Ký
họa chân dung nhà văn Trần Huy Quang của họa sĩ Ngô Xuân Khôi
Là nhà văn, nhà báo, anh đã kết hợp rất khéo, nhuần nhuyễn, hài hòa để tạo nên phong cách riêng cho thể loại phóng sự xã hội. Thể loại phóng sự điều tra của anh đầy chất văn học. Chính sự "cộng hưởng" giữa tư liệu báo chí với văn chương; phóng sự và thể ký văn học đã tạo nên sức hấp dẫn riêng.
Các bài ký “Câu chuyện về ông vua lốp, Lời khai của một bị can...” đã từng gây xôn xao dư luận bởi chính sự dũng cảm, nhập cuộc, dấn thân để phát hiện, tiếp cận vấn đề mới lạ, độc đáo, hấp dẫn. “Câu chuyện về ông vua lốp” (báo Văn nghệ - 1986) đã tạo nên một cơn địa chấn xôn xao dư luận. Còn “Lời khai của bị can” là về là "sự lệch pha giữa cơ chế và cuộc sống, chính sách và thực tế, mà nó là thân phận của một người lao động, một người thợ".
Các bài ký “Câu chuyện về ông vua lốp, Lời khai của một bị can...” đã từng gây xôn xao dư luận bởi chính sự dũng cảm, nhập cuộc, dấn thân để phát hiện, tiếp cận vấn đề mới lạ, độc đáo, hấp dẫn. “Câu chuyện về ông vua lốp” (báo Văn nghệ - 1986) đã tạo nên một cơn địa chấn xôn xao dư luận. Còn “Lời khai của bị can” là về là "sự lệch pha giữa cơ chế và cuộc sống, chính sách và thực tế, mà nó là thân phận của một người lao động, một người thợ".
Chúng
tôi xin đăng lại phóng sự “Lời khai của một bị can” về ông Vua Lốp Nguyễn Văn
Chấn (1926–2013), người đã gây dựng nên một tài sản lớn từ hai bàn tay trắng,
nhưng đã phải chịu nhiều oan trái, tù tội một cách phi lý. Cuộc đời Vua Lốp là
một trong bằng chứng “sống” cho sự bất công của nền pháp luật XHCN Việt Nam và
sự ngu dốt, nghi kỵ, hẹp hòi của những cá nhân, cơ quan phụ trách điều tra, thực
thi pháp luật ở Việt Nam.
*
Tôi bán rau cần được bảy đồng. Để cho vợ tôi ba đồng,
tôi cầm bốn đồng, vừa đủ tiền mua một cái vé xe đi Hà Nội. Biết rằng ba đồng vợ
tôi với một đứa con chỉ sống được một tuần, trong khi nhà không còn gì. Nhưng
cô ấy là người tháo vát có thể sống tạm. Còn bây giờ mọi thứ đang ở phía trước:
cơm ăn, hy vọng và tuyệt vọng. Đất kinh kỳ, tôi không quen ai, không nghề không
tiền. Biết thế mà tôi đâu có sợ.
Tôi cứ lang thang từ phố này đến phố khác, tôi không sợ
lạc, bởi vì chưa có định hướng, cứ đi, đến đâu thì đến. Thoả thích ngắm xem các
cửa hàng, cửa hiệu. Hàng cắt tóc. Hàng gò hàn. Hàng phở. Hiệu thuốc lào. Hàng
hương. Đồ điện. Cứ đi và nhìn ngắm, thèm khát. Khi thích thì đứng lại hàng tiếng.
Đến chợ Hàng Da. Có năm bảy cửa hiệu làm dép lốp. Mới hoà bình, sau kháng chiến
chống Pháp, dép lốp Bình Trị Thiên đang thịnh.