BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trần Ngọc Thêm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trần Ngọc Thêm. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 3 tháng 12, 2021

VUA ĂN CẮP, VUA DỐI TRÁ TRẦN NGỌC THÊM TUNG HỎA MÙ, NÉM QUẢ BOM THỐI VÀO DƯ LUẬN XÃ HỘI: “BỎ KHẨU HIỆU TIÊN HỌC LỄ HẬU HỌC VĂN RA KHỎI NỀN GIÁO DỤC”... - Trần Mạnh Hảo

Nguồn:
https://www.facebook.com/tran.manhhao.376/posts/3165577637047752

Tác giả bài viết Trần Mạnh Hảo


Vua ăn cắp, vua dối trá Trần Ngọc Thêm tung hỏa mù, ném quả bom thối vào dư luận xã hội: “Bỏ khẩu hiệu ‘Tiên học lễ, hậu học văn ra khỏi nền giáo dục’ cốt đánh lạc hướng dư luận, nhằm bảo vệ cho cuốn sách ăn cắp của mình: “Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam” được giảng dạy ở các trường đại học suốt 25 năm nay.
 
Năm 1996, nghĩa là 25 năm trước, trên tờ báo “Văn Nghệ”, chúng tôi đã cho in hai kỳ bài báo vạch mặt GSTS Trần Ngọc Thêm đã ăn cắp toàn bộ kiến thức, ăn cắp các bài viết trong hàng chục cuốn sách của linh mục giáo sư, nhà triết học, nhà văn hóa học thông kim bác cổ Kim Định rồi xào nấu biến thành cuốn sách “Cơ sở văn hóa Việt Nam” của mình.

Thứ Ba, 30 tháng 11, 2021

VỀ CÁCH HIỂU HAI CHỮ “TRỒNG NGƯỜI” CỦA GS. TRẦN NGỌC THÊM - Hoàng Tuấn Công


Nhà phê bình và khảo cứu Hoàng Tuấn Công
 
Nêu lý do “cần chấm dứt sử dụng khái niệm “trồng người” để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo”, GS. Trần Ngọc Thêm cho rằng, chữ “trồng” trong “trồng người” mang ý nghĩa áp đặt của giáo dục thời phong kiến, “con người được coi như cái cây”.
Cụ thể, sau khi trích dẫn lời Quản Trọng: “Kế một năm chi bằng trồng lúa, kế mười năm chi bằng trồng cây, kế trọn đời chi bằng trồng người. Trồng một gặt một ấy là lúa. Trồng một gặt mười ấy là cây. Trồng một gặt trăm ấy là người”, GS. Trần Ngọc Thêm phê phán:
“Vào thời phong kiến xưa thì cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều coi con người là đối tượng cần được giáo hoá; con người được coi như cái cây, hoàn toàn lệ thuộc vào môi trường một cách thụ động: Trồng ở đất này thì cho trái ngọt nhưng trồng sang đất khác có thể lại cho trái chua”.
 
Đồng thời GS. Trần Ngọc Thêm lý giải:
Là một dân tộc làm nông nghiệp, khi gặp hình ảnh “trồng người” do Bác nói ra, ai cũng cảm thấy thân thiết gần gũi đến mức dễ dàng chấp nhận và say mê sử dụng nó một cách hoàn toàn tự nhiên.[…] Nhưng con người không phải là cái cây […] do đó, tôi cho rằng không có lí do để duy trì hình ảnh này.”
                                                           (Báo Lao Động – 26/11/2021)
 
https://laodong.vn/giao-duc/gs-tran-ngoc-them-hieu-dung-de-xuat-bo-khau-hieu-tien-hoc-le-hau-hoc-van-977830.ldo
 

Thứ Bảy, 27 tháng 11, 2021

“CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM” KHOA HỌC HAY TRUYỀN THUYẾT ? - Trần Mạnh Hảo

Nguồn:
https://www.facebook.com/tran.manhhao.376/posts/2109556709316522
 
PGS.TS Khoa học. Trần Ngọc Thêm đã đạo văn (lấy – ăn cắp - toàn bộ hệ thống trong cuốn  “Nguồn gốc văn hóa Việt Nam” của triết gia linh mục GS. Kim Định để viết cuốn giáo trình văn hóa của mình “Cơ sở văn hóa Việt Nam”

“CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM” KHOA HỌC HAY TRUYỀN THUYẾT ?                                                                                                                                                                             Trần Mạnh Hảo

(Bài phê bình này đã in làm hai kỳ trên báo “Văn Nghệ” cách nay 22 năm. Kỳ này chỉ in lại phần một trên “Văn Nghệ” số 17 ra ngày 27- 4-1996)

GS. triết gia, linh mục Kim Định (1914-1997)
 
 
“CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM” – sách dày 382 trang do Trường đại học tổng hợp TP.HCM ấn hành năm 1996, của PGS.TS. Trần Ngọc Thêm, là giáo trình cho sinh viên, được soạn theo chương trình giáo dục đại cương, do bộ trưởng GD&ĐT ban hành, quyết định số 3224/ GD-ĐT ngày 12-9-1995. Trang 2 cuốn sách ghi : “Giáo trình được biên soạn trên cơ sở kết quả quá trình nghiên cứu khoa học cấp bộ do tác giả chủ trì nhan đề : ‘TÍNH HỆ THỐNG CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM’ . Công trình được công nhận đạt thành tích xuất sắc trong đợt bình tuyển các công trình nghiên cứu khoa học và công nghệ năm 1991-1995 và được bằng khen của bộ trưởng bộ GD & ĐT quyết định số 461/GD-ĐT ngày 31-1-1996”.