BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn ÂM NHẠC. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ÂM NHẠC. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2025

CÓ LẼ ANH YÊU EM - Nhạc Khê Kinh Kha, Hoàng Quân trình bày


   

Có lẽ mây trời mượn tóc em
Nên mây từng cánh rũ sợi mềm
Lang thang chiều vắng nhìn mây xõa
Để nhớ nhung nhiều mái tóc đen
 
Có lẽ nắng vàng mượn môi em
Nên nắng chiều nay quá ửng hồng
Miên man ôm nắng vào tay ấm
Anh hốt nắng vàng ngỡ môi thơm
 
Có lẽ sao trời mượn mắt em
Nên sao rực sáng giữa đêm trường
Đêm đêm ngồi ngắm ngàn sao sáng
Để cố đi tìm ánh mắt trong
 
Có lẽ lan tình mượn hương em
Nên cánh quỳnh lan ngát hương nồng
Bao đêm mơ ước cùng hoa nở
Để thấy hồn mình đượm phấn hương
 
Có lẽ kiếp này anh yêu em
Có lẽ kiếp này anh yêu em
Nên anh yêu hết ánh sao trời
Yêu mây mềm yếu xõa đầy vai thon
 
Có lẽ kiếp này anh yêu em
Có lẽ chúng mình duyên trăm năm
Nên anh yêu quá nắng môi hồng
Yêu cả hương nồng của quỳnh lan
 
Có lẽ kiếp này anh yêu em
Có lẽ chúng mình duyên trăm năm
Xin em chọn bến sông này
Cho tôi quên lãng một đời phiêu du
 
Có lẽ kiếp này anh yêu em
Có lẽ chúng mình duyên trăm năm
Xin em chọn bến sông này
Cho tôi trọn kiếp làm người yêu em
 
                                 Khê Kinh Kha

       

Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2025

GIÀ ĐẦU CÒN MÊ NHẠC SẾN - Vũ Thế Thành



“…Người thích nhạc sến cũng nhiều, người xem thường nó cũng không ít, dù ngấm ngầm không nói thẳng ra. Nhưng cho dù thế nào, có một đề tài không ai dám cà khịa xem thường, đó là những bản nhạc nói về mẹ.”

Mấy bà mẹ đơn giản như dòng sữa, là lời ru, bóng mát, là vườn rau, trái dừa… Nói triết lý cao siêu quá mấy bà mẹ không hiểu, mà có hiểu cũng không thấy thoải mái, vì lòng mẹ đầy bản năng, đơn sơ như con gà mẹ xù cánh cho lũ gà con ẩn nấp trước diều hâu. Bài Lòng mẹ của Y Vân, vì vậy vẫn được xem là bản nhạc về mẹ kinh điển được mọi người ưa thích, kể cả những bà mẹ cũng thích bài đó, chứ chưa hẳn đã là Huyền thoại mẹ hay Ca dao mẹ của Trịnh Công Sơn.

Thứ Tư, 5 tháng 2, 2025

NHẠC SĨ LÊ UYÊN PHƯƠNG: VẪN CÒN TÌNH KHÚC CHO EM – Đàng Sa Long

 

Nhạc sĩ Lê Uyên Phương vĩnh biệt dương gian ở tuổi 58, vào ngày 29/6/1999. Một phần tư thế kỷ vắng bóng nhạc sĩ Lê Uyên Phương trên cõi đời, nhưng những sáng tác của ông như "Dạ khúc cho tình nhân", "Lời gọi chân mây", "Hãy ngồi xuống đây", "Vũng lầy của chúng ta", "Tình khúc cho em"... tiếp tục chinh phục giới mộ điệu. Đặc biệt, gắn liền với những tác phẩm Lê Uyên Phương chính là mối tình của ông với ca sĩ Lê Uyên.
 

Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2025

CA KHÚC “LY RƯỢU MỪNG” ĐƯỢC SÁNG TÁC KHI NÀO ? - Huỳnh Duy Lộc



Báo Thanh Niên Online ngày 1 tháng 1 năm 2017 có bài viết “Tiết lộ vì sao ca khúc ‘Ly rượu mừng’ bị cấm hát 40 năm” của Ngữ Yên giải thích vì sao ca khúc “Ly rượu mừng” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương bị cấm hát trong nước từ năm 1975 tới đầu năm 2016, chỉ trước Tết Bính Thân vài tháng: “Nó đã từng bị cấm hát trong suốt 40 năm

CÀNH MAI THA HƯƠNG - Thơ Khê Kinh Kha, Nhạc Ngô Hữu Hùng, ca sĩ Hải Nguyễn trình bày.

