BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lê Uyên Phương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lê Uyên Phương. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2024

LÊ UYÊN PHƯƠNG, ÂM NHẠC TỪ THIÊN ĐƯỜNG - Nguyễn Xuân Hoàng



… Lần sau cùng tôi gặp Phương hình như vào tháng Chín (hay tháng Mười?) 1998 tại một quán cà phê trên đường Bolsa, góc đường Magnolia. Bởi vì tôi nhớ tháng Mười Một tôi chia tay Bolsa. Hôm đó anh đi với Phạm Công Thiện vừa từ Úc qua. Phương hơi nhỏ con, tóc dài, đôi mắt như cười, chiếc áo mặc ngoài màu sẫm và rộng so với khổ người anh (có vẻ như màu nâu là màu Phương thích nhất, tôi nghĩ vậy vì lần nào gặp anh tôi cũng tưởng chừng như mới ngày hôm qua, vì chiếc áo ấy không thay đổi.) Và lần này gặp lại anh tôi vẫn nhìn thấy một khuôn mặt rạng rỡ yêu đời. Anh có một nụ cười rất tươi và giọng nói ấm. Anh là người chỉ gặp một lần thôi cũng sẽ giữ mãi một kỷ niệm đầm ấm tin cậy. Tôi quen anh thời còn là sinh viên ở Đại học Dalat, đâu khoảng năm 1960. Đó là thời gian Lê Văn Lộc – với tên Phương sau này – đang viết những tình khúc đầu tay của anh. Tôi chưa kịp thân anh thì ra trường. Trở về Sài Gòn, tôi bị cuốn hút vào thế giới chữ nghĩa hơn là thế giới âm thanh. Có vẻ như âm nhạc không tác động nhiều đến đời sống tình cảm tôi, nếu có, phải nói chính những lời từ trong các ca khúc mới thực sự chinh phục tôi. Khi nhạc sĩ Cung Tiến giới thiệu những tình khúc đầu tiên của Lê Uyên & Phương tôi chợt nhận ra người bạn của những ngày ở Dalat lớn hơn những gì tôi nghĩ và biết về anh trước đó rất nhiều.

Thứ Ba, 16 tháng 11, 2021

ĐÔI UYÊN ƯƠNG LÊ UYÊN PHƯƠNG VỚI CA KHÚC CHIỀU PHI TRƯỜNG - Chiêm Lưu Huy


                                   

1  
Lê Uyên Phương là nghệ danh chung của đôi vợ chồng nhạc sĩ Lê Minh Lập (1941 - 1999) và ca sĩ Lê Uyên Lâm Phúc Anh (sinh 1952). Lê Uyên Phương nổi tiếng bởi việc sáng tác và trình diễn những tình khúc ca ngợi tình yêu nồng nàn, lãng mạn tại Sài Gòn trước năm 1975.
  

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2020

CA SĨ THÁI CHÂU THỔ LỘ LÝ DO KHÔNG DÁM HÁT NHẠC LÊ UYÊN PHƯƠNG - Thạch Anh

Trong tập 7 “Người kể chuyện tình”, danh ca Thái Châu thổ lộ lý do không dám hát nhạc của Lê Uyên Phương. 

   Danh ca Thái Châu chia sẻ về các sáng tác của nhạc sĩ Lê Uyên Phương. ẢNH: BTC


CA SĨ THÁI CHÂU THỔ LỘ LÝ DO KHÔNG DÁM HÁT NHẠC LÊ UYÊN PHƯƠNG

Trong Người kể chuyện tình chủ đề nhạc sĩ Lê Uyên Phương (nghệ danh của nhạc sĩ Lê Văn Lộc), danh ca Thái Châu tiết lộ những tác phẩm của nam nhạc sĩ mang tính đặc thù riêng như ca từ đẹp và những đoạn melody thử thách ca sĩ. Hầu hết các sáng tác của Lê Uyên Phương là viết về cuộc tình của chính ông với người vợ Lâm Phúc Anh, về những trăn trở và lo lắng cho cuộc sống hai người.

“Bất cứ bài hát nào anh Lê Uyên Phương cũng cho vào những nốt đặc thù như thăng, nốt giáng, ca sĩ thể hiện đến đoạn đó phải cố gắng hát đúng nốt, giữ cảm xúc của nhạc sĩ, lẫn tinh thần bài hát xuyên suốt. Đây là thử thách đặt ra cho bất cứ ai thể hiện dòng nhạc của Lê Uyên Phương. Ngoài ra, các bài hát hầu như đều về chuyện tình Lê Uyên và Phương”, ông chia sẻ.

