Tranh
vẽ Thạch Sùng ngồi nghe Lục Châu thổi sáo tại Lũng Kim Cốc. (Họa sĩ Hoa Nham,
1732, Wikipedia, Public Domain)
BÂNG KHUÂNG
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trần Hưng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trần Hưng. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Hai, 29 tháng 7, 2024
NHÂN VẬT THẠCH SÙNG TRONG LỊCH SỬ - Trần Hưng
Thứ Năm, 6 tháng 6, 2024
Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2020
CHUYỆN MỘT NGƯỜI PHÁP LÊN NGÔI Ở TÂY NGUYÊN - Trần Hưng
Trong
khoảng thời gian từ năm 1888 đến 1890, một người Pháp nhờ thuyết phục được các
dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên mà lên ngôi vua, lấy vương hiệu là Marie đệ nhất,
đặt tên nước là vương quốc Sedang. Chuyện này không chỉ làm ngỡ ngàng chính quyền
Pháp thuộc địa ở Đông Dương mà còn gây náo nhiệt ở châu Âu.
David
Auguste-Jean-Baptiste-Marie-Charles. (Ảnh từ wikipedia.org)
CHUYỆN
MỘT NGƯỜI PHÁP LÊN NGÔI Ở TÂY NGUYÊN
Trần Hưng
XUẤT THÂN
David Auguste Jean Baptiste Marie Charles sinh năm
1842 ở Toulon, Var, thuộc vùng Provence Alpes Côte d’Azur nước Pháp. Cha ông là
một sĩ quan hải quân, và mẹ là con gái của một đại tá chỉ huy lực lượng phòng vệ
quốc gia.
Năm 1859, Charles gia nhập kỵ binh, đến năm 1863 ông
làm đội trưởng một đội thiết giáp ở Versailles. Vốn là người có bản tính phiêu
lưu và thích cưỡi ngựa, Charles đến Đại Nam tham gia đội kỵ kinh ở Nam bộ.
Thứ Năm, 31 tháng 1, 2019
HẬU DUỆ NHÀ TRẦN CỦA ĐẠI VIỆT THÀNH HOÀNG ĐẾ TRUNG HOA? - Trần Hưng
Nguồn:
https://trithucvn.net/van-hoa/hau-due-nha-tran-cua-dai-viet-tro-thanh-hoang-de-trung-hoa.html
HẬU
DUỆ NHÀ TRẦN CỦA ĐẠI VIỆT
THÀNH HOÀNG ĐẾ TRUNG HOA?
Mặc dù còn nhiều dấu hỏi xoay quanh thân thế của vị Hoàng đế Trung Hoa này, nhưng người ta không thể phủ nhận một khả năng lớn rằng ông là người mang dòng máu Đại Việt. Đánh bại quân Nguyên, và ngồi trên ngôi Hoàng đế trong vỏn vẹn 3 năm, ông là ai?
Câu chuyện ly kỳ này phải bắt đầu kể từ vua Trần Thái Tông:
Lúc bấy giờ, vua Trần Thái Tông đã có sáu hoàng tử là Trần Quốc Khang, Trần Hoảng
(vua Trần Thánh Tông sau này), Trần Quang Khải, Trần Nhật Vĩnh, Trần Ích Tắc và
Trần Nhật Duật; cùng hai công chúa là Thiều Dương và Thụy Bảo. Trong đó, Trần
Ích Tắc là người đã đem cả gia quyến đầu hàng quân Nguyên Mông, nên thường bị
các sử gia chê trách. Tuy nhiên nếu nhìn lại thì Trần Ích Tắc có lẽ không phải
là một kẻ hèn nhát, mà là một kẻ sinh nhầm thời…
Thứ Tư, 10 tháng 10, 2018
MỘT LÝ GIẢI VỀ HÀM NGHĨA CHỮ “VIỆT” CỦA NGƯỜI VIỆT CỔ - Trần Hưng
Nguồn:
https://trithucvn.net/van-hoa/chu-viet-cua-dan-toc-viet-co-ham-nghia-gi.html
Mỗi một dân tộc trên thế giới đều tự hào về tên gọi của dân tộc mình. Nhật Bản nghĩa là gốc của mặt trời, và người Nhật tự hào mình là “đất nước mặt trời mọc”; người “Trung Hoa” vẫn tự hào rằng dân tộc mình là tinh hoa trung tâm của thế giới… Vậy chữ “Việt” của dân tộc Việt mang hàm nghĩa gì?
(Ảnh: Trí Thức VN)
https://trithucvn.net/van-hoa/chu-viet-cua-dan-toc-viet-co-ham-nghia-gi.html
Mỗi một dân tộc trên thế giới đều tự hào về tên gọi của dân tộc mình. Nhật Bản nghĩa là gốc của mặt trời, và người Nhật tự hào mình là “đất nước mặt trời mọc”; người “Trung Hoa” vẫn tự hào rằng dân tộc mình là tinh hoa trung tâm của thế giới… Vậy chữ “Việt” của dân tộc Việt mang hàm nghĩa gì?
(Ảnh: Trí Thức VN)
MỘT
LÝ GIẢI VỀ HÀM NGHĨA CHỮ “VIỆT”
CỦA NGƯỜI VIỆT CỔ
Trần Hưng
Chúng ta thường hiểu quốc hiệu “Việt Nam” sơ sài là
người Việt ở phương Nam. Những nhà nghiên cứu tìm hiểu ý nghĩa từ “Việt” qua chữ
Hán (越) cũng có lý giải của
riêng họ. Chữ này được tạo thành từ chữ “tẩu” (走)
(tức là chạy) ở bên trái và chữ “qua” (戊)
(tức là giáo mác, búa, chiến tranh) ở bên phải. Từ đó có người cho rằng chữ Việt
có nghĩa là những người phải chạy về phía Nam để tránh những cuộc chiến tranh tại
Hoa Hạ.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)