Sau 1975, Văn học cũng như con người buộc phải
trốn chạy, tìm đường vượt biển. Tưởng chừng, nơi miền đất lạ, dòng
văn học tị nạn ấy sẽ chững lại. Nhưng không, nó như những nhánh sông
âm thầm vặn mình bồi lên mảnh đất khô cằn đó. Chiến tranh, người
lính vẫn là đề tài nóng bỏng để các nhà văn tìm tòi, khai thác.
Vào thời điểm ấy, những nhà văn quân đội Phan Nhật Nam, Trần Hoài
Thư, Thế Uyên…đang ở độ chín và sung sức. Và sau đó, xuất hiện hàng
loạt nhà văn xuất thân từ những người lính chiến đã trải qua những
năm tháng tù đày, như: Phạm Tín An Ninh, Song Vũ hay Cao Xuân Huy… Tuy
văn phong, thi pháp riêng biệt, nhưng tựu trung, mỗi trang viết của họ
đều để lại những ấn tượng thật sâu sắc trong lòng người đọc. Nếu
văn của Phạm Tín An Ninh đẹp, sáng và nhẹ nhàng, thì từ ngữ trên
những trang viết của Cao Xuân Huy nặng tính khẩu ngữ trần trụi, mãnh
liệt. Có một điều rất thú vị, đọc Cao Xuân Huy, tôi lại nhớ đến nhà
thơ người lính Nguyễn Bắc Sơn. Bởi, tính đặc trưng ngôn ngữ làm nên
hình tượng, chất lính rất đặc biệt trong thơ văn của hai ông văn sĩ
này.
BÂNG KHUÂNG
Hiển thị các bài đăng có nhãn BÌNH VĂN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn BÌNH VĂN. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 9 tháng 3, 2022
Thứ Hai, 6 tháng 12, 2021
VÀI SUY NGHĨ KHI ĐỌC TIỂU THUYẾT “ĂN MÀY DĨ VÃNG” CỦA NHÀ VĂN CHU LAI – Vũ Thị Hương Mai
Thứ Năm, 9 tháng 9, 2021
VỀ TRUYỆN NGẮN CỦA LÊ MAI – Đặng Xuân Xuyến
Thứ Hai, 14 tháng 6, 2021
PHÊ BÌNH CUỐN SÁCH “ĐỂ ĐỜI” CỦA GS. NGUYỄN ĐĂNG MẠNH: “CON ĐƯỜNG ĐI VÀO THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ VĂN” - Trần Mạnh Hảo
Hãy
xem GS. Nguyễn Đăng Mạnh “lập thuyết”:“…phương pháp luận là lý thuyết về đối tượng
nghiên cứu…”! GS. Nguyễn Đăng Mạnh thực chất đã không hiểu được nội hàm của
khái niệm “phương pháp luận” và nội hàm từ “lý thuyết”; than ôi, thuyền đua,
lái cũng đua, thấy người ta lập thuyết, mình cũng “lập thuyết”!
Tác giả bài viết Trần Mạnh Hảo
https://www.facebook.com/thongdongoc?fref=ts
Thứ Ba, 7 tháng 7, 2020
ĐỌC TẬP CÁO, PHÚ, HỊCH, VĂN TẾ, VĂN BIA “TÂM THÀNH LỄ BẠC” CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN PHÚC VĨNH BA - Châu Thạch
Nhà bình thơ Châu Thạch
ĐỌC
TẬP CÁO, PHÚ, HỊCH, VĂN TẾ, VĂN BIA “TÂM THÀNH LỄ BẠC” CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN PHÚC
VĨNH BA
Nhà thơ Nguyễn Phúc Vĩnh Ba, một cây bút thuộc bậc thượng thừa thành phố Huế, chuyên về
lối văn Biền Ngẫu, là lối văn có cấu trúc văn chương cổ xưa, trong đó lấy đối
làm nguyên tắc cơ bản, tạo cho lời văn sự nhịp nhàng cân đối.
