chức. Ở đời, cái gì nhỏ phải phụ thuộc vào cái to rộng hơn, cái có uy quyền hơn.

Thứ Ba, 10 tháng 4, 2012

ẤN TƯỢNG LA GI - Cao Huy Hoá



       Những ngày đầu xuân vừa qua, chúng tôi đến thăm Lagi, một thị xã thuộc tỉnh Bình Thuận, ở phía nam và cách Phan Thiết gần 70 km. Niềm vui trước tiên là hưởng được nắng ấm và tắm biển trong khi ở quê nhà mùa xuân thì đẹp nhưng lạnh và mưa lất phất. Sáng tinh mơ, trước mặt chúng tôi là biển cả mênh mông, chân trời ửng hồng, mặt trời như quả cầu đỏ dần dần lên khỏi mặt biển. Những con thuyền đánh cá trở về muộn. Sóng nhẹ, chúng tôi tắm biển, mát mẻ, sảng khoái.
Đối với người bình thường ở mọi miền đất nước, Lagi chưa là địa danh quen thuộc, ít ai đặt chân đến vùng này. Tuy nhiên, Lagi cũng như hầu hết dãi đất ven biển của tỉnh Bình Thuận đã càng ngày càng sáng lên trên bản đồ du lịch, hấp dẫn du khách vì biển xanh, hiền hòa, ấm áp quanh năm, nhất là du khách Nga ở xứ lạnh giá nên rất thèm biển. Ngay cả người Sài Gòn, không còn quanh quẩn ở biển Vũng Tàu, mà đã đến vùng biển này, với những resort, những khu du lịch hấp dẫn chạy dài, những địa danh ngày càng nổi tiếng như Kê Gà, Mỏm Đá Chim, Dinh thầy Thím, Tà Cú,…
            Lagi có cái gì hay hay, ngay cả tên gọi. Chữ viết là Lagi hay La Gi, đọc là La-Di. Phải chăng địa danh xuất xứ từ tiếng Chăm? Tôi hỏi những người quen ở đây thì cũng đồng ý như thế; có người cho rằng, theo người Chăm, chữ Tà chỉ núi (như Tà Cú, Tà Mon, Tà Dôn…), chữ La chỉ sông (như La Ngà, La Ngâu, Lagi…, Sông Dinh là sông lớn nhất chảy qua Lagi). Mảnh đất xa xưa đầy huyền thoại Chăm giờ đây là đất lành của những người định cư lâu đời lẫn những người tứ xứ. Người ở lâu đời gồm người Chăm và người các dân tộc thiểu số khác, người di dân suốt chiều dài lịch sử Nam tiến. Người đến sau này do chạy thoát chiến tranh ác liệt, cũng như do hoàn cảnh lịch sử: dân di cư từ miền Bắc, trong đó đáng kể là đồng bào theo Thiên Chúa giáo, Việt kiều hồi hương từ xứ sở Chùa Tháp, dân chạy nạn chiến tranh từ sau năm 1973 từ các tỉnh miền Trung, nhiều nhất là từ Quảng Trị, dân đến định cư làm ăn sau ngày đất nước hòa bình, thống nhất.

Lịch sử di dân từ xa xưa đã truyền tụng lại hai nhân vật được tôn thờ cho đến ngày nay, đó là vợ chồng Thầy Thím: “Theo sự tích, Thầy Thím quê gốc ở Điện Bàn (Quảng Nam), đức tài vẹn toàn. Dưới thời vua Gia Long năm thứ 2, gia đình Thầy bị kết tội tử hình oan. Trước giờ thi hành án, Thầy được vua ban một tấm lụa đào để múa từ biệt vua. Theo truyền thuyết, tấm lụa quấn lấy Thầy Thím và đưa vợ chồng Thầy bay vào phương Nam. Đến ngảnh Tam Tân (xã Tân Tiến, thị xã La Gi, Bình Thuận ngày nay), Thầy Thím cải trang thành một dân thường, từ đó Thầy giúp đỡ dân nghèo ở đây bằng cách bốc thuốc chữa bệnh, đóng ghe thuyền giúp ngư dân, khẩn khai đồng ruộng. Những năm sau ngày Thầy Thím mất, cứ mùng 5 tháng Giêng lại có hai con hổ về mộ Thầy thăm, rồi lại buồn bã ra đi. Biết ơn công lao Thầy Thím, dân làng đã lập đền thờ Thầy và thờ cả hai con hổ. Tiếng lành đồn xa, năm 1906 (đời vua Thành Thái năm thứ 18) vua đã hủy bỏ bản án oan trước đây và sắc phong Thầy “Chí đức Tiên sinh, chí đức Nương Nương Tôn thần”. Ngày nay, lễ hội Dinh Thầy Thím (lễ chính vào ngày rằm tháng 9 âm lịch) đã trở thành nét văn hóa truyền thống của không chỉ riêng người dân địa phương mà còn thu hút hàng trăm nghìn lượt du khách khắp nơi về xin lộc ơn phước của Thầy mỗi năm.”1
Ngoài dinh Thầy Thím, vùng Lagi còn có một điểm tham quan độc đáo là ngọn hải đăng Kê Gà. Đây là ngọn hải đăng thuộc loại cổ nhất và cao nhất nước ta, nằm trên một hòn đảo gần bờ, gọi là mũi Kê Gà, ở phía Nam và cách thành phố Phan Thiết 40 km, bằng đá, hình bát giác, được người Pháp xây dựng từ năm 1897 đến năm 1899, cao 66 mét (kể từ mặt biển đến ngọn đèn). Ban đêm, đèn có thể phát sáng xa đến 22 hải lý (khoảng 40 km) giúp tàu thuyền đi qua vùng biển này2. Ngọn hải đăng sừng sững giữa trời biển xanh bao la, giữa một quần thể đá trần trụi nhiều dáng vẻ. 


