BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiến Long. Động Hoa Vàng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiến Long. Động Hoa Vàng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 13 tháng 6, 2020

“ĐỘNG HOA VÀNG” CỦA PHẠM THIÊN THƯ - Yến Trinh, Tiến Long


                  Phạm Thiên Thư trong đêm thơ nhạc của ông và Phạm Duy năm 2011

TTO - Những ai say đắm bài thơ Động hoa vàng của nhà thơ Phạm Thiên Thư chắc sẽ bất ngờ khi biết nhiều ý tứ về “động hoa vàng” được ông lấy cảm hứng từ căn gác gỗ ở khu cù lao Phan Xích Long.
Khu vực cù lao còn là nơi cư ngụ của nhà thơ Trụ Vũ - tác giả bài thơ Quasimodo nổi tiếng. Quê ở Huế, ông vào Sài Gòn từ năm 1949, đến năm 1961 sống ở khu Phan Xích Long này.
Theo lời nhà thơ, khung cảnh, vị trí của Phú Nhuận khiến nhiều nhà thơ tìm đến cư ngụ vì thuận tiện để đi lên khu vực trung tâm, giá cả sinh hoạt lại rẻ.
Ngày xưa Phan Xích Long có xóm Mã Đen, nhiều mồ mả. Xóm này thuộc ấp Đông Ba, quanh xóm tre trúc mọc đầy.
Người nghèo, cả người tị nạn cũng rúc vào khu này sinh sống. Còn vùng cù lao (giờ là khu vực đường Hoa Sứ, Hoa Lan...) ngày trước cỏ lau mọc trải dài tới khu vực bờ kè.
Ông kể ngày xưa muốn tìm không gian yên tĩnh, ông thường ra đó. Ông còn kể rằng khi giao thiệp với nhà thơ Hoàng Cầm, có một lần nhà thơ Hoàng Cầm vào Sài Gòn chơi, Trụ Vũ nhờ người em kết nghĩa tên Diệu Tiên dẫn về nhà ông.
Nhưng họ bị lạc nguyên một ngày mới tìm ra nhà Trụ Vũ! Căn nhà của ông còn là nơi lui tới của Phạm Thiên Thư thời trẻ, của Sơn Nam, Thụy Long... và nhiều văn  nghệ sĩ, giới trí thức Sài Gòn.


“ĐỘNG HOA VÀNG” CỦA PHẠM THIÊN THƯ
                                                          Yến Trinh - Tiến Long

“Rằng xưa có gã từ quan/ Lên non tìm động hoa vàng ngủ say...”.

Có thể nói một cách nào đó, khu cù lao Phan Xích Long chính là “động hoa vàng” của Phạm Thiên Thư. Ở nơi đây, ông đã trải qua những năm tháng sáng tác rực rỡ nhất trong cuộc đời mình.

Khu cù lao còn là nơi cư ngụ của nhiều văn nghệ sĩ như Trụ Vũ, Thụy Long, cũng là nơi lui tới bàn chuyện con chữ thế sự của Phạm Duy, Sơn Nam...

Một người hàng xóm của nhà thơ Phạm Thiên Thư kể về khu xóm ngày xưa và “động hoa vàng” nay biến thành căn nhà ba tầng - Ảnh: Tự Trung