Nhà văn Nguyễn Phúc Vĩnh Ba
Thứ Năm, 7 tháng 5, 2020
CẢM NHẬN KHI ĐỌC TRUYỆN NGẮN CÔ SƯỚNG CƯỚI VỢ CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN - Vũ Thị Hương Mai
Tôi đọc truyện ngắn "Cô Sướng Cưới Vợ" trên trang facebook của tác giả Đặng
Xuân Xuyến. Lối viết dí dỏm của anh đã lôi cuốn tôi ngay từ phần đầu của truyện.
Khi đọc trên báo mạng, tên nhân vật và tên truyện không hiểu lý do gì mà thay đổi,
dù cốt truyện giữ nguyên nhưng tôi thích đọc tên truyện cũ là "Cô Sướng Cưới
Vợ". Có lẽ vì ấn tượng tên "Cô
Sướng Cưới Vợ" tạo yếu tố dân dã hơn, chân thật hơn.
Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2019
VỀ TRUYỆN NGẮN CỦA LÊ MAI - Đặng Xuân Xuyến
Nhà văn Lê Mai
VỀ
TRUYỆN NGẮN CỦA LÊ MAI
Biết nhà văn Lê Mai qua nhà thơ Nguyễn Khôi và blog
Trang Đặng Xuân Xuyến cũng đã giới thiệu một số bài thơ và 7 truyện ngắn của
ông nên khi nhà thơ Nguyễn Khôi có nhã ý muốn trang nhà đăng lại bài Nguyễn
Khôi cảm nhận về thơ Lê Mai - người bạn, người em tri kỷ của ông - tôi đã đắn
đo khá nhiều, bởi blog Trang Đặng Xuân Xuyến không đăng lại những bài đã đưa
lên trang nhà, đang hiện diện trên trang nhà nhưng trước tấm chân tình dành cho
người bạn, người em của nhà thơ lão niên làm tôi cảm động. Dù lưng rất đau, tôi
cũng cố ngồi đọc để viết đôi lời giới thiệu về một số truyện ngắn của nhà văn
Lê Mai đã đăng trên blog Trang Đặng Xuân Xuyến.
Thứ Hai, 10 tháng 12, 2018
ĐỂ HIỂU NGHĨA CÂU NHẠC CỦA TRỊNH CÔNG SƠN - Nguyên Lạc
Trịnh Công Sơn qua nét vẽ của Bửu Chỉ
ĐỂ HIỂU NGHĨA CÂU NHẠC CỦA TRỊNH CÔNG SƠN
Nguyên Lạc
SƠ LƯỢC Ý
CHÍNH BÀI CỦA GS HOÀNG
ĐẲNG
VÀ NHỮNG PHẢN HỒI
Nhân đọc bài viết: “Hiểu Đúng Nghĩa Câu Hát Của Trịnh Công Sơn Như Thế Nào?” của giáo sư Hoàng Đằng trên Văn Nghệ Quảng Trị, tôi xin “góp vui” mấy ý.
Độc giả có thể đọc bài viết theo link dưới:
HIỂU ĐÚNG NGHĨA CÂU HÁT CỦA TRỊNH CÔNG SƠN NHƯ THẾ NÀO? [1]
Đây là ý chính của bài viết cùng những bình luận đồng và không đồng thuận
Ý chính
Trịnh Công Sơn viết trong một bài hát: "Sống trong đời sống, cần có
một tấm lòng!
- Hỏi làm
gì, em biết không?
- Để gió
cuốn đi!" Bài hát được hát nhiều trong dịp tổng kết chiến dịch từ thiện của các
nhóm, các tổ chức …
Tuy nhiên, ý nghĩa đích thực của mấy lời hát trên chắc còn ít người hiểu đúng. Đại đa số nghĩ rằng "để gió
cuốn đi!" là
làm được chi đó
rồi, xong việc, cho nó
chìm vào quên lãng, đừng nhắc đi nhắc
lại.[Hoàng
Đằng]
Thứ Hai, 12 tháng 11, 2018
GÃ KHỜ HAY THẰNG NGỐC VIỆT NAM CÒN SÓT LẠI Ở ĐẦU THẾ KỶ 21 NÀY? - Nguyễn Bàng
Tác giả Nguyễn Bàng
GÃ
KHỜ HAY THẰNG NGỐC VIỆT NAM CÒN SÓT LẠI Ở ĐẦU THẾ KỶ 21 NÀY?