 
                 


        


một mùa Xuân nữa
lại về đâu đây
lòng sao hiu quạnh
lạnh theo tuyết bay
 
bao năm rồi nhỉ
bao mùa Xuân qua
đắng cay như rượu
ai còn nhớ ta
 
quê nhà xa ta
hay ta xa nhà
bao năm lạc bước
bao niềm xót xa
 
mẹ già đâu nữa
bạn hiền còn ai
nụ mai nào nở
rượu nào cuồng say
 
có tiếng pháo nào
trong ai không nhỉ
có giọt rượu nào
say lòng người đi
 
có giọt lệ nào
ướt bờ môi thơm
có an ủi nào
thoa dịu đau thương
 
còn đây năm tháng
qua nhanh, qua nhanh
như dòng sông cuốn
mang nỗi sầu riêng
 
một mai xuân nữa
có còn ta không
xin cắm trên mộ
cành mai tha hương
 
Khê Kinh Kha

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2024

HOÀN CẢNH SÁNG TÁC VÀ Ý NGHĨA CỦA CA KHÚC “CHO LẦN CUỐI” (LÊ UYÊN PHƯƠNG), DỰ CẢM CHIA XA CỦA MỐI TÌNH U MÊ - Niệm Quân, nhacxua.vn



Câu chuyện tình của Lê Uyên & Phương đã trở thành một huyền thoại của làng nghệ thuật Việt Nam, bởi họ không chỉ có tình yêu cuồng nhiệt, tình cảm vợ chồng sâu đậm, những thăng trầm trong đời sống hôn nhân, mà còn là sân khấu âm nhạc, là những bản tình ca nồng nàn, rực rỡ và cá tính khác biệt đã đi vào lòng người yêu nhạc nhiều thế hệ từ xưa đến nay. Cái hay của âm nhạc Lê Uyên Phương là trong mỗi ca khúc, mỗi khoảnh khắc yêu đương, gần gũi người ta đều thấy sự hết mình, tận hưởng trọn vẹn, dâng hiến đến tận cùng như thể đó là lần cuối, nhưng đồng thời cũng nhìn thấy những úa tàn, chia ly, đau thương chấp chới kề cận. Cho Lần Cuối là một ca khúc như vậy.

Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2024

TÌNH THU YẾU ĐUỐI - Nhạc Khê Kinh Kha, ca sĩ Ý Lan trình bày

            

      

TÌNH THU YẾU ĐUỐI
 
trời vào thu em ơi
quanh đây đầy lá úa
tình buồn theo mưa rơi
lòng sầu đầy thương nhớ
trong sương mờ
anh đợi chờ
đợi tình em mong manh
thương em bờ tóc ngắn
từng mùa thu không em
từng ngày từng tiếc nuối
trong tim này
thu chết em ơi
một mùa thu chưa say
một đời chưa quen hơi
tình nồng sao phôi phai
để hồn thu yếu đuối
từng mùa thu xa em
tim đau bao nỗi niềm
từng ngày ta yêu em
một đời đêm tối vây quanh
tình mùa thu không em
không em cười trong nắng
một mình anh bâng khuâng
nhặt từng giọt nắng ấm
anh ngỡ rằng
môi em nồng
từng mùa thu xa em
xa bao tình yêu mến
thèm bờ môi em ngoan
lòng này còn hoang vắng
ôm lá vàng
anh khóc tình em
 
khekinhkha
(1969-Michigan)

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2024

NHẠC SĨ NGUYỄN ÁNH 9 PHÊ BÌNH THẲNG THẮN CÁC CA SĨ…HÉT GÀO.