Sẽ thiếu sót nếu tôi không nói đến Hòn Bà, một đảo nhỏ hình con rùa ngoài khơi, khá gần (cách bờ khoảng 2 cây số) để mỗi lần ngắm biển, ta có thể thấy những cây cổ thụ xanh mờ xa xa; trên đảo có một ngôi đền thờ nữ thần Thiên Y A Na, cũng như có thờ tượng Phật Thích Ca, tượng Phật Bà Quan Âm.
 Vùng ven biển đầy nắng gió và hẻo lánh này, giờ đây đã trở thành một thị xã phồn thịnh, một thị xã có xe taxi phục vụ ngày đêm. Kinh tế mạnh là nhờ biển: biển cho hải sản dồi dào, phong phú, biển với bãi cát tốt và nắng ấm quanh năm làm cho ngành du lịch phát triển. Ấn tượng đối với tôi, dĩ nhiên là biển, là nắng gió đầu xuân thật nhẹ nhàng, cho chúng tôi được sống thoải mái, xa rời những chuyện thế sự. Một ấn tượng nữa  là cây thanh long. Những cánh đồng thanh long dài tít tắp, cây thanh long xanh ngắt bám rễ vào cột xi măng, vươn cao, tỏa rộng rồi thả mình lơ lửng, có nơi mới trồng, có nơi bắt đầu cho hoa, rung rinh trong nắng, tương tự hoa quỳnh – chỉ khác là hoa quỳnh nở ban đêm -, có nơi đã cho trái, làm cho hai màu xanh đỏ của lá và trái tương phản đậm nét dưới ánh mặt trời. Cây trái đã đãi đằng con người, thế mà con người còn muốn cây thêm năng suất, bằng cách cho đèn điện chiếu sáng, đánh lừa thanh long, lấy đêm làm ngày.
Chỉ có mấy ngày đến thăm Lagi, nhưng tôi cũng ghi nhận được vài nét đặc biệt của thị xã này. Dân miền biển da hơi ngăm ngăm, tính thật thà; giá sinh hoạt nơi đây nếu không vì kinh tế thị trường của ngành du lịch biển thì chắc là rẻ lắm. Dầu giá cả như thế nào thì bát cơm, tô canh, đĩa cá… thể hiện tính chất no đầy của nó, không đẹp đẽ cầu kỳ như kiểu một số quán ăn đất kinh kỳ dọn chén đĩa lớn, màu mè mà thực chất chẳng bao nhiêu. Ly cà phê cũng thế, đậm đà và dung tích đáng kể chứ không phải chút chút trên đáy, còn ly trà Lipton, nặng trịch với trái cam to bổ đôi. Một điều lạ là nhiều quán ăn dùng đĩa thức ăn để đựng nước chấm, chứ không dùng chén nhỏ. Có thể sống trong điều kiện thiên nhiên khoáng đạt và ưu đãi như thế, với một trình độ tổ chức xã hội chưa cao, con người có khuynh hướng sống mộc như bản tính chân thật của mình, cứ như tự nhiên mà sống. Đó là nếp sống của những cư dân lâu đời, của những đồng bào dân tộc gắn liền mảnh đất này từ xa xưa; có như thế đây mới là đất lành hội tụ biết bao người từ mọi miền đất nước. Tuy nhiên, ấn tượng của chúng tôi về thị xã miền biển này càng đẹp thêm nếu không có chuyện rác, chuyện túi ni lông được xả thoải mái khắp nơi, từ cửa hàng cà phê đến bãi biển, từ con suối đến vệ đường. Biển Lagi quả thật như một dung nhan thiếu chăm chút!