Biết tôi hay lò dò lên mạng để tìm đọc dăm ba thứ thay
vì phải đọc báo in, nghe đài hay xem nghe truyền hình thời sự nhưng lại là một
ông già không biết chơi Phây, không biết Gúc để tìm tòi các trang mạng hay, nhà
văn Đặng Xuân Xuyến đã gửi Mail chỉ đường dẫn mời tôi đọc CHUYỆN CỦA GÃ KHỜ, một
truyện ngắn anh viết năm 2006, ra sách năm 2007 (in chung) nhưng giờ mới post
lên blog của anh và gửi một số trang và như anh nói gửi để tôi đọc cho vui.
Chính vì thế, khi nhìn vào tên truyện, tôi ngỡ mình sẽ được đọc kiểu truyện
chàng khờ với hình tượng nhân vật trung tâm là các anh chàng ngốc nghếch với những
hành động, việc làm… ngây ngô ngớ ngẩn dại khờ đã đem lại tiếng cười sảng khoái
và những trải nghiệm vô cùng lí thú để từ đó người nghe, người đọc rút ra những
bài học cho bản thân. Nhưng đọc xong CHUYỆN CỦA GÃ KHỜ, tôi chẳng được vui tý
nào mà lại cảm thấy đắng lòng khi nhận ra gã Khờ này phải chăng là một THẰNG NGỐC
VIỆT NAM còn sót lại ở đầu thế kỷ 21 này.
Thứ Tư, 31 tháng 10, 2018
NHƯ THIẾU NỮ ĐÃ VÀO CHÙA XUỐNG TÓC ?!? - Nguyễn Bàng
Tác giả Nguyễn Bàng
NHƯ
THIẾU NỮ ĐÃ VÀO CHÙA XUỐNG TÓC ?!?
(Gửi
nhà thơ Đặng Xuân Xuyến)
Lọc ra chừng 8 bài thơ viết về biển của Nguyễn Thanh
Lâm để bình riêng BIỂN CỦA NGUYỄN THANH LÂM trong RỪNG XANH MƯA là một việc làm
khéo léo. Và bài bình đã làm bật lên cái ý “Thơ
ông viết về biển, bài nào cũng tươi rói cảm xúc, cũng được cảm nhận bằng một
tình yêu trong sáng, thánh thiện của cõi Thiền”
Nhưng có lẽ vì bị ám ảnh bởi sự thánh thiện của cõi
Thiền nên Đặng Xuân Xuyến đã không dưới hai lần khen Nguyễn Thanh Lâm:
Thứ Tư, 8 tháng 8, 2018
ĐÔI ĐIỀU KHI ĐỌC: “QUẢNG NGÃI - CÂU THƠ NẶNG TÌNH CỐ THỔ” CỦA LÊ NGỌC TRÁC - Đặng Xuân Xuyến
Núi Thiên Ấn và sông Trà Khúc
(Nguồn ảnh internet)
ĐÔI
ĐIỀU KHI ĐỌC: “QUẢNG NGÃI - CÂU THƠ NẶNG TÌNH CỐ THỔ” CỦA LÊ NGỌC TRÁC
Tập sách QUẢNG NGÃI - Câu thơ nặng tình cố thổ của tác
giả Lê Ngọc Trác được viết theo lối giới thiệu thân thế và sự nghiệp văn học của
31 “hồn thơ” xứ Quảng dưới dạng phê bình và cảm nhận văn học. Đây là tập sách
thứ 7 của tác gia Lê Ngọc Trác (tác gia: tác giả của nhiều tác phẩm, nhiều đề
tài), là “khối trầm tích tình yêu” của những người con Quảng Ngãi luôn đau đáu
về nơi “chôn nhau cắt rốn”, nơi luôn được thầm nhắc đến với lòng tự hào và
thành kính: núi Ấn sông Trà.