 

Việt Nam hiện tại chỉ có giải trí, không có nghệ thuật. Bây giờ, nhạc để xem nhiều hơn là để nghe. Người ta làm giải trí kiếm tiền, coi qua rồi bỏ chứ hiếm người tâm huyết làm nghệ thuật. Điều này khiến tôi buồn lắm vì con đường nghệ thuật của mình không có những người chung chí hướng để làm tốt vai trò nghệ sĩ

Hồi xưa, người nhạc sĩ viết ca khúc từ những cảm xúc thật của họ, họ viết ra để chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cho mọi người chứ họ không viết nhạc để bán. Còn bây giờ, nhạc sĩ viết nhạc theo yêu cầu đơn đặt hàng nên âm nhạc không có hồn, không có cảm xúc thật của người sáng tác.

Ca sĩ bây giờ đa số chỉ chú trọng ăn mặc, make-up cho đẹp và lên sân khấu hát thì sau lưng có một đám múa. Nhưng ít chú trọng đến xúc cảm âm nhạc, không để tâm hồn vào bài hát.

Thứ Tư, 6 tháng 11, 2024

NHỮNG GIỌNG HÁT TIÊN PHONG CỦA NHẠC VÀNG BOLERO VIỆT NAM - nhacxua.vn



* Thanh Thúy: Tiếng Hát Liêu Trai
Thanh Thúy là một trong những ca sĩ tiên phong đưa nhạc vàng đến với công chúng Việt Nam. Khởi đầu từ giữa thập niên 50, nhưng phải đến đầu thập niên 60, Thanh Thúy mới thực sự khẳng định tên tuổi của mình. Với giọng hát chậm buồn, đầy chất liêu trai, Thanh Thúy đã thổi một luồng gió mới vào nhạc vàng. Nhạc phẩm “Nửa Đêm Ngoài Phố” của Trúc Phương, qua giọng hát của Thanh Thúy, đã trở thành một hiện tượng, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của Boléro Việt Nam.
Thanh Thúy không chỉ nổi bật với giọng hát truyền cảm, mà còn với phong cách biểu diễn đặc trưng. Cô xuất hiện trên sân khấu với tà áo dài thanh nhã, mái tóc dài phủ kín đôi bờ vai, và nét mặt kiều diễm. Tiếng hát của cô trầm trầm, ngọt ngào và u hoài, như len lỏi vào tâm can của người nghe, đặc biệt là những người lính tiền phương, các văn nghệ sĩ và người dân Saigon cũ đang tìm kiếm chút bình yên giữa những năm tháng chiến tranh.
 

VẦNG TRĂNG NÀO CÓ LỖI - Thơ Quách Như Nguyệt, Lê Quốc Thắng phổ nhạc


       


VẦNG TRĂNG NÀO CÓ LỖI
 
Tự dưng ghét tự dưng thương ai bắt
Thi sĩ buồn thi sĩ ném thơ đi
Thi sĩ ơi, thơ có tội tình gì?
Tại sao chứ, ai nỡ làm anh giận?

Anh làm thơ mỗi ngày cho em đọc
Anh bảo là làm thơ cho em vui
Anh ca tụng ánh trăng vàng lủi thủi
Em đọc thơ thấy cảm động bùi ngùi

Mỗi tối tối anh ra ngoài hiên ngắm...
...sao trên trời và kiếm mảnh trăng trôi
Anh thấy gì vầng trăng rất lẻ đôi
Nghìn vì sao chỉ một nàng trăng lẻ
 
Tối hôm nay mây hững hờ buồn tẻ
Thương hoa vàng, thương tiếng lá xôn xao
Thương cả gió lòng em quá xuyến xao   
Sao lại ghét? Vầng trăng nào có lỗi?!
 
                             Quách Như Nguyệt

Thứ Năm, 17 tháng 10, 2024

KHI BÉ ĐẾN - Nhạc Khê Kinh Kha



Bài thơ BÉ Và QUÊ HƯƠNG ANH của Khê Kinh Kha đã được GS Nguyễn Thanh Chí tại Đại Học San Jose State, CA, chọn dạy trong Chương Trình Vietnamese Culture từ hơn 5 năm nay.
Bài thơ cũng được chính tác giả Khê Kinh Kha soạn thành ca khúc KHI BÉ ĐẾN.

