Nguồn:
https://trithucvn.org/van-hoa/nguon-goc-cua-cach-noi-nam-ta-nu-huu.html
https://trithucvn.org/van-hoa/nguon-goc-cua-cach-noi-nam-ta-nu-huu.html
Quan niệm "nam tả nữ hữu", người nam bên trái, người nữ bên phải vẫn thường được lưu truyền trong dân gian. Nó có nguồn gốc như thế nào và có mối liên hệ gì với những ý niệm truyền thống?
Ngày nay, quan niệm "nam tả nữ hữu" vẫn còn
được lưu truyền trong văn hóa người Việt, tại một số nghi lễ, hội họp dòng họ,
hay cách sắp xếp bàn thờ. Tập tục này có liên quan rất mật thiết với ý niệm của
người xưa.
Từ rất xa xưa, các hình thức tu luyện Đạo gia khác
nhau đã giảng rằng, vạn vật trong vũ trụ đều có hai mặt đối lập là âm và dương.
Chẳng hạn sự vật trong tự nhiên là có lớn bé, dài ngắn, trên dưới, trái phải, cứng
mềm, v.v.. Hơn nữa bên trong mỗi sự vật cũng đều có tính được và mất, gốm dễ vỡ
nhưng chôn xuống đất thì không suy suyển, sắt cứng rắn nhưng chôn xuống đất thì
dễ bị sét rỉ, v.v.. Tất nhiên đây chỉ là một loại tính chất, với các cấp độ đối
lập, tương sinh tương khắc, tương phụ tương thành khác nhau, không phải là sự đối
lập tuyệt đối.