Tác giả tập sách Lê Ngọc Trác
Tác giả tập sách Lê Ngọc Trác
Tuy là viết về thân thế và sự nghiệp của các chân dung
văn học với mục đích phục vụ cho việc khảo cứu chân dung văn học nhưng tác giả
Lê Ngọc Trác không viết theo lối phân mục tiểu sử (thân thế) và sự nghiệp như
các tác giả khác từng làm mà ông làm mềm hóa đi, giảm bớt sự khô cứng của lối
viết giáo khoa - khảo cứu bằng cách loại bỏ sự phân mục A, B, C... đồng thời
chuyển các yếu tố nghiên cứu thành các yếu tố cảm nhận, biến các “thông điệp” về
thân thế và sự nghiệp của các chân dung văn học khô khan thành những bài cảm nhận
văn học dung dị, liền mạch, tạo tâm lý nhẹ nhàng, thoải mái cho bạn đọc khi tiếp
cận các chân dung văn học. Hiểu đơn giản và ngắn gọn là ông không dùng lối viết
biên khảo truyền thống mà khéo léo lồng tiểu sử các chân dung văn học vào các
bài viết phê bình và cảm nhận văn học, bằng tư duy và ngôn ngữ của người nghiên
cứu khoa học. Đây là thành công của tác giả Lê Ngọc Trác khi mà biên khảo là một
thể loại văn chương dễ viết nhưng lại rất khó thành công!
Thứ Hai, 30 tháng 7, 2018
VỀ PHONG CÁCH BÌNH THƠ CỦA CHÂU THẠCH - Đặng Xuân Xuyến
VỀ
PHONG CÁCH BÌNH THƠ CỦA CHÂU THẠCH
Khi tìm tài liệu đọc để viết bài CHỮ TÔI, CHỮ TA VÀ
CÁI TÂM LÀNH, tôi chợt có ý định thử tìm hiểu về phong cách bình thơ của nhà
phê bình văn học Châu Thạch nên cần mẫn ngồi đọc 130 bài bình thơ của ông. Đọc
xong, tôi phấn chấn, nảy thêm ý định “tận
dụng sự đọc 130 bài bình thơ” để viết một bài làm “kỷ niệm”... Tôi điện gặp
nhà phê bình Châu Thạch, nói ý định của mình, ông cười sảng khoái: - “Vâng! Đặng Xuân Xuyến cứ viết theo đúng như
những gì Đặng Xuân Xuyến cảm nhận về Châu Thạch, như thế mới quý. Cám ơn Đặng
Xuân Xuyến trước nhé”.
Tôi liền cặm cụi ghi lại những cảm nhận của mình về
phong cách bình thơ của ông. Vì đây là bài cảm nhận của một đọc giả về một tác
giả nên cấu trúc bài viết và những dẫn giải đưa ra sẽ không mang tính nghiên cứu
khoa học, nên bài viết sẽ có những hạn chế, những thiếu sót khiến bạn đọc không
được vừa ý.
Nhà
bình thơ Châu Thạch
Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2018
NGHĨ QUANH KHI ĐỌC “CAO HUY THUẦN NGƯỜI KHUÂN ĐÁ” - ĐỖ HỒNG NGỌC
NGHĨ QUANH KHI ĐỌC
“CAO HUY THUẦN NGƯỜI KHUÂN ĐÁ”
“CAO HUY THUẦN NGƯỜI KHUÂN ĐÁ”
Đỗ Hồng Ngọc
Có khi nào nâng một bình trà uống đến giọt cuối cùng
tưởng đã cạn sach rồi nhưng đợi một lúc thì trà lại như tự chắt ra thêm mấy giọt
rồi lại tươm thêm vài giọt nữa, càng lúc càng đậm đặc càng ngất ngây không?
Đọc Cao Huy Thuần cũng vậy đó. Cứ tưởng anh nói lung
tung đầu ngô mình sở đến lúc nghĩ lại mới giật mình. Cho nên đọc Cao Huy Thuần
phải chậm rải, phải ‘cảnh giác’ coi anh có giấu giếm cái gì trong mỗi chữ mỗi
câu đó không?