                               Chân dung nhạc sĩ Lê Uyên Phương. ẢNH: BTC
                   
Thái Châu thú nhận tuy nghe nhiều ca khúc của Lê Uyên Phương nhưng chưa bao giờ dám “chạm” đến nhạc của ông vì sợ không làm hài lòng nhạc sĩ và không chuyển tải đúng bài hát với khán giả về dòng nhạc Lê Uyên Phương. Vì thế, trong Người kể chuyện tình tập 7, ông hạnh phúc khi được nghe các ca sĩ trẻ thể hiện những tình khúc nổi tiếng của nam nhạc sĩ với sự đầu tư, nghiên cứu về dòng nhạc có tính đặc biệt này.

        Chuyện tình đẹp của nam nhạc sĩ từng khiến nhiều người ngưỡng mộ. ẢNH: BTC
             
Được biết nhạc sĩ Lê Uyên Phương sinh ngày 2.7.1941, tại Đà Lạt. Tên khai sinh của ông là Lê Văn Lộc. Trước đó cha mẹ ông đặt là Lê Minh Lập, nhưng do sự nhầm lẫn của nhân viên hộ tịch mà trở thành Lê Minh Lộc. Nhạc sĩ bắt đầu sáng tác năm 1960 với ca khúc đầu tiên Buồn đến bao giờ, được viết tại Pleiku, khi ông dạy học tại đó và ký tên là Lê Uyên Phương. Bút danh này được ông lấy chữ lót tên mẹ, ghép với tên người tình đầu tiên là Uyên mà thành. Tuy nhiên, vợ ông là Lê Uyên tiết lộ Uyên là tên một người họ hàng mà người nhạc sĩ yêu quý, không phải tên của cô gái là mối tình đầu của ông.

Trong đêm thi, Châu Ngọc Hiếu hóa thân thành Lê Uyên Phương, thời điểm người nhạc sĩ dạy môn Triết tại Đà Lạt và được cô nữ sinh Lâm Phúc Anh (ca sĩ Lê Uyên sau này) thầm thương trộm nhớ. Dù cách nhau 11 tuổi nhưng họ trở thành người trong mộng và chia sẻ nhiều niềm vui nỗi buồn. Châu Ngọc Hiếu thể hiện ca khúc Tình khúc cho em cùng phần trợ diễn của ca sĩ Duyên Quỳnh. Trong khi đó, ca sĩ Bảo Đăng hóa thân thành người nhạc sĩ đang say đắm trong tình yêu, trình diễn sáng tác nổi tiếng Buồn đến bao giờ. Dạ khúc cho tình nhân là ca khúc được Nguyễn Kiều Oanh lựa chọn thể hiện trong đêm thi lần này.
Người kể chuyện tình tập 7 với chủ đề những tình khúc của Lê Uyên Phương sẽ phát sóng ngày 23.7 trên kênh THVL1.

                                                                             Thạch Anh

Nguồn:
https://thanhnien.vn/giai-tri/thai-chau-tho-lo-ly-do-dac-biet-khong-dam-hat-nhac-cua-le-uyen-phuong-1254545.html

Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2020

TƯỞNG NHƯ CÒN NGƯỜI YÊU - Thơ Lê Thị Ý, nhạc Phạm Duy, giọng hát Lê Uyên

Trong bối cảnh chiến tranh lên cao điểm, ca khúc “Tưởng Như Còn Người Yêu” do Phạm Duy phổ nhạc từ bài thơ “Thương ca 1” của Lê Thị Ý, gợi lên một trời đau thương của người góa phụ khi chồng tử trận, gây xúc động mãnh liệt cho người nghe. Bài hát rất phổ biến ở miền Nam VN vào thập niên 1970.



     Bài thơ

THƯƠNG CA 1

Ngày mai đi nhận xác chồng
Say đi để thấy mình không là mình
Say đi cho rõ người tình
Cuồng si độ ấy hiển linh bây giờ
Cao nguyên hoang lạnh ơ hờ
Như môi thiếu phụ nhạt mờ dấu son
Tình ta không thể vuông tròn
Say đi mà tưởng như còn người yêu
Phi cơ đáp xuống một chiều
Khung mây bàng bạc mang nhiều xót xa
Dài hơi hát khúc thương ca
Thân côi khép kín trong tà áo đen
Chao ơi thèm nụ hôn quen
Ðêm đêm hẹn sẽ chong đèn chờ nhau
Chiếc quan tài phủ cờ màu
Hằn lên ba vạch đỏ au phũ phàng
Em không thấy được xác chàng
Ai thêm lon giữa hai hàng nến trong?
Mùi hương cứ tưởng hơi chồng
Nghĩa trang mà ngỡ như phòng riêng ai.

                                                Lê Thị Ý