             


BÉ VÀ QUÊ HƯƠNG ANH
 
này bé hỡi, chiều nay trời lành lạnh
ở phương này anh nhớ một quê hương
bé đừng quên, chiều nay mình đã hẹn
anh sẽ ngồi kể hết chuyện quê anh
 
khi bé đến, nhớ mặc áo dài xanh
như mầu xanh của lúa mạ lên mầm
như mầu xanh của rừng thông Đà Lạt
áo bay mềm như dòng nước Cửu-Long
 
khi bé đến, nhớ để tóc xoã dài
xõa dịu dàng như liễu rủ ngang vai
xõa trong anh bóng tre già quê ngoại
xoã hương tình bao ruộng lúa Đồng-nai
 
khi bé đến, nhớ đừng thoa son nhé
để nắng chiều ửng đỏ nét môi thơm
để chiều nay mặt trời không ngủ sớm
như những chiều nắng phủ dãy Trường-sơn
 
khi bé đến, nhớ đừng thoa hương phấn
để hương trinh ngào ngạc gập vào hồn
như cúc vàng bên thềm xưa Vỹđạ
ngát hương nồng bên dòng nước sông Hương
 
khi bé đến, nhớ đừng mang kính mát
để trời xanh rơi rớt vào mắt trong
để anh thấy biển Hội-An, Đà-Nẵng
bãi cát dài sóng vỗ đến Nha-trang
 
khi bé đến, nhớ bước đi nhè nhẹ
để lòng anh không xao động nổi hờn
vì anh vẫn thấy hoài trong giấc mộng
phố Sài-gòn, Hà-nội, Huế buồn tênh
 
khi bé đến, đừng hôn anh bé nhé
hãy để dành hôn mẹ Việt Nam ta
mẹ Việt Nam bàn tay còn chai đá
nụ hôn nào sẽ xóa dịu lòng me
 
khi bé đến, nhớ cười vui bé nhé
để lòng anh như pháo nổ đầu xuân
anh sẽ ngắt cánh mai vàng vừa nở
tạ ơn đời và tổ quốc mến thương
 
                    KhêKinhKha
              (Trích tập thơ Tỏ Tình)

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2024

BỚT XÀM LẠI VỚI NHẠC PHẨM “THƯƠNG VỀ MIỀN TRUNG” - Nguyễn Gia Việt



Tự nhiên truyền thông VN trong nước cùng vài ca sĩ a dua khẳng định "Thương về Miền Trung" bấy lâu nay là "nhầm" tên tác giả.
Họ dựa theo lời con gái của cố nhạc sĩ Châu Kỳ là bà Châu Huyền Khanh nào đó nói đây là bài hát của cha cô sáng tác chứ không phải của Minh Kỳ.
Bậy bạ!
 
Bà Khanh nói Châu Kỳ viết bài “Thương Về Miền Trung” và đưa cho Duy Khánh hát rồi đứng tên vào "thập niên 1940" là phi logic.
Thập niên 1940 là năm 1940 hay 1949 thì Duy Khánh (sanh 1936) mới 4 hoặc 13 tuổi thôi.
 
Năm 1952 Duy Khánh lúc đó 16 tuổi khi đoạt giải ca sĩ ở đài Pháp Á Huế mới tham gia văn nghệ và vô Sài Gòn.
Duy Khánh chỉ nổi lên bên viết nhạc ở những năm sau 1960.
Bài “Thương Về Miền Trung” là bài nhạc ra đời năm 1962 và nghe kỹ là theo cái e nhạc quen thuộc kiểu Duy Khánh, không phải kiểu Châu Kỳ.
 
Thành ra báo chí và các nghệ sĩ bớt cái miệng lại khi nói bài hát đó là của Châu Kỳ.
  
                                                                               Nguyễn Gia Việt
*
Phụ lục:

Ca sĩ Duy Khánh trả lời phỏng vấn Đài Truyền hình Văn Nghệ VN quận Cam 1988, ông cho biết THƯƠNG VỀ MIỀN TRUNG là một trong những nhạc phẩm của ông về Huế...