Chủ Nhật, 24 tháng 12, 2017
CẢM NHẬN VỀ VÀI ĐỊA DANH Ở VÙNG ĐẤT LA GI (BÌNH THUẬN) KHI ĐỌC TẬP SƯU KHẢO "LA GI ĐẤT XƯA..." CỦA PHAN CHÍNH - La Thụy
CẢM NHẬN VỀ VÀI ĐỊA DANH Ở VÙNG ĐẤT LA GI (BÌNH THUẬN) KHI ĐỌC TẬP SƯU KHẢO "LA GI ĐẤT XƯA..." CỦA PHAN CHÍNH
Nhận tập sách “Lagi Đất Xưa – Diện Hải Bối Lâm” do anh Phan Chính tặng, tôi thật vui khi có món quà quý giá này. Nếu nơi chôn nhau cắt rốn chính là quê hương, thì La Gi là quê hương yêu dấu của vợ và các con của tôi. Riêng với tôi, La Gi là quê hương thứ hai, hơn nửa đời tôi đã dạy học, sinh sống và nghỉ hưu tại đây. Đọc tập sưu khảo địa danh “La Gi Đất Xưa – Diện Hải Bối Lâm”, chúng tôi biết rõ thêm và yêu hơn mảnh đất quê hương La Gi thân thương này.
Tập sưu khảo “La Gi Đất Xưa – Diện Hải Bối Lâm” gồm 28 bài viết mà anh Phan Chính đã tập hợp từ các bài viết đã đăng rải rác trên các tạp chí Xưa – Nay (của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam), báo Bình Thuận, Tạp chí Văn Nghệ tỉnh Bình Thuận. Tập sưu khảo này là tư liệu quý giá góp phần vào yêu cầu nghiên cứu địa phương.
Thứ Tư, 21 tháng 6, 2017
VÀI LỜI TẢN MẠN VỀ CHÂN DUNG 99 NHÀ VĂN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI - Nguyễn Đăng Hành
Nhà thơ Nguyễn Khôi
VÀI LỜI TẢN MẠN
VỀ CHÂN DUNG 99 NHÀ VĂN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
Tôi từng đọc chân dung các nhà văn đương đại của Xuân Sách, Đỗ Hoàng, Trần Nhương, Hồ Bá Thâm… Con số có tới hàng ngàn, nghe đâu trên ba ngàn khuôn mặt “danh giá” đã được ra lò, trong lúc hiện nay Hội nhà văn Việt Nam tổng thể chỉ có hơn ngàn.
Nay lại được chiêm ngưỡng 99 chân dung nhà văn Việt Nam đương đại của Nguyễn Khôi. Chà chà… Văn tài như “lá rụng mùa thu”, phen này đất Việt Văn Hiến lại bùng nổ nhân tài “đặc biệt” kỳ vĩ đây. Mỗi người mỗi vẻ: Xuân Sách quả là chín rưng rức, tràn trề thăm thẳm, góc cạnh sắc sảo, uyên thâm, uyên bác; Đỗ Hoàng đa năng táo bạo, giọng điệu sàng xê bay nhảy thủy hỏa tương giao; Hồ Bá Thâm dò dẫm dàn dựng, gắng gượng đưa đẩy; Trần Ngọc Sơn đều đều cần mẫn trơn tru tuồn tuột; Trần Nhương tự tin khôn khéo dụng công trau chuốt, công năng dàn trải,… Mỗi ông đều là những vị thủ kho mẫn cán, thu thập hồ sơ tên tuổi tác phẩm quá khứ hiện tại rồi lắp ghép, sắp đặt thành chân dung, thoáng đọc thoảng nghe cũng thỏa mãn cái tò mò, bức xúc nhưng xem kỹ đọc nhiều thì nhàm nhạt, ngấy ngộ... Theo tôi, đã là chân dung thì phải lột tả, phác thảo, khắc họa khuôn mẫu, cũng như thợ vẽ thợ ảnh phải đứng ở góc độ, chớp đúng thời cơ mà vẽ, mà chụp cái thần sắc để thành ảnh sống động, khí sắc thăng hoa, rồi mà treo ngắm, thưởng lãm... Còn bác Nguyễn Khôi nhà ta thì sao? Rất tốc độ, thật lòng, thật sự ra công cố sức đôi khi nín thở, dồn hơi, gắng bứt vượt, cố đèo bòng... Có lẽ bởi cái bóng cái tán của Xuân Sách, cái áp lực của 200 công trình bài bản kỳ khu