Lagi, nơi xa lạ đó không thể trở thành nơi quen thuộc nếu chúng tôi không nghĩ đến một người O, xa cách đã lâu, nay về già sống với con cháu ở Lagi. O đã cùng gia đình tôi lập nghiệp tại thị xã Quảng Trị từ thuở tôi còn thơ ấu; thế rồi chiến tranh khốc liệt đã đánh bật O đi, từ Quảng Trị vào Huế, đến Đà Nẵng, rồi cuối cùng vào đến Lagi với đôi quang gánh buôn bán lặt vặt, từ năm đồng ba trự cho đến sạp tại chợ, để ngày hôm nay, sáu người con đều thành danh. Gặp lại O sau mấy mươi năm xa cách, trời đã ngó lại và thương, 85 tuổi mà rất khỏe mạnh, lại còn pha chút ít phong lưu, trái với nét chất phác và khắc khổ của cuộc đời bán buôn nhỏ, chồng mất sớm, nhẫn nại nuôi con nước mắt lưng tròng. Hình như những người con của Quảng Trị đi nơi xa thì khá thành đạt, không những về kinh tế mà cả gặt hái chuyện văn thơ nhạc. Những người con của O cũng thế, cũng là người văn nghệ, và chính họ đã đưa chúng tôi đến một địa chỉ thơ, một ngôi chùa.

Như có duyên may, một vị sư trẻ người Quảng, vốn hành điệu ở Huế, năm 1990, đã dừng bước bên con suối Đó vắng vẻ, cảnh quan đơn sơ, cách khá xa trung tâm Lagi. Tên con suối cũng lạ, theo như một người sở tại cho biết: Suối chảy qua nhiều tảng đá to nên được đặt tên là suối Đá; sau này dân Quảng vào định cư ở gần con suối, phát âm tên suối gần như là Đó, cho nên sau này dân quen gọi là suối Đó. Thầy đã tậu được đám đất nơi này và ban đầu dựng một thảo am, thầy cao hứng đặt tên là chùa Đây, “Chùa Đây – Suối Đó nằm ru hát thiền3. (Tên chính thức của chùa là Thanh Trang Lan Nhã). Từ đường chính vào chùa, du khách như đi vào một khu rừng im vắng, mát mẻ. Chùa không lớn, nhiều công trình dở dang, và công trình chính là ngôi chánh điện thì mới phần móng. Thế nhưng sân chùa vẫn là không gian thơ. Thơ của thầy và thi hữu, được viết trên… bia thơ, đó là những tấm bê tông như giả lát cắt của thân cây cổ thụ, đặt trên bệ xây, phía sau là hàng tre vàng rất đẹp. Ngoài chuyện thơ, thầy có tham vọng tạo một nơi được gọi là “bảo tàng văn hóa” cho mọi người, và trước mắt thầy sưu tập được một số hiện vật quý. Thầy có duyên với các chùa miền Bắc, thầy đã thỉnh về nhiều cổ vật: phù điêu, đồ gốm, gạch… thời Lý Trần, đặc biệt thầy cho trưng bày một hiện vật đồ gỗ mà theo thầy là cọc mà Đức Hưng Đạo đại vương cho đóng trên sông Bạch Đằng trong trận thủy chiến với quân nhà Nguyên. Hiện vật văn hóa bao gồm cả các đồ dùng sinh hoạt xưa: cơi trầu, ống nhổ, bình vôi, con dao bổ cau, chiếc quạt tre mà người mẹ đã dùng thuở sinh thời… Trên điện, thầy tôn trí theo cách các chùa dân gian phía Bắc: ngoài tượng Phật, có rất nhiều tượng… kể cả Ngọc Hoàng thượng đế, Thập điện minh vương, công chúa Liễu Hạnh, thiên lôi,… Thực sự tôi lạ lẫm với điện thờ như thế trong một ngôi chùa tại một địa phương phía Nam. Nhưng tôi đặc biệt chú ý tượng Ngài Địa Tạng, một tượng cổ mà thầy thỉnh về từ chùa nào đó ở Bắc, bị sém mất một phần vai và thân. Ngoài sân, thầy cho trưng bày một số cối xay, bên cạnh đó, tôi rất bất ngờ khi nhìn thấy một tảng đá to trên đó in hai dấu chân; phải chăng đó là dấu chân của một kẻ lãng du dừng chân bên suối một đêm trăng, như là một cơ duyên “Trăng về suối Đó, bờ neo mảnh tình4?
Về phần chúng tôi, dầu thời gian ở Lagi không nhiều, nhưng dấu chân trên cát đã được lưu giữ trong tâm hồn như là kỷ niệm những ngày đầu xuân thấm đượm hương vị của biển, của nắng gió và nhất là đậm đà tình cảm của người thân lâu ngày gặp lại, và của cả những người sơ ngộ.
                                                     Cao Huy Hóa
                                                     Tháng 3/2012