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2024

NHỚ EM TỪNG HƠI THỞ - Nhạc Khê Kinh Kha


     


NHỚ EM TỪNG HƠI THỞ
 
tôi nhớ em
như mây nhớ gió ngàn
như sông nhớ cội nguồn
như ai nhớ lời tình
như mặn nồng nhớ hương đêm
 
tôi nhớ em
như đêm nhớ trăng vàng
như mưa nhớ núi rừng
như môi nhớ tình nồng
như mùa thu nhớ lá vàng
 
tôi nhớ em từng giờ
tôi nhớ em từng giấc ngủ
    từng niềm mơ
    từng hơi thở
 
tôi nhớ em mặn nồng
em có nhớ tôi nồng nàn?
xin nhớ tôi thật lòng
thật lòng ghe em
cho tình mình rụng vào trăm năm
 
tôi nhớ em
như hoa nhớ bướm tình
như sương nhớ cây cành
như men nhớ rượu nồng
như nụ hôn nhớ môi thơm
 
tôi nhớ em
như tim nhớ lời thề
hương thơm nhớ tóc mềm
trăm năm nghĩa vợ chồng
như lòng tôi mãi yêu nàng
 
                  khê kinh kha
                 (Michigan '73)

Thứ Hai, 23 tháng 9, 2024

LẠC BƯỚC – Nhạc Khê Kinh Kha, ca sĩ Ánh Tuyết trình bày

     
           

    


LẠC BƯỚC
 
con gió lạc bước giữa trời
ngàn năm gió vẫn rong chơi giữa đời
cánh mây lãng đãng trên đồi
con sông nước chảy, chim trời lênh đênh
bao la sương khói, nắng vàng mênh mông
 
con trăng ngủ muộn trên cành
ngàn sao lạc bước dưới giòng nước trôi
và tôi ngơ ngác giữa đời
qua đây lạc bước chân người trăm năm
qua đây lạc bước phận người thế gian
 
chiếc lá lạc giữa núi rừng
hạt sương rơi xuống đêm hoang một mình
suối reo trong đá trên ghềnh
môi thơm ửng đỏ cho tình em ngoan
long lanh mắt biếc cho tình đi hoang
 
em vui lạc giữa mối tình
còn tôi lạc bước đi tim trái tim
à ơi em xõa tóc mềm
bâng khuâng tôi đứng giữa đường bơ vơ
tôi như chiếc lá bên đường gió mưa
 
                                    khê kinh kha

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2024

VẦNG TRĂNG XẺ ĐÔI VẪN IN HÌNH BÓNG MỘT NGƯỜI! – Phạm Hiền Mây



Nếu như Phạm Duy có Bên Cầu Biên Giới khiến hàng triệu con tim khán thính giả phải bồi hồi, say đắm, đê mê, theo giấc viễn mơ của chàng trai trẻ, một giấc mơ đẹp không biên giới, lãng mạn và tình tứ, bay bổng và đầy khát khao, được viết năm một ngàn chín trăm bốn mươi bảy, khi Phạm Duy vừa tròn hai mươi sáu tuổi, thì...
 
Thì, Nguyễn Văn Đông (1932-2018), vào năm một ngàn chín trăm năm mươi sáu, tức sau Phạm Duy mười năm, lúc vừa tròn hai mươi bốn tuổi, có Chiều Mưa Biên Giới.
 
Chiều Mưa Biên Giới của Nguyễn Văn Đông là một trong những sáng tác đầu tay của nhạc sĩ, và cũng là một trong những nhạc phẩm được khán thính giả bốn phương yêu mến nhất, là ca khúc hay nhất, thành công nhất của ông, cũng như, đem lại cho tác giả nhiều lời ngợi khen nhất.
 

NGHỆ SĨ NHÂN DÂN TRUNG ĐỨC TỪNG MƯỢN DANH GIÁO SƯ TRẦN VĂN KHÊ ĐỂ “QUA MẮT” HỘI ĐỒNG NGHỆ THUẬT? – Hoàng Tuệ Lâm

Vì bài hát “Đi chơi chùa Hương” mà Nghệ sĩ Nhân dân Trung Đức dám mượn danh Giáo sư Trần Văn Khê để qua mắt Hội đồng nghệ thuật của Nhà hát vào thập niên 80.
 
Bản gốc bài hát "Đi chơi chùa Hương" ký tên tác giả Trần Văn Khê. Ảnh chụp lại từ báo Văn nghệ
 

Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam, “Đi chơi chùa Hương” là một ca khúc có đời sống rất rộn ràng nhưng lai lịch lại cực kỳ bí ẩn. Từng có một thời, nhiều người đi tìm tác giả đã phổ nhạc lời thơ của Nguyễn Nhược Pháp thành bài hát nổi tiếng nhưng đều không thể tìm ra nổi. Và sự thật cuối cùng đã khiến mọi người… "ngã ngửa".