của Trần Nhương... Và thêm phần tuổi tác sức khỏe nên tác phẩm của bác phần nhiều viết bằng chí năng nên phần dương khí cương cường lộ liễu, nhiều câu na ná, công thức bài bản, xem mặt kể tên, lấy sự kiện sự việc, sự thật các câu chữ số phận của mỗi “nhà” rồi sắp đặt lắp ghép thành “chân dung” nên cứ na ná, trùng lẫn. Ngay cái tít Chân dung 99 nhà văn Việt Nam đương đại đã thấy rầm rộ hoành tráng quá, giá tác giả hạ bút đặt tên Thoáng nét người văn tôi tâm ý hoặc chẳng cần quốc hiệu đương thời bảo lãnh thì sẽ nhẹ nhàng dễ gần dễ cảm hơn. Dù sao tôi cũng vô cùng cảm phục lão thi sĩ, lý do đầu là ở cái tuổi lẽ ra cụ cứ ngự lãm khề khà trà rượu, cháu chắt hầu hạ kính cẩn ấy thế mà cụ vẫn cố dồn công lực phát tiết nội sinh làm nên tác phẩm lưu danh hậu thế. Thứ hai là cụ đã hùng dũng thẳng thắn, khảng khái không kiêng sợ các “đền đài thần thánh” một thời thiêng liêng ngự trị. Thứ ba là từ trái tim nhân hậu, tâm hồn khoáng đạt và sự từng trải, tác giả đủ bản lĩnh dũng cảm dám lên tiếng bảo vệ nhân văn, nhân quyền, nhân phẩm, sự thật và dân chủ. (Đúng ra là phải dẫn chứng cụ thể nhưng vì khuôn khổ bài viết vậy mời bạn đọc tìm đọc tác phẩm của Nguyễn Khôi sẽ rõ:/chan-dung-99-nha-van-viet-nam-uong-ai.html.) Thứ tư, tác giả nhân ái, công tâm, giàu tin đỡ lớp trẻ, người chưa có điều kiện, tác phẩm mới lấp ló cánh cửa văn chương hoặc chưa nổi bật, chưa khác biệt đặc biệt… mà viết chân dung văn học thì tiêu chuẩn đầu tiên là phải tìm kiếm, điểm danh, lựa chọn, tuyển chọn những gương mặt đặc biệt khác biệt, hữu danh tài đức, đã có tác phẩm vang dội, gây ảnh hưởng lớn trong xã hội... Mọi sự so sánh đều khập khiễng, soi mói, dòm ngó chê bai thì “chó nó cũng làm được”. Thôi, có nụ mừng nụ, có hoa mừng hoa, chúng ta hãy chúc mừng tác phẩm đã mẹ tròn con vuông, đã thành sách truyền bá, xin “Kính tích tự chỉ.”.
Thứ Năm, 10 tháng 7, 2014
LÃNG ĐÃNG KHÓI SƯƠNG HOÀI NIỆM VỚI LƯƠNG MINH VŨ - La Thuỵ
Lương
Minh Vũ hiện đang sinh hoạt trong Hội Văn Học Nghệ Thuật Bình Thuận. Anh có một
số truyện ngắn đăng trên các tạp chí Văn Nghệ,Văn Nghệ Quân Đội,Văn nghệ Thuận
Hải,Văn Nghệ Bình Thuận, tập san Văn (phụ trương của Kiến Thức Ngày Nay)... Xin
giới thiệu vài truyện ngắn của LMV, chủ yếu là truyện ngắn "SƠN NỮ"
qua cảm nhận của La Thuỵ
LƯƠNG
MINH VŨ
VỚI LÃNG ĐÃNG KHÓI SƯƠNG HOÀI NIỆM
VỚI LÃNG ĐÃNG KHÓI SƯƠNG HOÀI NIỆM
Tôi đã đọc
“Sơn Nữ”, “Nằm Nghiêng Nhớ Núi”, Làng Của Những Người Mơ Mộng”… các truyện ngắn
trên của Lương Minh Vũ đã gieo trong tôi một ấn tượng chung - Một không khí
hoài niệm bàng bạc bao trùm. Những tình tiết, những sự kiện, những kỷ niệm xưa
cũ như đan kết thành màn khói sương mờ ảo hư hư thực thực, với những nét chấm
phá đậm nhạt của một bức tranh thủy mặc, trôi về trong tâm cảnh của nhân vật
chính trong truyện.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)