Chú thích:
Theo Quang Nhân, báo điện tử Binhthuantoday.com, 12/10/2011: Lễ hội Dinh Thầy Thím: Quy mô và an ninh hơn.
3, 4 Thơ Đinh Hồi Tưởng


Thứ Năm, 1 tháng 12, 2011

BIỂN MAI HỒNG - La Thụy cùng thi hữu


       

       BIỂN MAI HỒNG

        Hòn Bà ngắm sóng trầm tư
        Đồi Dương ửng nắng liễu ru ven bờ
        Sương lam sực tỉnh hồn mơ
        Chao mình theo gió lượn lờ cùng mây
        Cỏ xanh, mượt trải đất dày                  
        Dã tràng se cát lạnh gầy dấu chân 
        Bay cùng cánh mộng bâng khuâng
        Tình thơ ý nhạc như lần tuôn ra
        Tiếng lòng xưa vẫn mặn mà
        Ồ sao gờn gợn âm ba nỗi mình                           
        Lặng lờ rùa biển đinh ninh
        Nghìn năm hóa kiếp đọng tình rong rêu                   
        Dạt dào biển dậy niềm yêu                                       
        Lung linh khói sóng phiêu diêu mộng lòng    
                                                                         
                                                         LA THUỴ

        HỌA:

         DƯỜNG NHƯ LÀ XUÂN

         Én về đùa sóng vô tư,
         Mừng xuân sắp chín vi vu lạc bờ.
         Em ngoan hiền còn mãi mơ,
         Bên cồn ai gọi vọng lờ lững mây.
         Triền đê cỏ ướt xanh dày
         Dìu nhau mấy lối hao gầy gót chân!
         Đường về gió nổi bâng khuâng,
         Cho phai tím áo đôi lần chẳng ra,
         Tình trao vừa đủ thôi mà,
         Vẫn còn chút ngại bôn ba một mình.
         Bánh chưng bếp lửa còn ninh,
         Vây quanh đón đợi ân tình xanh rêu.
         Lộc non nhú chút hương yêu,
         Mừng ngày mới đến lá diêu ấm lòng.

                                           NHẬT THỦY
                                           (Hoành Trần)

        TÌNH NON NƯỚC

        Non ngàn cũng biết suy tư
        Biển xanh có hát có ru theo bờ!
        Trăng lên thấy cảnh mộng mơ
        Ân tình hờ hững lập lờ theo mây
        Nước non non nước tình dày
        Hãy gìn nguồn cội hãy gầy thiện chân
        Vọng nghe tiếng sóng Bâng khuâng
        Biển nhà xao động.. những lần thuyền ra
        Quân thù truyền kiếp đây mà
        Cớ sao tạo cảnh phong ba xứ mình
        Cán cân công lý còn ninh…
        Công bằng chân chính kẻo tình mọc rêu
        Non sông gấm vóc thân yêu
        Nở hoa hi vọng thật nhiều niềm tin…

                                               Đức Hạnh
                                              05.07.2017


          

          

          

          

          

          

          

         

         

         

         

         




Thứ Năm, 6 tháng 10, 2011

VỀ THĂM QUÊ - Đoàn Minh Phú


               
                                    
            “Hai mươi năm chưa hề trở lại
             Nợ áo cơm dặm đường xa ngái
             Lòng hẹn lòng tôi nhé về quê”


      Những câu thơ của Tạ Nghi Lễ gieo vào hồn mình nỗi nhớ quê khắc khoải. Ừ ! Cũng đã nhiều năm mình chưa trở lại quê nhà. Bà con , bạn bè mỗi lần điện thoại thư tín đều thôi thúc, réo gọi mình về. Nhất là thằng Bình , bạn học cũ lớp 10A3, cứ mỗi lần điện thoại là hắn cứ châm biếng đọc thơ Tạ Nghi Lễ rồi gây với mình một cách gay gắt. Phải về thăm lại quê hương thôi! Quyết định xong, rứa là ngày 28/5/2011 mình bắt xe vào Sài Gòn dự đám cưới con gái của Cường - Thắm (bạn học cũ lớp 10A3 NH niên khóa 1972 – 1973). Trong tiệc cưới, mình gặp lại một số bạn học NH cũ như Hoàng Đức Nghiêm, Hoàng Văn Ân, Thuận Thân, Mỹ Trúc, Hường, Mú, Cúc, Hoa,…


        

                                Phú, Hùng, Cường, Thắm, Trúc


             

               Cúc, Trúc, Thân, Hường, Thắm, Hoa, Mú, Cường, Ân